- Sáng 23/4, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám 217 học sinh THPT đoạt giải quốc gia môn Lịch sử đã được tuyên dương. 2 trong số 6 giải nhất lần này thuộc về các nữ sinh Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định).

Duyên đến với môn sử

Trần Phương Thúy sinh ra trong gia đình khó khăn. Cả bố mẹ đều trọng bệnh. Bố Thúy năm nay 62 tuổi, ai thuê gì làm nấy. Mẹ nhận làm bánh đa cho các đám cỗ....Cuộc sống bươn chải dạy cho Thúy tính tự lập từ nhỏ.

Thúy được bà ngoại chăm sóc từ nhỏ. Cô bạn nhớ lại: “Bà đặt em lên võng đung đưa, giọng ấm áp kể em nghe chuyện Thánh Gióng, chuyện Hồ Gươm, chuyện ngày xưa nhân dân ta chống giặc ngoại xâm,..Tình yêu môn sử trong em được vun đắp từ ngày ấy và cứ dần lớn lên theo năm tháng”.

Lên lớp 10, Thúy không đắn đo đăng ký thi vào lớp chuyên Sử, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định). Ở môi trường mới, Thúy được vun đắp thêm tình yêu môn sử qua các bài giảng của cô giáo Bùi Thị Nhung.

Thúy nhìn nhận, mỗi giảng của cô là một câu chuyện đầy hấp dẫn với nhiều ví dụ sinh động. Buổi thì được xem clip, buổi được chơi trò chơi tìm hiểu kiến thức, rồi được thuyết trình kiến thức đã học....

{keywords}

  Trần Phương Thúy và anh trai Trần Anh Đức vẫn quyết tâm theo đuổi niềm đam mê là giáo viên sử....(Ảnh: Văn Chung)

Nhờ đam mê môn sử mà bảng thành tích Thúy ngày càng dày hơn: Là thủ khoa đầu vào lớp 10 chuyên sử của Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Thúy cũng thường xuyên dẫn đầu việc học tập trong 3 năm học THPT. Năm 2014, Thúy đoạt giải nhất học sinh giỏi sử quốc gia với 16,25 điểm.

Với Trần Thị Thu Thủy - cô bạn cùng lớp cũng đam mê với môn sử không kém. Gia đình không ai theo ngành sử nhưng với niềm say mê môn học này đã đưa Thủy đến giải nhất quốc gia với điểm số cao nhất toàn quốc - 17,25 điểm.

Thủy nói: người truyền lửa cho em không ai khác là cô giáo. “Mỗi bài giảng mỗi câu chuyện cô như hóa thân mình vào để quay lại thước phim lịch sử cho từng học sinh. Nhớ nhất là những tấm gương anh dũng, chuyện về anh hùng dân tộc cô kể. Những kiến thức khô khan trở nên gần gũi, thân thuộc...” – Thủy nhớ lại.

Kiến thức sử nhiều, Thủy ghi nhớ thêm bằng cách giăng khắp nhà các giấy màu ghi các con số, sự kiện quan trọng có thể dùng để thi hoặc sự kiện bạn yêu thích. Cô bạn cũng tự hệ thống những kiến thức cơ bản nhất để làm bài không sót ý...

{keywords}
Trần Thị Thu Thủy đã đăng ký tuyển thẳng vào ngành sư phạm Lịch sử của Trường ĐH Sư phạm HN nhưng vẫn muốn thử sức thi vào HV Cảnh sát nhân dân (Ảnh: Văn Chung).

Tâm tư của người yêu sử

Nếu được góp ý, Phương Thúy mong Bộ GD-ĐT nên bỏ bớt kiến thức hàn lâm, tăng các bài giảng bằng hình ảnh hoặc video để hấp dẫn học sinh hơn.

Phát biểu trước lãnh đạo Bộ GD-ĐT, Trần Thủy thẳng thắn: “Chúng em rất mong Bộ sẽ mở nhiều ngành nghề tuyển sinh liên quan đến môn lịch sử để phát huy niềm đam mê và năng lực của mình”.

Cũng như nhiều giáo viên có tâm huyết, cô Bùi Thị Nhung giáo viên môn Lịch sử, Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong không khỏi buồn lòng khi toàn khối lớp 12 với hơn 400 em chỉ có 46 học sinh của lớp chuyên sử và địa đăng ký thi tự chọn môn sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.

Cô Nhung cho rằng: “Học sinh nhiều em rất thích sử nhưng không đăng ký vì nhiều lý do như khối lượng kiến thức hiện còn nặng, thi cử vất vả và đặc biệt cơ hội thi các ngành đại học, nhất là những ngành hấp dẫn không có tên môn sử. Cánh cửa vào ĐH-CĐ từ môn sử đã hẹp lại càng hẹp hơn”.

Cô Nhung mong Bộ GD-ĐT cùng các trường ĐH,CĐ có thể tính toán để những ngành, trường như ngoại giao, kinh tế,..có các môn thi như toán, văn, sử hay văn, sử, tiếng anh. Khi đó, cùng với công cuộc đổi mới SGK, tôi tin sẽ nhiều nhiều em có hào hứng với môn học này...

Bàn về thực trạng phần lớn học sinh hiện nay không thích học môn lịch sử - GS. NGND Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng: "SGK cực kỳ quan trọng, nhưng theo tôi SGK hiện nay phải thay đổi về cơ bản, cần có một bộ SGK mới thay thế. Cách dạy và cách học cũng cần phải thay đổi...."

  • Văn Chung