- Cuộc họp báo định kỳ quý I của Bộ GD-ĐT chiều ngày 15/4 tập trung vào nội dung “nóng sốt” - đề án 34 nghìn tỉ đổi mới chương trình và sách giáo khoa.

Việc trả lời phỏng vấn nội dung này được lãnh đạo Bộ phân công cho ông Đỗ Ngọc Thống - phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học - Bộ GD-ĐT, thường trực ban soạn thảo chương trình - sách giáo khoa (SGK) sau năm 2015. Và ông Thống cũng chia sẻ “tham gia đề án biết đến đâu nói đến đó”.


"Tháng 5 mới bảo vệ chính thức"

Ông Đỗ Ngọc Thống biết: Con số hơn 34 nghìn tỉ đồng là khái quán bước đầu. Đề án còn phải trải qua quá trình thẩm định của bộ Tài chính, của nhiều cơ quan khác, trải qua sự thẩm tra của Quốc hội.

Buối báo cáo ngày 14/4 vừa qua mới là phiên đầu tiên. Chúng tôi xin tiếp thu lắng nghe ý kiến phản biện của xã hội và sẽ hoàn chỉnh đề án.

Ban soạn thảo nói rằng muốn nhận được sự đóng góp, lấy ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia, dư luận xã hội, thì cũng cần phải minh bạch con số 34 nghìn tỉ đồng này với từng khoản mục chi tiêu, để mọi người còn biết đường mà đóng góp ý kiến.

Trước đây Bộ GD-ĐT đưa ra con số 70 nghìn tỉ đồng để đổi mới, bây giờ còn 34 nghìn tỉ, vậy Bộ bớt tiền đi được bằng cách nào?

- Đây chỉ là kinh phí dành cho đề án Đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015. Ngoài ra, trong gii trình gi Chính phủ, B GD-ĐT đ ngh Th tướng Chính ph cho phép xây dng thêm 2 đ án nữa là Đ án Đi mi đào to, đào to li và bi dưỡng thường xuyên đi ngũ giáo viên, cán b qun lý giáo dc đáp ng yêu cu đi mi giáo dc ph thông, và Đề án Xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng điều kiện tối thiểu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015.

34 nghìn tỉ đồng chỉ là khái toán, cho 7, 8 đầu việc, không chỉ mình chương trình, SGK mà bồi dưỡng đào tạo lại hàng triệu giáo viên đang đứng lớp của 35 nghìn trường học trong cả nước, trong cả chục năm tới.

Tôi nói đùa rằng, buổi ngày hôm qua chỉ là bảo vệ thử luận án mà thôi. Đến tháng 5 này đưa ra Quốc hội mới là bảo vệ chính thức.

Khi soạn thảo đề án mới, Bộ có khảo sát, rà soát lại chi phí về trang thiết bị cho chương trình và SGK hiện hành và tính hiệu quả của nó?

Dư luận cho rằng, Bộ GD-ĐT có thể tổ chức xây dựng chương trình và SGK. Nhưng những điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học là trách nhiệm của địa phương và nhà trường. Bộ chỉ cần đưa ra các tiêu chuẩn để nhà trường và địa phương theo đó mà thực hiện. Vậy tại sao Bộ lại ôm cả vấn đề xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ đổi mới, vừa cản trở vừa gây ra những phản ứng không cần thiết trong dư luận?

- Khi đổi mới, xây dựng đề án chúng tôi phải khảo sát, đánh giá lại hiện trạng chất lượng dạy học, trong đó có thiết bị, có phòng thí nghiệm...

Đổi mới chương trình, SGK lần này trên tinh thần tận dụng trang thiết bị hiện có, chỉ bổ sung những thứ thật sự thiết thực, tăng cường công nghệ thông tin.

Quan trọng nhất của lần đổi mới này không phải là nội dung, mà đổi mới cách dạy, cách học là chính.

Số kinh phí đầu tư cho trang thiết bị tôi nghĩ không nhiều như lần trước.

Bộ sẽ đưa những tiêu chuẩn tối thiểu để nhà trường và địa phương đảm bảo triển khai chương trình mới.

Điểm mới khác 14 năm trước: Tiếp cận theo năng lực

Ông có thể cho biết điểm mới, bước đột phá của đề án lần này là gì? Có gì khác so với Nghị quyết 40 của Quốc hội ban hành cách đây hơn 10 năm?

- Chúng ta dứt khoát phải đổi mới vì đã 14 năm kể từ lần đổi mới chương trình trước. Khoa học kỹ thuật trong thời gian đó đã thay đổi nhiều, chương trình dù tốt mấy cũng lạc hậu, chưa kể chương trình còn có những hạn chế, bất cập.

Lần này đổi mới khác là căn bản ở chỗ chuyển từ cách tiếp cận nội dung, chạy theo kiến thức sang hình thành năng lực, phẩm chất. Bản chất của sự thay đổi này là không chỉ yêu cầu học sinh biết cái gì mà phải biết làm gì khi vận dụng kiến thức đó.

