Khi Marc Hauser - cựu giáo sư tâm lý của đại học Havard bị phát hiện sai phạm trong các công trình nghiên cứu năm 2012, ông lảng tránh vấn đề và bào chữa rằng đây là hậu quả của khối lượng công việc quá lớn. Ông nói sẽ nhận trách nhiệm “cho dù ông có tham gia hay không”.

{keywords}

GS Marc Hauser

Nhưng báo cáo nội bộ của đại học Havard theo Đạo luật Tự do thông tin đã phác hoạ lại những gì đã xảy ra trong phòng thí nghiệm và cho thấy những sai phạm này không chỉ là do sơ suất.

Bản báo cáo 85 trang liệt kê tường tận rằng Hauser đã thay đổi dữ liệu để có kết quả như mong muốn. 

Nó cũng chỉ ra rằng ông Hauser không chỉ một lần từ chối trả lời các đồng nghiệp trong phòng thí nghiệm về kết quả thu được

Bản báo cáo miêu tả đây là “một ví dụ đáng lo ngại về việc làm sai lệch kết quả và sự thật” đồng thời là một hành động “liều lĩnh và coi thường các chuẩn mực khoa học”.

Hội đồng gồm 3 thành viên của Havard đã xem 40 đĩa cứng, thẩm vấn 10 người, kiểm tra các video và tài liệu gốc để đưa tới kết luận Hauser đã thao túng và làm sai lệch dữ liệu.

Báo cáo của họ được gửi tới Cơ quan điều tra Liêm chính Liên bang từ năm 2010, nhưng mãi đến tuần này mới được công bố.

Hauser là một tiến sỹ có sức ảnh hưởng lớn, tạo ra một làn sóng mới với nghiên cứu về nhận thức của động vật.

Sau khi Havard báo cáo việc điều tra sai phạm trong nghiên cứu, “Hausergate” đã trở thành trang cung cấp về các cơ chế gian lận trong nghiên cứu và căng thẳng nội bộ trong trường.

Bản báo cáo đã được biên tập lại khá nhiều, bao gồm những người đã tham gia cuộc điều tra và những người đưa sự việc ra ánh sáng.

Vào hôm thứ 5, Hauser trả lời qua điện thoại ông đang tập trung vào công việc của mình và từ chối bình luận về bản báo cáo trên.

Tuy nhiên, bản báo cáo nêu chi tiết việc Hội đồng kiểm tra việc tự bảo vệ bản thân của Hauser. Họ xem xét phản ứng của ông, đọc 7 lá thư ủng hộ từ các đồng nghiệp khoa học, và gặp ông cùng luật sư trong vòng 9 tiếng. 

Khi Hauser cho rằng có người đã làm giả cuốn băng con khỉ phản ứng với âm thanh, hai công ty bên ngoài đã được chỉ định để giám định cuộn băng. Nhưng họ không tìm thấy dấu hiệu làm giả. Tới lúc thích hợp, Hội đồng sẽ tham khảo cuộn băng gốc để tìm ra những vấn đề phát sinh và những người phải gánh trách nhiệm.

Hội đồng cho biết “Chúng tôi không tìm thấy bằng chứng chứng minh Giáo sư Hauser đã nghiên cứu được toàn bộ những thứ này”.

“… những thiếu sót của Hauser liên quan đến tính toàn vẹn của nghiên cứu là rất lớn, ông làm giả dữ liệu và báo cáo kết quả như những gì ông ta mong đợi”.

Quá trình điều tra

Bên cạnh rất nhiều vấn đề lớn được trình bày, báo cáo cũng cung cấp một cái nhìn cụ thể về quá trình điều tra

-       Bài báo xuất bản năm 2002 trên tạp chí Cognition cho biết đoạn băng ghi lại quá trình con khỉ tiếp xúc với âm thanh ở hai nghiên cứu khác nhau chỉ ra rằng động vật không hề được tiếp xúc với âm thanh cụ thể. Hauser đưa ra giải thích cho vấn đề này rằng cuộn băng đã bị làm giả và bị Hội đồng phủ nhận

-       Năm 2005, Hauser và đồng nghiệp đã làm một bảng thống kê phân tích về thí nghiệm con khỉ có phản ứng với 2 ngôn ngữ nhân tạo. Trong một thống kê khác, dù cùng số liệu gốc nhưng lại cho ra một kết quả hoàn toàn khác

Hội đồng cẩn thận xem xét lại dữ liệu và phát hiện ra Hauser đã thay đổi các giá trị, dẫn đến một kết quả khác.

Các dữ liệu từ thí nghiệm được phân tích năm 2005, kết quả ban đầu không có ý nghĩa thống kê. Sau khi Hauser thông báo tới các đồng nghiệp trong phòng thí nghiệm qua email , ông viết email thứ 2 với nội dung “Bình tĩnh. Tôi nghĩ có gì đó nhầm lẫn với đoạn mã. Hãy để tôi thử lại”.

Sau khi điều chỉnh vấn đề đó, ông kết luận kết quả có ý nghĩa thống kê. Theo báo cáo của đại học Havard, có 5 chỗ đã bị thay đổi trong dữ liệu, và 4 trong 5 điểm này trực tiếp làm thay đổi kết quả.

Trong thí nghiệm thứ 2, một công tác viên được yêu cầu bỏ qua sự phân tích vì người đó đã thu được kết quả hoàn toàn khác khi phân tích dữ liệu gốc. Hauser gửi bảng kết quả mà ông ta gọi là bảng định dạng lại, nhưng sau đó người cộng sự đã phát hiện ra các giá trị bị thay đổi.

Hauser đã viết một email đề nghị toàn bộ thí nghiệm cần được tái mã hoá từ đầu “Giờ thì tôi bỏ cuộc. Có quá nhiều lỗi và tôi cũng không biết phải nói gì nữa. Tôi chưa bao giờ gặp nhiều lỗi như vậy và nó thật sự đáng thất vọng”.

Để bảo vệ bản thân trong quá trình điều tra, Hauser đã lấy email đó làm bằng chứng chứng minh ông ta không cố tình thay đổi dữ liệu.

Hội đồng hoàn toàn không đồng ý.

“Đây có thể không phải là lời nói của một người đang cố thay đổi dữ liệu nhưng chắc chắn là của một người đã thay đổi dữ liệu trước đó. Khi bảng kết quả được đưa ra thì người này đề nghị tái mã hoá tất cả mọi thứ thay vì ngồi xuống kiểm tra tại sao lại xảy ra lỗi, hay thất vọng về những lỗi này”.

Năm 2007, một đồng nghiệp đã muốn tái mã hoá một thí nghiệm liên quan tới hành vi của khỉ vì xảy ra lỗi trong khi mã hoá.

“Tôi đang hơi bực. Không có lỗi nào cả” Hauser giải thích cách phân tích được thực hiện.

Ngày hôm sau, người đó thôi việc tại phòng thí nghiệm, “Càng ngày càng thấy rõ là nơi này không còn phù hợp với tôi”.

Cũng có cáo buộc rằng đồng nghiệp chống lại ông do những bất đồng học thuật.

Hội đồng cho biết những phát hiện của Hauser về khả năng nhận thức của động vật khá quan trong trọng lĩnh vực này. Nhưng khoa học phải phụ thuộc vào dữ liệu

“Hoài nghi với chính giả thuyết của mình là một đức tính cần thiết cho các nhà khoa học. Và người đó phải làm gương cho các thực tập sinh”.

Hương Quỳnh (Theo Boston Globe)