- Nước Đức, một chiều hè rực rỡ ở Blankenese (Hamburg), nữ nhà báo Friederike ngồi một góc yên ắng trong tòa nhà cổ có tên Elsa Brandstrom. Cô thu mình lại, tránh những tiếng nhạc náo nhiệt của nhóm phóng viên trẻ tới từ nhiều quốc gia khác nhau. Đối với Friederike, gặp các phóng viên trẻ từ nhiều quốc gia khác nhau là một điều rất thú vị, để có thể tìm hiểu, và trả lời những suy nghĩ của cô về đất nước đó.
TIN BÀI KHÁC
"Theo một cách nào đó, chúng ta vẫn thuộc về quá khứ"
Friederike thắc mắc về Việt Nam. Cô không hiểu tại sao sau bao nhiêu máu đã đổ, bom đã rơi, người Việt Nam vẫn có thể bắt tay với người Mỹ chỉ vài thập kỷ sau khi chiến tranh kết thúc. Cô không biết lớp trẻ sinh ra sau chiến tranh của một đất nước từng phải hít thở bằng mùi khói súng hàng chục năm ròng đang và sẽ nghĩ gì về sự hy sinh của lớp người đi trước.
Friederike cho rằng, những người người trẻ đó hẳn là sẽ vô cùng trân trọng quá khứ của dân tộc họ. Bởi theo cô, lịch sử nhuốm đầy máu và nước mắt lên chính mảnh đất Việt Nam - mà nhờ vậy, cuộc sống của một dân tộc mới, và hàng triệu con người mới đang nở hoa.
Friederike cho biết, cảm giác đó chắc chắn hoàn toàn khác so với những người trẻ của nước Đức sinh ra sau chiến tranh như cô.
Không chỉ thế hệ của Friederike (thuộc nhóm 7X) sinh ra trong tủi hổ, đau khổ vì lịch sử dân tộc mình.
Cô nói: "Chúng tôi hầu như không bao giờ muốn trưng quốc kỳ của mình. Nó chỉ khiến chúng tôi xấu hổ. Cách đây 10 năm, khi lần đầu tiên ra nước ngoài, tôi còn cảm thấy sợ khi phải chìa ra hộ chiếu của mình. Không chỉ có tôi, mà những người bạn đều có cảm giác đó".
Giới truyền thông Đức đã có lúc nín lặng khi loạt phim Holocaust phát sóng. Rất nhiều người không trách họ vì sự không-cất-lên-lời này. Quá khứ của đất nước này chất chứa nhiều niềm đau. Đây không chỉ là nỗi đau khổ, mà xét về khía cạnh nào đó, chính là số phận của (hơn) một thế hệ hậu chiến của Đức. Rất nhiều người trong số lớp trẻ hiện của Đức đã chọn cách dũng cảm đối mặt, thay vì chối bỏ lịch sử hoặc vờ như để nó ngủ yên.
Một nhà báo khác của Đức phản ứng dữ dội khi một sinh viên Pakistan nói rằng, anh ta ngưỡng mộ cách người Đức ứng xử với quá khứ.
Nhà báo này đã thẳng thắn rằng: "Tôi chẳng có gì tự hào về nó cả. Tôi xấu hổ. Và chúng tôi buộc phải chấp nhận nó. Bạn có thể thấy ,giờ đây, chúng tôi khoác quốc kỳ trên người, đó chỉ vì quá khứ cũng đã lùi ra một quãng khá xa, và cũng chỉ trong các trận bóng đá quốc tế mà thôi".
Nhưng trên thực tế, những gì người Đức đối xử với quá khứ của mình, thực sự khiến cho nhiều người phải hổ thẹn cho tới đau lòng khi nghĩ đến chính dân tộc mình.
Tất cả thông tin về nạn nhân Do Thái xấu số đều được lưu trữ cẩn thận, từng ngôi nhà có người bị thiệt mạng, bị hại trong chiến tranh đều được đánh dấu bằng một viên gạch đồng - ghi đầy đủ tên tuổi, ngày mất.
Tại Berlin có một không gian đặc biệt, gồm các cột đá màu ghi sẫm cao, thấp khác nhau, xếp trên mặt bằng lồi lõm.
Bất kỳ ai bước vào không gian này sẽ cảm nhận được nỗi tuyệt vọng mà những người Do Thái từng phải trải qua trong cái trại tập trung của Đức Quốc xã.
Bất kỳ ai ngồi, đứng, nô đùa trên những khối đá thấp đều bị coi là phỉ báng vào quá khứ...
