Hai mái đầu bạc, Nhà văn Nguyên Ngọc và GS-TS Lê Ngọc Trà, hai nhà văn hóa đã hàn huyên trong một buổi gặp gỡ, với những khắc khoải, suy tư về bản lĩnh thế hệ trẻ hôm nay, những người đang tiếp nối thế hệ của họ đưa đất nước tiếp tục phát triển.
Nhà văn Nguyên Ngọc: Những ngày gần đây, tôi suy nghĩ nhiều về lớp trẻ hiện nay. Nói cho cùng, vận mệnh đất nước ở trong tay họ. Nếu suy nghĩ về tương lai đất nước, nói cách nào đó là suy nghĩ về lớp trẻ.
Nói thật, những năm trước đây tôi bi quan cho rằng lớp trẻ thụ động, ý thức xã hội ít, nhạt nhẽo, thậm chí một bộ phận nào đó có những biểu hiện không tốt. Nhưng, vài năm gần đây, tôi suy nghĩ lại, họ có ý thức xã hội đấy. Những biểu hiện của họ đi vào chiều sâu tư duy hơn.
Và, khi chúng ta thấy sự im lặng của họ trước mọi vấn đề xã hội, đó là điều chúng ta phải suy nghĩ! Thực sự họ đang nghĩ gì? Biểu hiện bên ngoài có song hành với suy nghĩ bên trong tâm hồn thực?
Tuổi trẻ im lặng: vấn đề cần suy nghĩ
GS-TS Lê Ngọc Trà: Tôi nghĩ, không phải cái gì người lớn áp đặt cũng được tuổi trẻ chấp nhận cả đâu. Im lặng cũng là thái độ đấy. Anh có thấy một hiện tượng: Ước mơ của tuổi trẻ hiện nay là đi du học bất cứ nước nào. Ra đi, các em mang theo hoài bão tiếp thu kiến thức mới, song hình như đấy cũng là sự phản ứng với nền giáo dục còn quá kém của chúng ta hiện nay. Có phải vậy không anh?
Nhà văn Nguyên Ngọc: Đúng. Lớp trẻ hiện nay, đa phần đều có tâm tư với nền giáo dục nước nhà. Trong cái im lặng hoặc vâng dạ của các em hôm nay, bao nhiêu phần trăm là sự thật? Tôi đã thấy trong nhiều trường hợp, ở một môi trường xã hội nào đó, các em có những biểu hiện, suy nghĩ rất khác. Bởi, nếu chúng ta áp đặt những suy nghĩ chủ quan của người lớn lên lớp trẻ, sẽ có hai tác hại: Thứ nhất, vô tình tạo ra người nói dối (trong bụng suy nghĩ khác dù ngoài vâng dạ), thậm chí cơ hội. Thứ hai, kìm hãm năng lực phát triển của họ.
GS-TS Lê Ngọc Trà: Tôi chia sẻ suy nghĩ này với anh Ngọc. Người lớn tuổi như chúng ta và lớp trẻ luôn có khoảng cách về hành động cũng như suy nghĩ, đó là tất nhiên. Nhưng, nếu khoảng cách đó đẩy tới trạng thái kìm hãm sự phát triển của tuổi trẻ, đó là sự nguy hiểm.
Tôi nghĩ, tuổi trẻ bây giờ có tiềm năng lớn về tri thức, thông tin, sức bật. Nhưng, vì sao hầu hết người lớn chúng ta đều cảm thấy họ dường như chưa lớn, chưa thể hiện được bản lĩnh trong mọi vấn đề của xã hội cũng như chính cuộc đời họ.
Tôi đã ray rứt, khi mới đây, trong một cuộc gặp mặt giữa thanh niên với một vài nhà lãnh đạo, giữa những khó khăn bộn bề của một đất nước đang cố vươn lên, trong bối cảnh suy thoái của nền kinh tế toàn cầu mà đất nước chúng ta không đứng ngoài, có những thanh niên đặt câu hỏi: Có nên yêu sớm?
