- Nhiều vấn đề nóng đã được đặt ra tại buổi họp báo công bố triển khai đề án “Đổi mới dạy và học các môn Toán, Tiếng Anh và khoa học theo chuẩn tiên tiến” do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức sáng nay, 24/6.

Trước các chất vấn dồn dập về nguyên nhân sâu xa CIE ngưng hợp tác với EMG, tại sao không thông báo cho các trường, liệu khi thay đổi chương trình mới có tái diễn hành vi “ngưng”, có đưa học sinh ra làm thí nghiệm, có công bằng giáo dục, v.v, Ban Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đã đưa ra nhiều giải thích.

{keywords}
Nhiều chất vấn được đặt ra khi TP.HCM đột ngột dừng chương trình đào tạo Tiếng Anh và thay vào chương trình mới

Chương trình thí điểm có tốt hay không: Chờ thời gian trả lời

Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết ngay từ năm 2011 đã có ý tưởng về chương trình mới vì “chương trình cũ không thể tồn tại vĩnh viễn được. Học sinh Việt Nam cần tiếp cận nội dung đổi mới nhưng cũng cần học tập theo bản sắc văn hoá Việt”.

Từ tháng 12/2011, khi làm việc với Bộ Giáo dục Anh, Sở GD-ĐT TP.HCM đã đặt vấn đề “muốn có một chương trình tích hợp, đáp ứng 2 điều kiện: Tiếp nhận được phương pháp hiện đại; có nhiều đầu ra và thay thế, giảm tải nội dung chương trình, giảm bớt gánh nặng cho học sinh.

Ông Sơn nói về các đặc điểm của chương trình này như sau:

Chương trình tích hợp  đã được sự đồng ý của các chuyên gia, Sở GD-ĐT có 2 hội đồng chuyên môn thẩm định, Bộ GD-ĐT cũng đã có thẩm định và cấp giấy chứng nhận.

Thứ hai, đây là một chương trình có nội dung, phương pháp tích hợp phù hợp trong đó có bản sắc văn hóa Việt Nam, đảm bảo những kiến thức về mặt khoa học, học thuật, chứng chỉ học sinh sẽ đạt được nhiều chuẩn đầu ra của các hội đồng khảo thí trên thế giới và ở Anh quốc.

Thứ ba, khi học sinh tham gia môn học Toán, Khoa học bằng tiếng Anh, Bộ GD-ĐT đã có công văn  các Sở GD-ĐT không được dạy học lặp lại chương trình này theo chương trình của Bộ. Vì vậy, các em học tích hợp sẽ không theo học chương trình của Bộ. Đó là sự giảm tải.

Để vận hành, trước hết Sở sẽ sử dụng giáo viên bản xứ; về lâu dài, Sở sẽ chọn lọc trong đội ngũ có sẵn hoặc tuyển dụng mới. Đến năm 2020 sẽ là lộ trình để có 50% giáo viên cơ hữu dạy song song với giáo viên bản xứ.

Về chí phí, chi phí tương đương với chương trình Cambridge (3 triệu đến 4 triệu/học sinh/tháng). Việc giảm chi phí sẽ phụ thuộc vào đội ngũ giáo viên.

Ông Sơn khẳng định khi thực hiện chương trình này, "các em sẽ được công nhận. Như vậy hoàn toàn đảm bảo chất lượng nội dung chương trình, đầu ra, chứng chỉ, bằng cấp...Còn chương trình có tốt hay không, chúng ta không thể ngồi đây đánh giá được mà phải chờ thời gian trả lời".

Tại sao ngưng chương trình Cambridge?

Tại buổi họp báo, nhiều thắc mắc đã được đặt ra: Tại sao Sở GD-ĐT lại chọn EMG trong việc triển khai chương trình trong khi EMG bị phía CIE ngưng hợp đồng trong việc hợp tác giảng dạy Cambridge, Sở GD-ĐT tiếp tục hợp tác với EMG có phải “bình mới rượu cũ”? Hơn nữa, chương trình Cambridge đã triển khai 4 năm nay, thay bằng một chương trình khác chưa ai biết thì liệu trong vài ba năm tới có nên tin tưởng vào chương trình mới này?

{keywords}
Ông Lê Hồng Sơn

Ông Lê Hồng Sơn cho biết:

“Chương trình Cambridge được sự ủng hộ của học sinh, nhưng khi thực hiện, chúng tôi đã có suy nghĩ không thể thực hiện chương trình của bản ngữ một cách lâu dài vì không đáp ứng chỉ đạo của Bộ, các em được học tiên tiến nhưng không có bản sắc. Ngay trong năm đầu, chúng tôi đã đã đề nghị phía CIE Cambridge cũng cấp thêm bản quyền, đào tạo giáo viên nhưng CIE từ chối.

Còn chủ trương của Sở là không phải cào bằng trong giáo dục mà đáp ứng nhu cầu phụ huynh học sinh.

Đến ngày 12/6, Sở GD-ĐT nhận được thông tin Cambridge ngừng hợp tác với EMG, vì vậy, Sở thông báo ngừng chương trình Cambridge.

Ông Sơn cho biết, chỉ yêu cầu phía EMG phải làm sao đảm bảo theo đề nghị của Sở, và EMG và CIE đã đảm bảo chương trình đến 2018.

Về việc vẫn hợp tác với EMG, ông Sơn cho biết bất kì một đơn vị nào có năng lực, uy tín đều được Sở mở của đón nhận. Ngoài EMG Sở vẫn chọn rất nhiều sự hợp tác khác.

Cambridge ngưng hợp tác với EMG do không tìm được tiếng nói chung

Tại cuộc họp báo, trước thắc mắc EMG bị phía CIE ngưng hợp đồng do không đảm bảo chất lượng, bà Nguyễn Phương Lan, Phó Chủ tịch tập đoàn EMG Education, phụ trách học vụ cho biết hợp đồng phân phối cho phép công ty này thay mặt khảo thí, phân phối, triển khai chương trình cho CIE. Đây là hợp đồng có thời hạn.

Kể từ năm 2013, hai bên đã nói rất nhiều đến vấn đề tích hợp. Từ tháng 12/2011, vấn đề này đã được chuẩn bị. Như vậy, CIE sẽ là giải pháp đầu ra chứ không phải giải pháp duy nhất.

“Chúng tôi đã làm việc với CIE nhưng không được hưởng ứng, bên đó chỉ muốn làm theo đúng quy chuẩn của CIE mà thôi.  Nếu CIE không chủ động ngừng phân phối thì chúng tôi cũng sẽ chủ động ngừng phân phối để tập trung cho những chương trình mới”.

  •  Lê Huyền (lược ghi)