Khắp nước Đức, luôn có những dấu tích nhắc nhở người dân nước này không bao giờ quên lịch sử đã diễn ra như thế nào.
Trên hết, khi nhìn vào cách ứng xử đó của thế hệ hậu chiến, trực tiếp hay gián tiếp - người ta có thể sẽ tự rút ra hai bài học lớn: Thứ nhất, đó là tôn trọng sự thật - dù cho nó tàn nhẫn và đau đớn tới mức nào; Thứ hai: đó là một lòng yêu nước -đầy-trách-nhiệm- với lịch sử.
Còn thế hệ trẻ của Việt Nam thì sao?
Friederike giải thích về thái độ của người Đức đối với quá khứ, đó là bởi họ có một bề dày lịch sử rất lâu dài. Và ai trong số họ cũng có "thói quen" soi lại mình trong dòng lịch sử của đất nước.
Lối tư duy này không giống như người Mỹ - cuộc sống hướng tới tương lai nhiều hơn.
Friederike đặt lại câu hỏi với Việt Nam - vậy người Việt Nam hướng tới tương lai nhiều hơn hay ngẫm nghĩ về quá khứ của họ nhiều hơn?
"Người Việt Nam hiểu rõ đau thương trong lịch sử của mình, hơn ai hết họ hiểu rõ giá trị của hòa bình trong hiện tại, và nỗ lực hướng tới một tương lai mới" - một học viên đến từ Việt Nam đã trả lời câu hỏi của Friederike. Một câu trả lời "tròn trịa" và chỉ sau đó một tích tắc, anh đã hồ nghi chính câu trả lời của mình. Câu nói đó, đúng hơn, là mong muốn của riêng cá nhân anh.
Những bài học vỡ lòng tiếng Việt của anh bắt đầu bằng câu "đất nước ta rừng vàng, biển bạc".
Nhưng khi 20 tuổi, anh hiểu rằng đất nước của mình nằm trong nhóm các quốc gia nghèo gần nhất thế giới.
Suốt 12 năm phổ thông, anh được dạy từ những trang sách về những cuộc chiến tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, những trang sử hào hùng bao đời cha ông gây dựng.
Nhưng khi 20 tuổi, anh bắt đầu (muộn màng) nhận ra những "khoảng tối" của lịch sử, ngửi thấy mùi máu, nước mắt và sự thảm khốc của chiến tranh trong những trang sách ít ỏi...
Quá khứ đau thương, quá khứ hào hùng đều đã khép lại. Thế hệ mới sinh ra, cần phải sống tiếp, và bắt đầu trang mới.
Anh cũng phải hối hả lo học hành, để tìm một công việc tốt, một chỗ đứng tốt trong xã hội như bao người khác. Nhưng ,anh không bao giờ quên nỗi ám ảnh của chiến tranh, bởi ông nội và bao người khác đã hy sinh ở chiến trường.
Anh từng ôm lý tưởng cao đẹp của thế hệ trước với những quyển sách gối đầu giường một thời như "Ruồi trâu", "Thép đã tôi thế đấy". Đến năm 21 tuổi, mọi lý tưởng đó của anh vỡ vụn khi nhận ra rằng đó chỉ là một sự duy ý chí.
Thực tế xã hội đang sống có thể đã đi quá xa so với nhận thức của anh.
Anh chỉ có một sự lựa chọn duy nhất: trung thực chấp nhận thực tế như nó vốn có. Và điều duy nhất mà giờ đây anh có thể làm, đó là sống có ích và trách nhiệm với bản thân mình trước tiên.
Lý tưởng cuồng nhiệt trước kia của anh, giờ có lẽ đã không còn "hợp thời".
Những cú "sốc" đầu đời trở thành bài học quý giá, bởi chẳng ai trưởng thành mà không đau đớn.
Sợ người khác bảo là "hâm", anh thủ thỉ với một người bạn thân rằng: "Đến bây giờ, tớ có thể nói rằng - tớ vẫn rất yêu nước!".
Anh thanh niên nọ đi tìm câu trả lời cho chính mình: "Tôi là ai? Tôi sống để làm gì?" bằng tình yêu nước trong sáng của mình khi định vị bản thân trong dòng chảy đất nước. Còn bạn - những người Việt trẻ tuổi, đã tìm thấy câu trả lời cho mình chưa? Xin các bạn hãy viết tiếp những câu trả lời của riêng mình bằng tình cảm mà bạn dành cho đất nước.