Tôi hiểu tình yêu là thế nào với tuổi trẻ, nhưng liệu rằng ở một cuộc họp như thế có phải là lúc nêu những câu hỏi như vậy. Lỗi này thuộc về tuổi trẻ hay ai? Tôi nghĩ, lỗi thuộc về hoàn cảnh xã hội. Anh nghĩ sao?
Nhà văn Nguyên Ngọc: Nói cho thật, thế hệ chúng mình may mắn lớn lên trong một môi trường xã hội thuần hơn, sống với lí tưởng giải phóng đất nước. Còn thế hệ hôm nay, lớn lên trong hòa bình, trong một xã hội mở cửa bước vào toàn cầu hóa, cái lý tưởng thật sự không thể hiện trước mắt, mà mỗi con người phải tự tìm cho mình một mục đích để theo đuổi. Do đó, nếu không có sự dẫn dắt khoa học- tôi nhấn mạnh là khoa học- thì các em dễ mất phương hướng, sinh ra hoài nghi và chán chường. Từ đó sẽ sinh ra chán nản hoặc cơ hội.
Tôi đồng ý với anh. Lỗi không phải của tuổi trẻ, lỗi của môi trường xã hội.
Không dạy sống- sao rèn được bản lĩnh
Nhà văn Nguyên Ngọc: Xã hội hôm nay, với sự bùng nổ của internet và các phương tiện thông tin hiện đại, giới trẻ có tràn đầy thông tin không chỉ đến từng ngõ ngách trong nước mà cả toàn cầu. Đó là cái thế mạnh mà các em, các cháu đang hơn thế hệ cha ông. Nhưng, những kiến thức đó không tự nhiên mang đến cho người ta một lý tưởng sống.
Tôi cho vấn đề của con người không phải chỉ là thông tin. Vấn đề là cái lõi, cái tinh thần của thông tin đó như thế nào. Giáo dục hôm nay nhét đầy kiến thức cho con trẻ, đến độ chúng bội thực thông tin. Rồi với những thông tin đó, không xài thường xuyên sẽ dần quên hết. Và, con người sẽ lại sống với cuộc đời đầy xô bồ hiện nay như thế nào?
GS-TS Lê Ngọc Trà: Nãy giờ tôi dõi theo ý của anh, cuối cùng thấy chúng ta cùng gặp nhau ở một điểm: Giáo dục ở ta đang thiếu một triết lý, điều này nhiều nhà giáo dục, nhà nghiên cứu cũng nghĩ như tôi và anh.
Quan trọng nhất của giáo dục không chỉ là tri thức, mà còn là cách sống. Theo tôi, giáo dục phổ thông là dạy làm người, còn giáo dục đại học là dạy nghề.
Ông J. Dewey có một tư tưởng rất hay: Giáo dục chính là cuộc sống. Tôi cho đây là tư tưởng cực hay. Dạy đứa trẻ chính là dạy nó sống. Nó không biết sống cho đúng thì làm sao có đủ bản lĩnh trước cuộc đời.
Đã đến lúc phải xem lại toàn bộ chương trình giáo dục. Nhà trường quan trọng trước hết phải dạy người ta sống. Chứ không phải chỉ cung cấp tri thức, dạy hiểu biết, dạy tư duy, cho dù là tư duy sáng tạo.
Ở Singapore, vừa qua họ đã cho bớt giờ khoa học ở bậc tiểu học mà tăng giờ dạy kĩ năng sống ngoài xã hội cũng như trong gia đình. Bởi, con người dù hiểu biết, thông minh, sáng tạo đến mấy cũng không đủ làm con người có bản lĩnh.
Nhà văn Nguyên Ngọc: Ý anh hay. Từ thông tin đến tư duy, cũng vẫn chỉ là kỹ thuật, cái kỹ thuật tư duy trong đầu. Vấn đề là phải thao tác kỹ thuật đó như thế nào. Mà, tôi cho rằng để sống làm người có bản lĩnh, cái cảm là vô cùng quan trọng. Buồn thay, nay môn văn không dạy cho con trẻ cái cảm, mà biến thành một khoa học. Sai hết rồi!
