- Tại buổi họp báo công bố phương án đổi mới thi tốt nghiệp, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, với điều kiện dạy học ngoại ngữ trên cả nước chưa hiệu quả như hiện nay, việc đưa môn ngoại ngữ thành môn thi bắt buộc là không hợp lý.

Theo Thứ trưởng, Bộ muốn đi vào thực chất việc dạy và học ngoại ngữ, chấm dứt cách dạy và học đối phó như hiện nay. Bộ khuyến khích em nào học thật, có chất lượng thật thì dự thi, kết quả thi sẽ quy thành điểm khuyến khích.

{keywords}
Ảnh Lê Anh Dũng

Bộ GD-ĐT xác định ngoại ngữ là một công cụ yêu cầu năng lực con người trong thời kỳ hội nhập. Do đó, trong đề án dạy học ngoại ngữ thì môn này là môn bắt buộc trong chương trình từ lớp 3 cho đến lớp 12.

"Theo đề án dạy học ngoại ngữ, sắp tới không dạy học ngoại ngữ như cũ nữa, nghĩa là sẽ hướng tới việc sử dụng chứ không phải dạy ngữ pháp là chính" - lời Thứ trưởng. Dạy ngoại ngữ là hướng tới giúp học sinh giao tiếp, nghe nói, đọc, viết được. Như vậy cách thi, kiểm tra và đánh giá của chúng ta sẽ phải khác.

Vì thế, dạy học thực chất là không phải coi nhẹ hơn mà khuyến khích, coi trọng hơn việc dạy học ngoại ngữ, tập trung cho các trường nâng cao chất lượng dạy và học môn này. Không nên hiểu phải thi tốt nghiệp môn ngoại ngữ thì chất lượng dạy học ngoại ngữ mới nâng lên được.

Do đó, Bộ đưa ra hai phương án: giữ nguyên ngoại ngữ là môn thi bắt buộc như hiện nay hoặc không bắt buộc nhưng quy định cộng điểm nhằm khuyến khích khi học sinh dự thi đạt kết quả.

Bộ GD-ĐT đang xây dựng phương án kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học ngoại ngữ một cách toàn diện với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Nếu thi ngoại ngữ vẫn là bắt buộc mà chưa đổi mới được cách thi thì sẽ chỉ được việc trước mắt là bắt học sinh học nhưng sẽ làm chậm quá trình đổi mới.

Khi ngoại ngữ không phải môn thi bắt buộc thì với những học sinh đăng ký thi thì đề thi chỉ áp dụng cho học sinh học ngoại ngữ 7 năm, không có đề thi cho học sinh học 3 năm. Đề thi có thêm phần luận, chứ không chỉ có trắc nghiệm như trước. Như vậy chấm thi phức tạp hơn. Nhưng mà kể cả như thế thì năng lực nghe nói cũng chưa kiểm tra được, Bộ sẽ tìm cách cải tiến dần.

Ngay sau khi Bộ công bố hai phương án đổi mới thi tốt nghiệp năm 2014, nhiều ý kiến đồng thuận với phương án thi tốt nghiệp 4 môn (2 môn bắt buộc, 2 môn tự chọn), không thi ngoại ngữ.

  • Nguyễn Hiền