- Nhiều động thái đổi mới thi của Bộ GD- ĐT trong năm 2013 đang được nhiều sinh viên đặt kỳ vọng.
Nguyễn Khánh Quý: "Thay đổi của Bộ đã gần với thực tế"
Nguyễn Khánh Quý “ông đồ” trẻ đang nổi trên mạng |
Gần đây, theo dõi thông tin em thấy Bộ GD- ĐT đã có những chính sách phù hợp với thực tế hơn, được dư luận đồng tình. Hi vọng những chính sách này sẽ góp phần định hướng, sàng lọc được người tài, giúp giáo dục thực sự đổi mới.
Tuy vậy, trong triển khai Bộ GD- ĐT cần tiếp tục có những chính sách mạnh mẽ, thực tế hơn tạo cú hích lớn; đúng theo quan điểm giáo dục đi phải trước một bước, đột phá trong truyền thống tuyển chọn người. Đặc biệt, việc chọn người trong hệ thống các trường sư phạm - nơi đào tạo và gieo mầm giáo dục..
Đồng thời cần có chính sách về việc làm giúp sinh viên có lựa chọn hợp lý, tránh làm mất giá tấm bằng cử nhân khi tốt nghiệp đại học sinh viên đi làm công nhân.
Trần Thị Ngọc Trinh, sinh viên Trường CĐ Phát thanh truyền hình 2: "Tăng thời gian thực hành để sinh viên không… ngủ gật"
Trần Thị Ngọc Trinh |
Không đợi đến năm 2015 khi có chương trình sách giáo khoa mới, trong năm 2013 qua Bộ GD-ĐT đã có nhiều thay về giáo dục như dự thảo thi tốt nghiệp THPT; dự kiến miễn thi tốt nghiệp cho các học sinh có kết quả học tập, rèn luyện tốt...
Những thay đổi này chắc chắn có tính khả thi, giúp giảm áp lực cho học sinh, giảm chi phí cho nhà nước, đánh giá được năng lực của học sinh có hiệu quả hơn.
Theo em việc môn ngoại ngữ là môn thi tự chọn là hoàn toàn phù hợp với tình hình học tập của học sinh hiện nay, khi trên thực tế học ngoại ngữ chỉ phát triển ở các thành phố, trong khi học sinh tỉnh lẻ còn khó khăn về tiếp cận, học tập gặp rất nhiều khó khăn
Nguyện vọng về một môi trường học tập có đầy đủ cơ sở vật chất và đội ngủ giảng viên có năng lực luôn là một khát vọng của sinh viên. Hi vọng Bộ và nhà trường có cách điều chỉnh thời gian học, chương trình học, tăng thời gian thực hành, giảm học lý thuyết tránh những buổi học lý thuyết, sinh viên trốn học, ngủ gật vì nhàm chán…
Đổi mới giáo dục cũng cần những thay đổi của giáo viên, thay vì nhắc lại những thứ đã có trên giáo trình, giáo viên nên tìm hiểu thực tế để truyền đạt cho sinh viên những kiến thức mới, giáo viên không chỉ là người thầy mà còn phải là người bạn, người đồng nghiệp…của sinh viên.
Huỳnh Nữ Nguyên Hậu: Môi trường đại học phải làm tốt hai vấn đề
Huỳnh Nữ Nguyên Hậu, thành viên câu lạc bộ Tự tin vào đời của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM |
Theo em đã đến lúc ngành giáo dục Việt Nam cần những nỗ lực hết sức nghiêm túc để thay đổi "chất". Hiện nay việc tuyển sinh riêng đối với đại học sẽ có một số khó khăn ban đầu cho học sinh, thực tế có ý kiến cho rằng giáo dục đang đi ngược.
Cách thi đề riêng - theo em sẽ đem lại nguồn sinh viên chất lượng hơn, có được sự đầu tư ngay ban đầu giúp trình độ trong trường đại học sẽ đồng đều, các ĐH đào tạo có chất lượng hơn.
Môi trường đại học nên làm tốt hai vấn đề là giúp sinh viên có được định hướng tốt về nghề nghiệp, có tư duy tích cực, tránh tình trạng khi ra trường mình mới suy nghĩ mình sẽ làm gì?
Môi trường đại học phải thực sự là nơi để sinh viên tự do thể hiện mình, tự trải nghiệm với các hoạt động đoàn hội, giúp sinh viên sự tự tin khi ra trường...
Nguyễn Huỳnh Mai Thy: Đổi mới sẽ có hiệu quả lâu dài
Nguyễn Huỳnh Mai Thy, Trường ĐH Ngoại thương cơ sở 2 |
Tính thực thi của những đổi mới không thể có hiệu quả ngay mà có hiệu quả lâu dài. Nếu muốn ngừng tuyển sinh “ 3 chung” cần có lộ trình nhất định. Đơn cử, đất nước Nhật Bản phải mất đến 5 năm để thay đổi việc tuyển sinh , Việt Nam nên đặt mốc thời gian 2 đến 3 năm để xã hội có sự làm quen, các trường có thời gian chuẩn bị hơn nữa học sinh cũng làm quen với cách học mới.
Trải qua 4 năm học tại trường cũng như là làm việc tại các công ty, em nhận thấy các bạn sinh viên Việt Nam đều rất giỏi, nhưng thiếu sự định hướng con đường sau khi tốt nghiệp, nhiều bạn không hình dung được sẽ làm gì khi ra trường, hình ảnh như thế nào sau 2,3 năm nữa nên việc học một ngành và đi làm ngành khác là chuyện “hết sức bình thường”.
Trường đại học ngoài việc cung cấp kiến thức, trang bị kĩ năng cho sinh viên nên giúp sinh viên định hướng trong đó giảng viên là người hướng dẫn tốt nhất tránh tình trạng lãng phí một nguồn nhân lực, nhân tài cho đất nước.
Bùi Nguyên Bảo, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền: "Nên bỏ thi tốt nghiệp"
Về mặt chủ trương và tinh thần, tôi tin những đổi mới Bộ GD-ĐT đang và sẽ làm ít
nhiều đã phản ánh nguyện vọng của xã hội, của học sinh sinh viên đối với tương lai.
|
Bùi Nguyên Bảo |
Nhưng thực sự, nếu nói là thực thi hay không, có đem lại hiệu quả hay không thì tôi hoàn toàn không có niềm tin thực sự mà phải chờ thực tế kiểm nghiệm.
Ví dụ, theo tôi nên bỏ hẳn kỳ thi tốt nghiệp nhưng nhiều người lại ủng hộ việc Bộ thi tốt nghiệp 4 môn.
Theo tôi kỳ thi tốt nghiệp tốn kém và lãng phí, trừ một vài năm dấy lên phong trào chống tiêu cực thì còn lại đều khiến cho học sinh mệt mỏi thêm. Và nếu như còn thi tốt nghiệp, tôi thấy việc loại môn ngoại ngữ ra khỏi thi bắt buộc là khó hiểu và không nên. Bởi, việc này khiến cho sự coi trọng học ngoại ngữ từ phổ thông bị giảm sút, vào đại học sẽ càng gặp nhiều khó khăn hơn.
Cá nhân tôi nghĩ nên giữ kỳ thi ba chung trong tuyển sinh ĐH, CĐ để tránh tiêu cực, vì giao về cho các trường sẽ khiến chúng ta khó kiểm soát hơn mặc dù ở phương diện nào đó có thể là có lợi cho sự chủ động của các trường.
Mặt khác, tôi mong muốn phải đẩy nhanh việc tăng tính chủ động, tích cực cho sinh
viên và học sinh trong học tập, nghiên cứu; lấy vai trò của người học làm trung tâm
và mục tiêu thật sự của quá trình giáo dục đào tạo...
Đỗ Thị Thảo Nhung, sinh viên Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội: "Chưa nên áp dụng
ngay năm nay"
Những đổi mới thi tốt nghiệp của Bộ GD-ĐT đưa ra - theo nhìn nhận của mình nếu áp
ngay năm nay thì tính thực thi không cao.
|
Đỗ Thị Thảo Nhung |
Trước hết, sự thay đổi được đưa ra quá nhanh chóng, khi mà các em 96, tức là học sinh 12 chỉ còn 2/3 thời gian là sẽ bước vào 2 kì thi quan trọng này.
Đối với thi Tốt nghiệp thì không gây ảnh hưởng nhiều lắm nhưng với kì thi ĐH thì nó gây một sự hoang mang vô cùng lớn. Khi mới được công bố, mình cũng rất ngạc nhiên và nhiều bạn chuẩn bị thi tốt nghiệp tỏ rõ sư lo lắng...
- Lê Huyền - Minh Anh