- Ngày 13/2, ý kiến các sở về phương án thi tốt nghiệp 2014 vẫn còn nhiều băn khoăn về tính khả thi trong việc thực hiện miễn thi 20% và tổ chức thi tự chọn.

Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam Nguyễn Tấn Thắng: "Mục đích miễn thi 20% để làm gì?"

Nếu miễn thi chuẩn bị cho không thi tôi đồng ý. Nhưng nếu miễn thi với phương châm tiết kiệm, gọn nhẹ thì không phù hợp.

{keywords}
Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam Nguyễn Tấn Thắng (Ảnh Văn Chung)

Vì quy mô học sinh 12 của tỉnh ngày càng giảm. Mặt khác, miễn thi 20% không đủ độ lớn tiết kiệm hội đồng coi thi. Từ năm 2012 chúng tôi có gần 70 hội đồng thi, 2013 là 56, dự kiến năm xấp xỉ 53-54 trong năm nay.

Tỉ lệ 20% cho từng trường không phù hợp. Tiêu chuẩn miễn thi cũng bất cập. Có sự mâu thuẫn kết quả học sinh miền núi và đồng bằng, tư thục và công lập...

Chúng tôi mất nhiều thời gian từ thành lập hội đồng xét miễn thi tốt nghiệp. Tôi đề nghị ngoài đối tượng miễn thi đã được ban hành, Bộ không nên miễn thi cho 20% học sinh từng tỉnh.

Về số môn thi là 4 - nếu quan niệm để tập dượt từ 6 còn 4 và tiến tới 0 môn, tôi đồng ý. Số môn bắt buộc và tự chọn tôi đồng ý như phương án 1 nhưng đề nghị bổ sung môn Ngoại ngữ vào tự chọn. 2 môn tự chọn phải đảm bảo 1 môn tự nhiên, 1 xã hội.

Lịch thi tốt nghiệp hơi nghịch lý, thi 4 môn vẫn mất 3 ngày là không cần thiết. Chúng tôi đề nghị thi trong 2 ngày thôi và ưu tiên thi bắt buộc, tạo ổn định sau thi tự chọn.

Cụ thể, lịch thi môn bắt buộc vào ngày 2/6 thi Văn, Toán; Ngày 3/6 thi tự nhiên, chiều thi xã hội. Không nên kéo dài thêm vì hình dung trường thi sẽ rất lộn xộn.

Giám đốc Sở GD-ĐT Kon Tum Nguyễn Sỹ Thư: "Không nên thi tự chọn trong những năm trước mắt "

Thi cử, kiểm tra đánh giá luôn là khâu hết sức quan trọng nhằm điều chỉnh việc dạy và học. Đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi cử sao cho phù hợp thực tế và được xã hội tin cậy theo Nghị quyết 29 về Đổi mới căn bản toàn diện hiện là việc cấp bách.

{keywords}
Giám đốc Sở GD-ĐT Kon Tum (Ảnh: Văn Chung)

Dự thảo đổi mới thi tốt nghiệp THPT vừa qua giảm các môn thi từ 6 xuống chỉ 4 môn là khả thi trong 1-2 năm trước mắt vì đáp ứng nhu cầu chung giáo dục phổ thông hiện nay, giảm căng thẳng và đảm bảo độ tin cậy làm cơ sở tuyển sinh ĐH CĐ...

Học sinh được tự chọn 2 môn thi và khuyến khích thi Ngoại ngữ cũng là phù hợp. Làm như vậy sẽ động viện được nhiều em học, tham gia thi Ngoại ngữ. Hơn nữa, chất lượng dạy và học ngoài ngữ các vùng miền chưa đồng bộ nên chưa thể là bắt buộc. Và không nên tự chọn trong những năm trước mắt. Nếu là tự chọn chỉ giải quyết được cho một bộ phận học sinh, chứ không phải đa số.

Về tỉ lệ miễn thi, Bộ giao sở GD-ĐT các tỉnh thành phố phải xác định tỉ lệ miễn thi cho từng trường. Tôi e rằng tình trạng học sinh phụ huynh không đồng tình, tạo dư luận không tốt, không công bằng giữa các trường, các học sinh, có thể dẫn tới tiêu cực.

Bộ nên để các sở cụ thể hóa tiêu chí miễn thi chung cho toàn tỉnh, xác định tỉ lệ miễn thi cho tỉnh sao cho không quá 20% mà không cụ thể từng trường. Cũng không nên thành lập hội đồng xét miễn thi từng trường. Chỉ cần hiệu trưởng các trường là thành viên của hội đồng xét miễn thi của tỉnh.

Giám đốc sở GD-ĐT Thừa Thiên -Huế Phạm Văn Hùng: "Thi tốt nghiệp tự chọn hơi vội"

Nhất trí đổi mới theo tinh thần Nghị quyết 29 nhưng lộ trình đổi mới thi tốt nghiệp tự chọn hơi vội. Chúng ta tổ chức thi tự chọn nhưng chưa dạy tự chọn. Mục tiêu hoàn thiện giáo dục THCS, THPT phân hóa. Phức tạp khi lớp học sẽ tổ chức việc dạy kỳ 2 của học sinh lớp 12 này. Cô giáo dạy Sử nhưng học sinh nói không thi nên không học. Rồi chuyện chấm điểm, đánh giá kỳ này.

{keywords}
Giám đốc Sở GD-ĐT Thừa Thiên - Huế (Ảnh Văn Chung)

Thi ngoại ngữ lâu nay là môn cứng, ta cũng đã/đang thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong trường phổ thông đến 2020. Do đó, môn này ít nhất nên là môn tự chọn. Cố gắng giữ nó đi ngang hơn là trùng xuống khi chưa lên được. Nếu dừng lại kéo theo hiệu ứng xấu, cấp THPT học đi xuống ngay. Kể cả tiểu học cũng nhạy cảm khi thi gì học nấy.

Về tỉ lệ 20%, có thể có miễn thi Bộ nên có khung cứng, trong đó bộ lường hết tình huống yếu tố điều kiện. Các sở như vậy làm nghiêm túc hơn, tiết kiệm hơn. Bộ cũng giao các sở cần làm nghiêm túc đánh giá, kiểm tra, nâng chất lượng học sinh.

Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa Phạm Thị Hằng: "Thi tự chọn sẽ khó khăn in sao đề"

Bộ nên có tiêu chí chung về miễn thi tốt nghiệp cho cả nước, trên tinh thần càng phải làm chặt hơn nữa. Chỉ học lực khá, hạnh kiểm khá 3 năm rồi các em phải đạt học sinh giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh,…mới được chọn. Làm vậy số lượng được miễn thi không bao giờ vượt quá 20%.

{keywords}
Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa (Ảnh Văn Chung)

Tổ chức thi tốt nghiệp cần 4 môn. 2 môn bắt buộc, 2 tự chọn và có Ngoại ngữ. Nhiều năm qua ta đã tổ chức thi bắt buộc môn này, miền núi khó mới nên thay thế bằng môn khác. Nếu không có Ngoại ngữ bình đẳng thì việc học môn này sẽ khó nâng lên được.

Nếu cho thi tự chọn hầu hết các em sẽ chọn môn tự nhiên dẫn đến học lệch. Do đó, với hai môn tự chọn Bộ nên bốc thăm.

Việc tổ chức thi tự chọn cũng sẽ khó khăn khi sao in đề. Trước chỉ 6 môn thi, nay có thể 8 môn. Trước một môn/buổi nay hội đồng thi nhiều môn nên có thể nhầm lẫn khó tránh khỏi.

Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Lê Hồng Sơn: "Bộ nên đưa tiêu chuẩn miễn thi"

Miễn thi tốt nghiệp cần cân nhắc khống chế tỉ lệ 20%, giao cho tỉnh thành địa phương là điều khó, ngay cả các trường trong tỉnh thành phố cũng khó thực hiện.

Bộ nên cân nhắc đưa tiêu chuẩn miễn thi ví dụ xếp loại học lực hạnh kiểm từ khá trở lên cộng thêm các điều kiện giải văn hóa, khoa học kĩ thuật khác,…..

Việc tổ chức thi, thực hiện các môn thi 4 môn có thể đánh giá được và học sinh có quyền tự chọn cân nhắc. Nhưng hiện đang chưa có cập nhật đúng nguyên tắc vì học tự chọn mới thi tự chọn. TP.HCM đề xuất cần thi bắt buộc. Ngoài các yếu tố hội nhập thì chọn nghề nghiệp gắn rất chặt với người học. Nếu các tỉnh chưa đủ điều kiện thì thi môn tự chọn thay thế. Tức là sẽ có 3 môn bắt buộc có Ngoại ngữ, 1 tự chọn.

Việc bố trí thời gian cần xem xét vì có nhiều phức tạp, học sinh ra học sinh vào.Thời gian nếu quyết định xét miễn thi tốt nghiệp sẽ có khó khăn khi vẫn giữ ngày thi 2-4/6. Ngoài thành lập hội đồng miễn thi rồi tổ chức kiểm tra chéo, hội đồng xét duyệt tỉnh,….Trong khi đó, cuối tháng 4 học sinh mới thi kiểm tra học kỳ 2.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Vũ Thị Bích Việt: "Việc làm ra điểm ở dưới không khó"

Bộ GD-ĐT nên ban hành tiêu chí về miễn thi tốt nghiệp 20% cụ thể có tính pháp lý toàn quốc. Nếu để các tỉnh tự xác định sẽ dễ xảy ra tiêu cực. Nếu đưa ra các tiêu chí không rõ ràng thì việc "làm ra điểm" ở dưới không khó.

{keywords}
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Vũ Thị Bích Việt

Kinh nghiệm ở Tuyên Quang khi tuyển dụng giáo viên đưa tiêu chí tuyển những em giỏi thì số lượng năm sau đã đội gấp hơn 8 lần năm trước (năm trước có 12 em giỏi thì năm sau có 100 em giỏi).

Vì vậy để tránh tiêu cực cần có tiêu chí Bộ ban hành.

  • Văn Chung - Kiều Oanh (ghi)