Sự việc bộ lịch có giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm là do vua Lê Thái Tổ “rút gươm ra xua rùa đi” khiến dư luận bức xúc. Tuy nhiên, theo quan điểm của nhà nghiên cứu Trần Quang Đức, trong sử sách đã có nhiều bản truyện sự tích hồ Hoàn Kiếm tương tự.

{keywords}

Tờ lịch ngày 1/1 gây xôn xao

Đồng thời, anh cũng đưa ra hàng loạt những dẫn chứng từ các sách Sơn cư tạp thuật, Tang thương ngẫu lục, Đại Nam nhất thống chí, Hà thành kim tích khảo kể về việc vua Lê Thái Tổ “ném kiếm xuống hồ”, vua dùng bảo kiếm chỉ rùa song bị rùa ngậm mất...

- Nhiều người hiện nay vẫn coi tình tiết trả gươm trong sách "Lam Sơn thực lục" của Nguyễn Trãi như một nguồn cứ liệu xác tín đối lập với những quan điểm của anh?

- Thông tin này được cư dân mạng trích dẫn dựa vào nguồn tin của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Wikipedia là một kênh thông tin đa chiều song độ khả tín cũng vừa phải.

Tôi có tìm lại rất kỹ trong Lam Sơn thực lục tình tiết Lê Lợi trả gươm. Song trong Lam Sơn thực lục chỉ có tình tiết Lê Lợi nhận được gươm Thuận Thiên. Còn tuyệt nhiên không có tình tiết Lê Lợi trả gươm thần như trên Wikipedia.

Cuối thế kỷ 19, người ta mới xâu chuỗi các tình tiết lại và xây dựng thành câu chuyện trả gươm như ta vẫn biết.

- Vậy rõ ràng đây là một truyện dân gian với đặc thù hư cấu và tam sao thất bản. Còn dư luận hiện nay hình như đang nhầm bản chất vấn đề thành truyện lịch sử...

Dư luận đã từng đổ xô vào chỉ trích nặng lời tờ lịch. Sau đó có những ý kiến trái chiều trên các mặt báo, dư luận lại quay ngoắt sang bức xúc với SGK. Bản chất của vấn đề là họ chuyển từ định kiến này sang định kiến khác mà không hề tư duy mở, tôn trọng sự khác biệt.

- Đúng. Đây là truyền thuyết, chúng ta được dạy ở nhà trường, trong môn ngữ văn chứ không phải môn lịch sử. Việc dư luận chỉ trích kiến thức sử, rồi nâng cao quan điểm thành vấn đề giáo dục lịch sử là không đúng trong trường hợp này.

Trong những cuốn sách ghi truyền thuyết hồ Gươm tôi trích dẫn, chúng đều được ghi lại từ những lời kể dân gian trong thời kỳ đó. Những cuốn sách này có sự kế thừa tình tiết thậm chí cốt truyện từ nhau.

- Nhưng trong rất nhiều cuốn sách anh liệt kê, đa phần cốt truyện và tình tiết trả gươm đều theo hướng... không giống sách giáo khoa (SGK). Vậy lật ngược lại vấn đề, trước dòng chảy lịch sử như vậy, đâu là dị bản?

- Dị bản là một câu chuyện được kể với nội dung hơi khác nhau. Không có khái niệm chính thống hay phi chính thống. Những câu chuyện Lê Lợi “mất gươm” tôi trích dẫn đều có nội dung tương đồng. Cuối triều Nguyễn mới bắt đầu hình thành một thuyết khác về việc “trả gươm” của Lê Lợi. Trên lý thuyết, thuyết xuất hiện sau với tần xuất ít này chính là dị bản.

Và người soạn SGK đã lựa chọn thuyết này để đưa vào sách. Đồng thời có sáng tạo thêm. Chúng ta lại đang đánh đồng những gì ở SGK là bản chính thống. Nên tất yếu chúng ta coi những gì khác sách là dị bản phi chính thống.

{keywords}

Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức

- Như vậy, nội dung trên tờ lịch đang được dư luận "chê" là đúng?

- Đã là truyện dân gian thì không có đúng- sai. Mà văn học dân gian là một dòng chảy và ta lựa chọn góc nhìn thích hợp để tiếp cận vấn đề. Cá nhân tôi không đánh giá cao những đột phá hay đổi mới tư duy trong tờ lịch ấy. Tuy nhiên, tôi nghĩ, ngoài cách hành văn ngô nghê, nội dung trên tờ lịch không có gì đáng bị chỉ trích nặng nề.

- Qua câu chuyện về tờ lịch, ông có nhận xét gì?

- Dư luận đã từng đổ xô vào chỉ trích nặng lời tờ lịch. Sau đó có những ý kiến trái chiều trên các mặt báo, dư luận lại quay ngoắt sang bức xúc với SGK. Bản chất của vấn đề là họ chuyển từ định kiến này sang định kiến khác mà không hề tư duy mở, tôn trọng sự khác biệt.

- Nhưng việc SGK có ghi những truyện dân gian một chiều mà không cung cấp đầy đủ những bản khác, những nội dung khác, cũng nên thay đổi...

- Tôi đồng ý. Tôi lấy ví dụ trường hợp Nhật Bản. Họ không chỉ có một bản SGK chính thống duy nhất như ta mà có nhiều bản. Điều này đồng nghĩa với việc không có quan niệm chính thống hay phi chính thống. Và chính học sinh là những người lựa chọn, đánh giá những câu chuyện trong những bộ sách.

Việt Nam nếu chưa có điều kiện để in nhiều bộ sách, tôi nghĩ trong một truyện ở SGK cũng nên cung cấp cho các em đầy đủ các bản khác nhau xung quanh câu chuyện.

Còn đơn giản nhất, khi chưa kịp đổi SGK, các cô giáo khi đứng lớp cũng nên nhấn mạnh với các em học sinh rằng đây là một câu chuyện truyền thuyết. Và ngoài câu chuyện ta đang kể, còn có những dị bản khác.

Nên các em học sinh cần tiếp nhận và phản ứng với những thông tin khác biệt một cách cẩn trọng. Trước khi đánh giá, phán xét điều gì, ta phải tìm hiểu trước.

 Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!

(Theo Phạm Mỹ/ Thể thao & Văn hóa)