GS-TS Lê Ngọc Trà: Bây giờ bên cạnh chỉ số IQ (thông minh), người ta còn đặt vai trò quan trọng của chỉ số EQ (cảm xúc).
Dân chủ, cần bản lĩnh từ cả hai phía
Nhà văn Nguyên Ngọc: Gần đây, ở Nga người ta có in lại quyển Những ý nghĩ không hợp thời của M.Gorki viết thời kỳ cách mạng Nga mới lật đổ Sa hoàng, trong đó ông nói: Cuộc cách mạng đã rất quan trọng và vĩ đại. Song, mới chỉ đưa những căn bệnh ngoài da vào trong nội tạng.
GS-TS Lê Ngọc Trà: Nhân anh nói tới M.Gorki, tôi nhớ tới Mandela, tôi xem ông là bậc hiền triết. Sau khi lãnh đạo việc xóa bỏ chế độ Apartheid, ông nói: Chúng ta chưa có tự do. Chúng ta mới giành được quyền để tự do. Các bệnh của dân tộc chúng ta còn nguyên xi. Suy nghĩ về dân tộc phải suy nghĩ tới mức như vậy. Phải có cuộc cải tạo dân tộc bằng văn hóa.
Bởi, lớp trẻ có thể biết nhiều, thông minh, song, một khi phần con người nhân văn nó chông chênh, rất nguy hiểm. Tư tưởng của Tổng thống Obama (Mỹ): Bản chất sự thay đổi của nước Mỹ không nằm ở vũ khí, không nằm ở sự giàu có mà nằm ở sự thay đổi tính nhân văn của dân tộc.
Nhà văn Nguyên Ngọc: Tôi chia sẻ. Tuổi trẻ là tuổi lãng mạn, kéo dài 10-15 năm. Tới khi có gia đình, cái lãng mạn đã giảm nhiều. Nhạc sĩ Trần Long Ẩn cũng đã thốt lên trong lời ca: “Ai cũng có một thời trẻ trai…” Chính tuổi trẻ cần có lý tưởng để vươn tới. Mà, nói đến lý tưởng là nói đến cái chất lãng mạn của con người. Ở đây, xin đừng hiểu lãng mạn là “than cùng mây và khóc cùng gió”, mà là sự hướng thiện, khao khát lý tưởng, vươn lên cái đẹp trong cuộc sống. Phải tạo điều kiện cho tuổi trẻ giải phóng năng lực. Nhưng, tôi muốn đề cập đến vấn đề nhạy cảm: Dân chủ.
Chính sự dân chủ sẽ giúp thế hệ trẻ sẽ tìm thấy hoài bão đích thực của mình, chứ không phải là thứ hòai bão gán ghép cho họ. Làm sao trao cho người ta quyền dân chủ, mà người ta không lợi dụng nó để hành động bậy bạ.
Đó là bản lĩnh của nhà lãnh đạo, cũng như của nền giáo dục trong việc giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ, trong việc tạo cho họ một tình yêu gia đình- xã hội và cộng đồng, một nhân sinh quan đúng đắn. Chúng ta đã không giáo dục đầy đủ tính nhân văn cho tuổi trẻ, cũng như những định chất về luật pháp và đạo đức để sống trong một xã hội đang có những chuyển đổi dữ dội, nhưng lại cũng chưa được quản lý một cách khoa học, vì vậy ta mới lo sợ khi mở rộng cửa…
GS-TS Lê Ngọc Trà: Chính vì vậy, hiện nay có hiện tượng ở một bộ phận tuổi trẻ: Chuyện gì cũng có thể chém giết nhau được. Một khi thông tin thiếu cái lõi nhân văn, loạn là thế. Tôi cảm nhận, có một chỗ nào đó trong căn bệnh xã hội của chúng ta hiện nay chưa được tháo gỡ.