Bài viết gửi theo địa chỉ: bangiaoduc@vietnamnet.vn hoặc theo mẫu phản hồi dưới đây:
TIN BÀI KHÁC
Phản đề của một 9X về sự hy sinh
Tranh luận lại với nữ sinh Ams về hy sinh
Chuyến di chuyển hổ thẹn khỏi thảm hoạ
TS Việt Nam học giải mã 'tính cách Nhật'
Tranh luận lại với nữ sinh Ams về hy sinh
Chuyến di chuyển hổ thẹn khỏi thảm hoạ
TS Việt Nam học giải mã 'tính cách Nhật'
"Theo một cách nào đó, chúng ta vẫn thuộc về quá khứ"
Friederike thắc mắc về Việt Nam. Cô không hiểu tại sao sau bao nhiêu máu đã đổ, bom đã rơi, người Việt Nam vẫn có thể bắt tay với người Mỹ chỉ vài thập kỷ sau khi chiến tranh kết thúc. Cô không biết lớp trẻ sinh ra sau chiến tranh của một đất nước từng phải hít thở bằng mùi khói súng hàng chục năm ròng đang và sẽ nghĩ gì về sự hy sinh của lớp người đi trước.
Friederike cho rằng, những người người trẻ đó hẳn là sẽ vô cùng trân trọng quá khứ của dân tộc họ. Bởi theo cô, lịch sử nhuốm đầy máu và nước mắt lên chính mảnh đất Việt Nam - mà nhờ vậy, cuộc sống của một dân tộc mới, và hàng triệu con người mới đang nở hoa.
Friederike cho biết, cảm giác đó chắc chắn hoàn toàn khác so với những người trẻ của nước Đức sinh ra sau chiến tranh như cô.
Không chỉ thế hệ của Friederike (thuộc nhóm 7X) sinh ra trong tủi hổ, đau khổ vì lịch sử dân tộc mình.
Cô nói: "Chúng tôi hầu như không bao giờ muốn trưng quốc kỳ của mình. Nó chỉ khiến chúng tôi xấu hổ. Cách đây 10 năm, khi lần đầu tiên ra nước ngoài, tôi còn cảm thấy sợ khi phải chìa ra hộ chiếu của mình. Không chỉ có tôi, mà những người bạn đều có cảm giác đó".
Khu vực tưởng niệm những người Do Thái đã mất trong thế chiến 2, tại thủ đô Berlin. |
Một nhà báo khác của Đức phản ứng dữ dội khi một sinh viên Pakistan nói rằng, anh ta ngưỡng mộ cách người Đức ứng xử với quá khứ.
Nhà báo này đã thẳng thắn rằng: "Tôi chẳng có gì tự hào về nó cả. Tôi xấu hổ. Và chúng tôi buộc phải chấp nhận nó. Bạn có thể thấy ,giờ đây, chúng tôi khoác quốc kỳ trên người, đó chỉ vì quá khứ cũng đã lùi ra một quãng khá xa, và cũng chỉ trong các trận bóng đá quốc tế mà thôi".
Khi nhìn vào cách ứng xử đó của thế hệ hậu chiến, trực tiếp hay gián tiếp - người ta có thể sẽ tự rút ra hai bài học lớn: Thứ nhất, đó là tôn trọng sự thật - dù cho nó tàn nhẫn và đau đớn tới mức nào; Thứ hai: đó là một lòng yêu nước -đầy-trách-nhiệm- với lịch sử. |
Tất cả thông tin về nạn nhân Do Thái xấu số đều được lưu trữ cẩn thận, từng ngôi nhà có người bị thiệt mạng, bị hại trong chiến tranh đều được đánh dấu bằng một viên gạch đồng - ghi đầy đủ tên tuổi, ngày mất.
Tại Berlin có một không gian đặc biệt, gồm các cột đá màu ghi sẫm cao, thấp khác nhau, xếp trên mặt bằng lồi lõm.
Bất kỳ ai bước vào không gian này sẽ cảm nhận được nỗi tuyệt vọng mà những người Do Thái từng phải trải qua trong cái trại tập trung của Đức Quốc xã.
Bất kỳ ai ngồi, đứng, nô đùa trên những khối đá thấp đều bị coi là phỉ báng vào quá khứ...
Khắp nước Đức, luôn có những dấu tích nhắc nhở người dân nước này không bao giờ quên lịch sử đã diễn ra như thế nào.
