- Kết quả nghiên cứu của Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) công bố sáng 17/12 cho hay, Việt Nam có khoảng 2,7 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 6-16 gặp phải những vấn đề sức khỏe tâm thần. Các tỉnh có tỉ lệ này cao nhất là Đà Nẵng, Thái Nguyên và Phú Yên. 

Nghiên cứu được thực hiện ở 60 địa điểm thuộc 10 tỉnh: Bình Thuận, Đà Nẵng, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Hậu Giang, TP.HCM, Hòa Bình, Phú Yên và Thái Nguyên với trên 1.300 cha mẹ của trẻ từ 6-16 tuổi và gần 600 vị thành niên từ 12-16 tuổi.

{keywords}
Áp lực học hành là một nguyên nhân gây sang chấn tâm lí cho trẻ (Ảnh minh họa)

Theo PGS.TS Lê Kim Long, hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, kết quả nghiên cứu có sự hỗ trợ của các nhà khoa học của Trường ĐH Vanderbilt (Hoa Kỳ). Kết quả nghiên cứu là bức tranh toàn cảnh và chính xác về tình hình sức khỏe tâm thần của trẻ em Việt Nam. Qua đó đưa ra những gợi ý chính sách về hệ thống chăm sóc - giáo dục nâng cao sức khỏe cho trẻ em và vị thành niên.

Để phòng tránh nguy cơ dẫn đến các sang chấn tâm lí trẻ có thể gặp các chuyên gia nước ngoài đúc kết: Cha mẹ cần dành nhiều thời gian cho con cái; Trẻ sống chung với bố mẹ không ly dị là một yếu tố giúp ngăn chặn các vấn đề sức khỏe tâm thần; Mỗi gia đình nên có từ 2 con.

Vấn đề gây tranh cãi khi các chuyên gia cho rằng, thu nhập và học vấn của bố mẹ càng cao lại là những yếu tố có vai trò nguy cơ với các vấn đề sức khỏe tâm thần. Đại diện chuyên gia đến từ Hoa Kỳ lí giải, trình độ học vấn và thu nhập của bố mẹ cao thì áp lực học hành đối với con cái cũng tăng...

Bác sĩ Lại Đức Trường đề xuất, cần đã dạng hóa nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ. Thực tế, nguồn này vừa thiếu vừa yếu - các bác sĩ không muốn làm chuyên khoa tâm thần vì chế độ đãi ngộ không tương xứng.

  • N.Hiền