Phẩm chất thực sự của trí thức là nhân cách
Nhà văn Nguyên Ngọc: Nguy hiểm ở chỗ khi con người chỉ được cung cấp thông tin đơn thuần, họ sẽ trở nên khô khan, lạnh lùng và những tội ác sẽ đến từ đấy. Bởi, thông tin không tạo nên tâm hồn. Nói cho cùng, bản lĩnh chính là phẩm chất lãng mạn trong con người. Những con người vĩ đại, họ lãng mạn lắm.
GS-TS Lê Ngọc Trà: Khi người ta biết yêu cái đẹp, khó làm điều xấu. Khi anh biết rung cảm với một chiếc lá rơi, anh dễ rung động trước nỗi khổ của con người, nhân loại, lương tri anh thức dậy, chế ngự được dục vọng. Do đó, phải chuẩn bị cho con trẻ nhân cách, làm người bên cạnh trang bị tri thức.
Nhà văn Nguyên Ngọc: Tri thức tự bản thân nó luôn vươn tới sự hoàn thiện. Khi đạt đến sự hoàn thiện, tri thức có vẻ đẹp của nó, chứ không còn là kiến thức trần trụi. Khi nói tới trí thức, người ta thường nghĩ tới người có tri thức, có học thức. Thật ra, phẩm chất thực sự của người tri thức nằm ở nhân cách trí thức của anh ta.
GS-TS Lê Ngọc Trà: Đúng rồi. Nhân cách trí thức này rất quan trọng, nó thể hiện trước hết không phải ở những phẩm chất đạo đức thông thường: hiền lành, nhân hậu…Mà chủ yếu là khát vọng về chân lý và sự trung thành đến cùng với chân lý, sự thật. Theo tôi ở Việt Nam, đội ngũ tri thức hiểu theo nghĩa này còn rất mỏng.
Văn hóa chính là cái phanh
GS-TS Lê Ngọc Trà: Tôi cũng muốn nói rõ hơn. Tuổi trẻ không thiếu thông tin, khoa học, cái họ thiếu chính là tính nhân văn trong các lõi thông tin đó. Và, điều gì sẽ xảy ra, nếu bản lĩnh của họ trước cuộc đời trở nên yếu ớt hoặc lệch lạc. Nhất là khi đất nước ta đang bước vào nền kinh tế thị trường, giữa những dông bão của thị trường, tuổi trẻ dễ xốc nổi, nếu bản lĩnh yếu liệu rằng họ có bị nghiêng ngả không.
Tất nhiên, kinh tế thị trường là bắt buộc, nhưng nó phải xây dựng trên nền tảng pháp lý, đạo đức lành mạnh, tương hợp, nếu không sẽ đẻ ra những hậu quả rất nguy hiểm.
Nhà văn Nguyên Ngọc: Kinh tế thị trường của ta hiện nay vẫn còn thời kỳ hoang dã, thiếu hầu hết những định chế đạo đức ràng buộc. Do đó, phát triển thế nào đó là hạnh phúc, và thế nào đó lại là đau khổ.
Bill Gates tham vọng và khao khát làm giàu, nhưng trong ông ta vẫn là con người lãng mạn, do đó đồng tiền ông ta làm ra đã dành phần lớn để cống hiến trở lại vì hạnh phúc của nhân loại qua công việc từ thiện.
GS-TS Lê Ngọc Trà: Tôi cũng nghĩ như anh, lãng mạn không hề mâu thuẫn với khát khao vươn tới. Và, văn hóa chính là cái phanh. Đất nước đang tăng tốc phát triển, chính lúc này lại cần cái phanh văn hóa để xã hội không lệch lạc.
Tôi cho rằng, thanh niên hiện nay đang chịu cái gánh rất nặng trong giai đoạn chuyển đổi của đất nước. Cùng một lúc, chuyển từ nông thôn thành thành thị; từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường, từ chuyên chính sang dân chủ; từ vô thần sang thừa nhận tự do tôn giáo, từ sản xuất nhỏ sang sản xuất công nghiệp hóa…
Hàng loạt sự chuyển đổi đó lại đặt trên vai một xã hội còn nghèo nàn, lạc hậu, chịu không nổi bứt hết. Một sự đứt gãy văn hóa khủng khiếp. Không chỉ tuổi trẻ, mà tuổi già cũng khủng hoảng.