Điều này dẫn đến thay đổi cách dạy, dẫn đến cách dạy học  thay đổi, cách lựa chọn đơn vị kiến thức thay đổi, không yêu cầu quá cao mà tăng cường thực hành, cho học sinh vận dụng vào tình huống cụ thể, sát với thực tiễn, tăng cường thời gian thực hành, vận dụng kiến thức.

Kiểm tra đánh giá theo năng lực cũng phải thay đổi. Bộ bắt đầu triển khai theo lộ trình.

{keywords}
Ông Đỗ Ngọc Thống (bên phải) tại buổi họp báo chiều 15/4. (Ảnh: Văn Chung)

Cách làm đề án cũng thay đổi so với trước kia. Nếu năm 2000 là cắt khúc thì lần này làm một mạch xuyên suốt từ lớp 1 -12, hạn chế sự trùng lặp, không liên thông.

Do yêu cầu tích hợp nên giảm bớt được số lượng môn học, lựa chọn nội dung kiến thức để các em vận dụng tốt. Tiếp thu kinh nghiệm thế giới, không phân ban, giữa các ban học sinh chỉ học một số môn bắt buộc, còn lại các môn khác cho học sinh tự chọn, căn bản hết lớp 9 là qua phổ thông.

Vậy ông có phản hồi như thế nào về ý kiến cho rằng đề án sơ sài?

- Đó là ý kiến nhận xét “có những cái sơ sài”, như báo cáo tác động, chứ không phải toàn bộ đề án sơ sài.

Ngay sáng 15/4 Bộ GD-ĐT đã làm việc với Uỷ ban VH,GD,TN,TN&NĐ của Quốc hội, và định hướng của Uỷ ban là vẫn quyết tâm đưa đề án ra Quốc hội vào kỳ họp tháng 5 tới với yêu cầu Bộ GD-ĐT bổ sung những góp ý trong buổi làm việc ngày 14/4 một cách đầy đủ.

Nếu không có gì thay đổi ngày 25/4 Uỷ ban VH,GD,TN,TN&NĐ sẽ chính thức thẩm định lại đề án, sau đó Uỷ ban Thường vụ quốc hội dựa trên cơ sở thẩm định của Uỷ ban VH,GD,TN,TN&NĐ  để thẩm định chính thức. Nếu được mới đưa ra Quốc hội vào tháng 5 tới.

"Nói con số chính xác là điều khó khăn"

Nhiều chuyên gia, nhà khoa học cho rằng nếu chỉ đổi mới chương trình và SGK thì chỉ 1/ 1.000 con số Bộ đưa ra cũng làm được. Thiết nghĩ, Bộ cũng cần giải thích rõ ràng hơn?

- Đúng là đổi mới chương trình và SGK chỉ là tên đề án, trong đề án còn có chi tiết nhiều thứ khác, nhưng tên đề án như thế làm nhiều người hiểu lầm. Trong đề án này, chi phí làm chương trình và SGK chiếm khoảng 5 nghìn tỉ đồng. 29 nghìn tỉ đồng còn lại dành cho 7, 8 việc khác như bồi dưỡng giáo viên...

{keywords}
Ông Đỗ Ngọc Thống (Ảnh: Văn Chung)

Trước hết Bộ mới chỉ làm khái toán sơ bộ, sẽ còn phải thẩm tra nhiều lần. Bộ không dấu diếm, nhưng trong bối cảnh này nói con số chính xác là khó khăn. Sự biến động của xã hội chỉ trong vòng 2 năm tới cũng đã là rất lớn, chưa nói đến việc tới năm 2023 mới kết thúc đề án đổi mới này.

Nếu như chương trình và SGK là 5 nghìn tỉ đồng, thì tính trung bình chương trình và SGK của một lớp tốn hơn 400 tỉ đồng. Trong khi đã có những tính toán cho rằng viết SGK của cả 12 năm học chỉ mất 100 tỉ. Ông có ý kiến gì về việc này?

- Chúng tôi chưa nhận được kiến nghị nào về việc viết chương trình và SGK hết 100 tỉ đồng.

Con số 5 nghìn tỉ đồng khi được đưa ra chắc chắn đã có tính toán cụ thể, rồi sẽ có kiểm tra, thẩm định của các cơ quan chức năng.

Bộ GD-ĐT có tính toán trong 34 nghìn tỉ đồng này tỉ lệ bao nhiêu phần trăm từ nguồn xã hội hoá, bao nhiêu phần trăm từ ngân sách? Nguồn ngân sách nhà nước thì lấy từ 20% GDP chi cho giáo dục hay là lấy thêm?

- Nguồn lực thực hiện đề án do Chính phủ, Quốc hội quyết định, Bộ GD-ĐT không quyết định được.

  • Văn Chung – Chi Mai lược ghi