Trên hết, khi nhìn vào cách ứng xử đó của thế hệ hậu chiến, trực tiếp hay gián tiếp - người ta có thể sẽ tự rút ra hai bài học lớn: Thứ nhất, đó là tôn trọng sự thật - dù cho nó tàn nhẫn và đau đớn tới mức nào; Thứ hai: đó là một lòng yêu nước -đầy-trách-nhiệm- với lịch sử.
Còn thế hệ trẻ của Việt Nam thì sao?
Friederike giải thích về thái độ của người Đức đối với quá khứ, đó là bởi họ có một bề dày lịch sử rất lâu dài. Và ai trong số họ cũng có "thói quen" soi lại mình trong dòng lịch sử của đất nước.
Lối tư duy này không giống như người Mỹ - cuộc sống hướng tới tương lai nhiều hơn.
Friederike đặt lại câu hỏi với Việt Nam - vậy người Việt Nam hướng tới tương lai nhiều hơn hay ngẫm nghĩ về quá khứ của họ nhiều hơn?
"Người Việt Nam hiểu rõ đau thương trong lịch sử của mình, hơn ai hết họ hiểu rõ giá trị của hòa bình trong hiện tại, và nỗ lực hướng tới một tương lai mới" - một học viên đến từ Việt Nam đã trả lời câu hỏi của Friederike. Một câu trả lời "tròn trịa" và chỉ sau đó một tích tắc, anh đã hồ nghi chính câu trả lời của mình. Câu nói đó, đúng hơn, là mong muốn của riêng cá nhân anh.
Lý tưởng cuồng nhiệt trước kia của anh, giờ có lẽ đã không còn "hợp thời".Những cú "sốc" đầu đời trở thành bài học quý giá, bởi chẳng ai trưởng thành mà không đau đớn. |
Nhưng khi 20 tuổi, anh hiểu rằng đất nước của mình nằm trong nhóm các quốc gia nghèo gần nhất thế giới.
Suốt 12 năm phổ thông, anh được dạy từ những trang sách về những cuộc chiến tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, những trang sử hào hùng bao đời cha ông gây dựng.
Nhưng khi 20 tuổi, anh bắt đầu (muộn màng) nhận ra những "khoảng tối" của lịch sử, ngửi thấy mùi máu, nước mắt và sự thảm khốc của chiến tranh trong những trang sách ít ỏi...
Quá khứ đau thương, quá khứ hào hùng đều đã khép lại. Thế hệ mới sinh ra, cần phải sống tiếp, và bắt đầu trang mới.
Anh cũng phải hối hả lo học hành, để tìm một công việc tốt, một chỗ đứng tốt trong xã hội như bao người khác. Nhưng ,anh không bao giờ quên nỗi ám ảnh của chiến tranh, bởi ông nội và bao người khác đã hy sinh ở chiến trường.
Anh từng ôm lý tưởng cao đẹp của thế hệ trước với những quyển sách gối đầu giường một thời như "Ruồi trâu", "Thép đã tôi thế đấy". Đến năm 21 tuổi, mọi lý tưởng đó của anh vỡ vụn khi nhận ra rằng đó chỉ là một sự duy ý chí.
Thực tế xã hội đang sống có thể đã đi quá xa so với nhận thức của anh.
Anh chỉ có một sự lựa chọn duy nhất: trung thực chấp nhận thực tế như nó vốn có. Và điều duy nhất mà giờ đây anh có thể làm, đó là sống có ích và trách nhiệm với bản thân mình trước tiên.
Lý tưởng cuồng nhiệt trước kia của anh, giờ có lẽ đã không còn "hợp thời".
Những cú "sốc" đầu đời trở thành bài học quý giá, bởi chẳng ai trưởng thành mà không đau đớn.
Sợ người khác bảo là "hâm", anh thủ thỉ với một người bạn thân rằng: "Đến bây giờ, tớ có thể nói rằng - tớ vẫn rất yêu nước!".
- K. Minh
Anh thanh niên nọ đi tìm câu trả lời cho chính mình: "Tôi là ai? Tôi sống để làm gì?" bằng tình yêu nước trong sáng của mình khi định vị bản thân trong dòng chảy đất nước. Còn bạn - những người Việt trẻ tuổi, đã tìm thấy câu trả lời cho mình chưa? Xin các bạn hãy viết tiếp những câu trả lời của riêng mình bằng tình cảm mà bạn dành cho đất nước.
Bài viết gửi theo địa chỉ: bangiaoduc@vietnamnet.vn hoặc theo mẫu phản hồi dưới đây: