- Cục trưởng Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) Mai Văn Trinh cho
biết, để đổi mới tuyển sinh cần có cách xác định điểm sàn mới linh hoạt, mềm
dẻo hơn, phù hợp với các loại hình trường.
Theo Cục trưởng Mai Văn Trinh: Phương án xác định điểm sàn ĐH, CĐ từ năm 2013 trở về trước đã góp phần thực hiện chức năng phân luồng học sinh, đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh và chất lượng đầu vào của các trường ĐH, CĐ.
Ảnh Văn Chung |
Tuy nhiên, cách xác định điểm sàn như trước đây chưa đáp ứng được tính đa dạng của các ngành đào tạo, cũng như đặc thù của các cơ sở giáo dục đại học.
Do vậy, để đổi mới tuyển sinh cần có cách xác định “điểm sàn” mới linh hoạt, mềm dẻo hơn, phù hợp với các loại hình trường, ngành đào tạo cũng như mục tiêu đào tạo của các trường ĐH, CĐ, giúp các trường thuận lợi hơn trong tuyển sinh nhưng vẫn bảo đảm chất lượng nguồn tuyển.
5 phương án xây dựng tiêu chí bảo đảm chất lượng đầu vào ĐH,CĐ năm học 2014 – 2015 để lấy ý kiến góp ý, cụ thể:
Phương án 1: Sẽ phân tầng theo tổng điểm ba môn thi với các tiêu chí bảo đảm chất lượng điểm sàn theo tổng điểm ba môn thi và điểm ưu tiên nhân hệ số theo ngành đào tạo.
Phương án 2: Phân nhóm với các tiêu chí tổng điểm ba môn theo khối thi
và ngưỡng điểm tối thiểu đối với môn chính từng ngành.
Phương án 3: Kết hợp ngưỡng chất lượng theo khối thi và môn thi với các
tiêu chí là điểm sàn trên cơ sở tổng điểm ba môn thi và điểm tối thiểu theo môn
thi tương ứng với ngành đào tạo.
Phương án 4: Tính theo đặc thù vùng miền chia khu vực tuyển sinh gồm: miền núi phía bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Ðông Nam Bộ, Tây Nam Bộ.
Phương án 5: Tính theo ngưỡng chính thức và ngưỡng dự bị bằng phương pháp chia phổ điểm ba môn thành bốn mức, các trường ÐH, CÐ tùy theo khả năng tuyển sinh ưu tiên gọi thí sinh trúng tuyển theo các ngưỡng khác nhau...
- Phong Đăng