Nhà văn Nguyên Ngọc: Tôi thông cảm cho thanh niên đang đứng giữa dòng nước xiết. Chính vì vậy, lúc này chính văn hóa- giáo dục phải có sự vươn lên, dẫn dắt con người vượt qua khủng hoảng. Không tự nhiên mà trong diễn văn nhậm chức của mình cách đây không lâu, bà Hiệu trưởng Đại học Harvard nổi tiếng đã nói: Giáo dục đại học không chỉ lo cho bây giờ. Nó còn phải kết nối quá khứ với tương lai. Lo cho cả cuộc đời con người.
Theo Mai Lan (Báo Người Đô Thị)
Nhà văn Nguyên Ngọc: Những ngày gần đây, tôi suy nghĩ nhiều về lớp trẻ hiện nay. Nói cho cùng, vận mệnh đất nước ở trong tay họ. Nếu suy nghĩ về tương lai đất nước, nói cách nào đó là suy nghĩ về lớp trẻ.
Nói thật, những năm trước đây tôi bi quan cho rằng lớp trẻ thụ động, ý thức xã hội ít, nhạt nhẽo, thậm chí một bộ phận nào đó có những biểu hiện không tốt. Nhưng, vài năm gần đây, tôi suy nghĩ lại, họ có ý thức xã hội đấy. Những biểu hiện của họ đi vào chiều sâu tư duy hơn.
Và, khi chúng ta thấy sự im lặng của họ trước mọi vấn đề xã hội, đó là điều chúng ta phải suy nghĩ! Thực sự họ đang nghĩ gì? Biểu hiện bên ngoài có song hành với suy nghĩ bên trong tâm hồn thực?
Tuổi trẻ im lặng: vấn đề cần suy nghĩ
GS-TS Lê Ngọc Trà: Tôi nghĩ, không phải cái gì người lớn áp đặt cũng được tuổi trẻ chấp nhận cả đâu. Im lặng cũng là thái độ đấy. Anh có thấy một hiện tượng: Ước mơ của tuổi trẻ hiện nay là đi du học bất cứ nước nào. Ra đi, các em mang theo hoài bão tiếp thu kiến thức mới, song hình như đấy cũng là sự phản ứng với nền giáo dục còn quá kém của chúng ta hiện nay. Có phải vậy không anh?
Nhà văn Nguyên Ngọc: Đúng. Lớp trẻ hiện nay, đa phần đều có tâm tư với nền giáo dục nước nhà. Trong cái im lặng hoặc vâng dạ của các em hôm nay, bao nhiêu phần trăm là sự thật? Tôi đã thấy trong nhiều trường hợp, ở một môi trường xã hội nào đó, các em có những biểu hiện, suy nghĩ rất khác. Bởi, nếu chúng ta áp đặt những suy nghĩ chủ quan của người lớn lên lớp trẻ, sẽ có hai tác hại: Thứ nhất, vô tình tạo ra người nói dối (trong bụng suy nghĩ khác dù ngoài vâng dạ), thậm chí cơ hội. Thứ hai, kìm hãm năng lực phát triển của họ.
GS-TS Lê Ngọc Trà: Tôi chia sẻ suy nghĩ này với anh Ngọc. Người lớn tuổi như chúng ta và lớp trẻ luôn có khoảng cách về hành động cũng như suy nghĩ, đó là tất nhiên. Nhưng, nếu khoảng cách đó đẩy tới trạng thái kìm hãm sự phát triển của tuổi trẻ, đó là sự nguy hiểm.
Tôi nghĩ, tuổi trẻ bây giờ có tiềm năng lớn về tri thức, thông tin, sức bật. Nhưng, vì sao hầu hết người lớn chúng ta đều cảm thấy họ dường như chưa lớn, chưa thể hiện được bản lĩnh trong mọi vấn đề của xã hội cũng như chính cuộc đời họ.
Tôi đã ray rứt, khi mới đây, trong một cuộc gặp mặt giữa thanh niên với một vài nhà lãnh đạo, giữa những khó khăn bộn bề của một đất nước đang cố vươn lên, trong bối cảnh suy thoái của nền kinh tế toàn cầu mà đất nước chúng ta không đứng ngoài, có những thanh niên đặt câu hỏi: Có nên yêu sớm?
Tôi hiểu tình yêu là thế nào với tuổi trẻ, nhưng liệu rằng ở một cuộc họp như thế có phải là lúc nêu những câu hỏi như vậy. Lỗi này thuộc về tuổi trẻ hay ai? Tôi nghĩ, lỗi thuộc về hoàn cảnh xã hội. Anh nghĩ sao?
Nhà văn Nguyên Ngọc: Nói cho thật, thế hệ chúng mình may mắn lớn lên trong một môi trường xã hội thuần hơn, sống với lí tưởng giải phóng đất nước. Còn thế hệ hôm nay, lớn lên trong hòa bình, trong một xã hội mở cửa bước vào toàn cầu hóa, cái lý tưởng thật sự không thể hiện trước mắt, mà mỗi con người phải tự tìm cho mình một mục đích để theo đuổi. Do đó, nếu không có sự dẫn dắt khoa học- tôi nhấn mạnh là khoa học- thì các em dễ mất phương hướng, sinh ra hoài nghi và chán chường. Từ đó sẽ sinh ra chán nản hoặc cơ hội.
Tôi đồng ý với anh. Lỗi không phải của tuổi trẻ, lỗi của môi trường xã hội.
Không dạy sống- sao rèn được bản lĩnh
Nhà văn Nguyên Ngọc: Xã hội hôm nay, với sự bùng nổ của internet và các phương tiện thông tin hiện đại, giới trẻ có tràn đầy thông tin không chỉ đến từng ngõ ngách trong nước mà cả toàn cầu. Đó là cái thế mạnh mà các em, các cháu đang hơn thế hệ cha ông. Nhưng, những kiến thức đó không tự nhiên mang đến cho người ta một lý tưởng sống.
Tôi cho vấn đề của con người không phải chỉ là thông tin. Vấn đề là cái lõi, cái tinh thần của thông tin đó như thế nào. Giáo dục hôm nay nhét đầy kiến thức cho con trẻ, đến độ chúng bội thực thông tin. Rồi với những thông tin đó, không xài thường xuyên sẽ dần quên hết. Và, con người sẽ lại sống với cuộc đời đầy xô bồ hiện nay như thế nào?
GS-TS Lê Ngọc Trà: Nãy giờ tôi dõi theo ý của anh, cuối cùng thấy chúng ta cùng gặp nhau ở một điểm: Giáo dục ở ta đang thiếu một triết lý, điều này nhiều nhà giáo dục, nhà nghiên cứu cũng nghĩ như tôi và anh.
Quan trọng nhất của giáo dục không chỉ là tri thức, mà còn là cách sống. Theo tôi, giáo dục phổ thông là dạy làm người, còn giáo dục đại học là dạy nghề.
Ông J. Dewey có một tư tưởng rất hay: Giáo dục chính là cuộc sống. Tôi cho đây là tư tưởng cực hay. Dạy đứa trẻ chính là dạy nó sống. Nó không biết sống cho đúng thì làm sao có đủ bản lĩnh trước cuộc đời.
Đã đến lúc phải xem lại toàn bộ chương trình giáo dục. Nhà trường quan trọng trước hết phải dạy người ta sống. Chứ không phải chỉ cung cấp tri thức, dạy hiểu biết, dạy tư duy, cho dù là tư duy sáng tạo.
Ở Singapore, vừa qua họ đã cho bớt giờ khoa học ở bậc tiểu học mà tăng giờ dạy kĩ năng sống ngoài xã hội cũng như trong gia đình. Bởi, con người dù hiểu biết, thông minh, sáng tạo đến mấy cũng không đủ làm con người có bản lĩnh.
Nhà văn Nguyên Ngọc: Ý anh hay. Từ thông tin đến tư duy, cũng vẫn chỉ là kỹ thuật, cái kỹ thuật tư duy trong đầu. Vấn đề là phải thao tác kỹ thuật đó như thế nào. Mà, tôi cho rằng để sống làm người có bản lĩnh, cái cảm là vô cùng quan trọng. Buồn thay, nay môn văn không dạy cho con trẻ cái cảm, mà biến thành một khoa học. Sai hết rồi!
GS-TS Lê Ngọc Trà: Bây giờ bên cạnh chỉ số IQ (thông minh), người ta còn đặt vai trò quan trọng của chỉ số EQ (cảm xúc).
Dân chủ, cần bản lĩnh từ cả hai phía
Nhà văn Nguyên Ngọc: Gần đây, ở Nga người ta có in lại quyển Những ý nghĩ không hợp thời của M.Gorki viết thời kỳ cách mạng Nga mới lật đổ Sa hoàng, trong đó ông nói: Cuộc cách mạng đã rất quan trọng và vĩ đại. Song, mới chỉ đưa những căn bệnh ngoài da vào trong nội tạng.
GS-TS Lê Ngọc Trà: Nhân anh nói tới M.Gorki, tôi nhớ tới Mandela, tôi xem ông là bậc hiền triết. Sau khi lãnh đạo việc xóa bỏ chế độ Apartheid, ông nói: Chúng ta chưa có tự do. Chúng ta mới giành được quyền để tự do. Các bệnh của dân tộc chúng ta còn nguyên xi. Suy nghĩ về dân tộc phải suy nghĩ tới mức như vậy. Phải có cuộc cải tạo dân tộc bằng văn hóa.
Bởi, lớp trẻ có thể biết nhiều, thông minh, song, một khi phần con người nhân văn nó chông chênh, rất nguy hiểm. Tư tưởng của Tổng thống Obama (Mỹ): Bản chất sự thay đổi của nước Mỹ không nằm ở vũ khí, không nằm ở sự giàu có mà nằm ở sự thay đổi tính nhân văn của dân tộc.
Nhà văn Nguyên Ngọc Ảnh:Tư liệu Internet |
Chính sự dân chủ sẽ giúp thế hệ trẻ sẽ tìm thấy hoài bão đích thực của mình, chứ không phải là thứ hòai bão gán ghép cho họ. Làm sao trao cho người ta quyền dân chủ, mà người ta không lợi dụng nó để hành động bậy bạ.
Đó là bản lĩnh của nhà lãnh đạo, cũng như của nền giáo dục trong việc giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ, trong việc tạo cho họ một tình yêu gia đình- xã hội và cộng đồng, một nhân sinh quan đúng đắn. Chúng ta đã không giáo dục đầy đủ tính nhân văn cho tuổi trẻ, cũng như những định chất về luật pháp và đạo đức để sống trong một xã hội đang có những chuyển đổi dữ dội, nhưng lại cũng chưa được quản lý một cách khoa học, vì vậy ta mới lo sợ khi mở rộng cửa…
GS-TS Lê Ngọc Trà: Chính vì vậy, hiện nay có hiện tượng ở một bộ phận tuổi trẻ: Chuyện gì cũng có thể chém giết nhau được. Một khi thông tin thiếu cái lõi nhân văn, loạn là thế. Tôi cảm nhận, có một chỗ nào đó trong căn bệnh xã hội của chúng ta hiện nay chưa được tháo gỡ.
Phẩm chất thực sự của trí thức là nhân cách
Nhà văn Nguyên Ngọc: Nguy hiểm ở chỗ khi con người chỉ được cung cấp thông tin đơn thuần, họ sẽ trở nên khô khan, lạnh lùng và những tội ác sẽ đến từ đấy. Bởi, thông tin không tạo nên tâm hồn. Nói cho cùng, bản lĩnh chính là phẩm chất lãng mạn trong con người. Những con người vĩ đại, họ lãng mạn lắm.
GS-TS Lê Ngọc Trà: Khi người ta biết yêu cái đẹp, khó làm điều xấu. Khi anh biết rung cảm với một chiếc lá rơi, anh dễ rung động trước nỗi khổ của con người, nhân loại, lương tri anh thức dậy, chế ngự được dục vọng. Do đó, phải chuẩn bị cho con trẻ nhân cách, làm người bên cạnh trang bị tri thức.
Nhà văn Nguyên Ngọc: Tri thức tự bản thân nó luôn vươn tới sự hoàn thiện. Khi đạt đến sự hoàn thiện, tri thức có vẻ đẹp của nó, chứ không còn là kiến thức trần trụi. Khi nói tới trí thức, người ta thường nghĩ tới người có tri thức, có học thức. Thật ra, phẩm chất thực sự của người tri thức nằm ở nhân cách trí thức của anh ta.
GS-TS Lê Ngọc Trà: Đúng rồi. Nhân cách trí thức này rất quan trọng, nó thể hiện trước hết không phải ở những phẩm chất đạo đức thông thường: hiền lành, nhân hậu…Mà chủ yếu là khát vọng về chân lý và sự trung thành đến cùng với chân lý, sự thật. Theo tôi ở Việt Nam, đội ngũ tri thức hiểu theo nghĩa này còn rất mỏng.
Văn hóa chính là cái phanh
GS-TS Lê Ngọc Trà. Ảnh:Tư liệu Internet |
Tất nhiên, kinh tế thị trường là bắt buộc, nhưng nó phải xây dựng trên nền tảng pháp lý, đạo đức lành mạnh, tương hợp, nếu không sẽ đẻ ra những hậu quả rất nguy hiểm.
Nhà văn Nguyên Ngọc: Kinh tế thị trường của ta hiện nay vẫn còn thời kỳ hoang dã, thiếu hầu hết những định chế đạo đức ràng buộc. Do đó, phát triển thế nào đó là hạnh phúc, và thế nào đó lại là đau khổ.
Bill Gates tham vọng và khao khát làm giàu, nhưng trong ông ta vẫn là con người lãng mạn, do đó đồng tiền ông ta làm ra đã dành phần lớn để cống hiến trở lại vì hạnh phúc của nhân loại qua công việc từ thiện.
GS-TS Lê Ngọc Trà: Tôi cũng nghĩ như anh, lãng mạn không hề mâu thuẫn với khát khao vươn tới. Và, văn hóa chính là cái phanh. Đất nước đang tăng tốc phát triển, chính lúc này lại cần cái phanh văn hóa để xã hội không lệch lạc.
Tôi cho rằng, thanh niên hiện nay đang chịu cái gánh rất nặng trong giai đoạn chuyển đổi của đất nước. Cùng một lúc, chuyển từ nông thôn thành thành thị; từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường, từ chuyên chính sang dân chủ; từ vô thần sang thừa nhận tự do tôn giáo, từ sản xuất nhỏ sang sản xuất công nghiệp hóa…
Hàng loạt sự chuyển đổi đó lại đặt trên vai một xã hội còn nghèo nàn, lạc hậu, chịu không nổi bứt hết. Một sự đứt gãy văn hóa khủng khiếp. Không chỉ tuổi trẻ, mà tuổi già cũng khủng hoảng.
Nhà văn Nguyên Ngọc: Tôi thông cảm cho thanh niên đang đứng giữa dòng nước xiết. Chính vì vậy, lúc này chính văn hóa- giáo dục phải có sự vươn lên, dẫn dắt con người vượt qua khủng hoảng. Không tự nhiên mà trong diễn văn nhậm chức của mình cách đây không lâu, bà Hiệu trưởng Đại học Harvard nổi tiếng đã nói: Giáo dục đại học không chỉ lo cho bây giờ. Nó còn phải kết nối quá khứ với tương lai. Lo cho cả cuộc đời con người.
Theo Mai Lan (Báo Người Đô Thị)