- Chứng “nghiện biên chế” bộc phát thời kỳ xác lập xong nền kinh tế thị trường mang màu sắc này kia.

{keywords}

Một "giấc mơ Trung quốc khác là các trường - viện đầu ra được bao cấp về lương bổng, chế độ

Khát vọng “đày tớ công”

Trong cuốn sách mới ra của mình về chủ đề tham nhũng ở Trung Quốc - kinh tế Larry Lang viết:

“Như mọi người đều biết, thập kỷ vừa qua số lượng các ứng viên cho các vị trí ‘công bộc’ ở Trung Quốc đã tăng lên tới 11 lần. Năm 2003, số ứng viên đỗ sát hạch tuyển viên chức là 1,25 triệu người; với tỷ lệ 1 chọi 23.

Tới năm 2013, có 1,52 triệu ứng viên vượt qua được thi tuyển viên chức, và tỷ lệ là 1 chọi 80 (!) Chức danh tranh chấp nhiều nhất - ghế điều tra viên thuộc Cục Thống kê quốc gia, chi nhánh Nanchuan, là 1 chọi ... 9470 người. Nguồn chính của ứng viên (thi công chức) là những sinh viên mới tốt nghiệp.

Ở Singapore, chỉ có 2% sinh viên ra trường muốn trở thành ‘công bộc’; ở Mỹ: 3%; và ở Pháp:  5%. Ở Nhật, “công bộc” là nghề thứ 53 mà người tìm việc muốn chọn. Ở Anh, nó nằm trong số 20 nghề nghiệp tồi tệ nhất. Tuy nhiên, ở Trung Quốc có tới 76,4 % cử nhân ra trường muốn trở thành công bộc. Đây là chuyện bình thường ?”

Để trả lời câu hỏi này, tác giả Larry Lang đã phải viện đến... một lãnh đạo chủ chốt của nước Nga, ông Dmitri Medvedev.

Larry Lang viết tiếp:

“Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev có lần tuyên bố: ‘Hiện tượng lạ, là các bạn trẻ cứ muốn trở thành công bộc, làm tôi lo ngại. Khi một người trẻ tuổi kiên định lựa chọn con đường làm công chức, chúng ta cần đặt một số câu hỏi. Đây có phải là nghề rất oai? Không hẳn như vậy. Được trả công cao? Cũng không. Vậy, vì sao thanh niên cứ chọn đường này để tiến thân? Đó là vì đây là cách làm giàu nhanh. Do đó, chọn đường hoạn lộ (làm quan chức) là rất phổ biến ở Nga. Và điều này cho thấy ở nước Nga đang có vấn nạn tham nhũng nghiêm trọng’.”

“Một điều tra vào năm 2011 đã chỉ ra rằng hơn một nửa số người ở độ tuổi từ 18 đến 30 (ở Trung Quốc) cho rằng làm một công bộc là tốt hơn là thành một doanh nhân. Có vẻ những những người trẻ ở cả Nga và Trung Quốc đều khát vọng trở thành viên chức. Tại sao vậy? Đó là bởi vì hai nước này đều có các vấn nạn tham nhũng nghiêm trọng” - Larry Lang tự trả lời.

Chạy trường, chạy chức

{keywords}

Quan tham: Nếu quan trường không phải nơi làm giàu, thì kể cả cầu xin ta, ta cũng chẳng làm quan

Sau khi lọt vào biên chế, để bám trụ và thăng tiến theo kiểu “ngồi mát ăn bát vàng”, chắc chắn phải quan tâm đến “thị trường phẩm hàm”, và tham gia họp chợ này. Manh nha từ thời bao cấp, dạng tham nhũng “buôn quan bán chức” đã trở thành một đặc trưng của mặt trái của thời chuyển đổi nền kinh tế sang thị trường, khi sự trơ trẽn lên ngôi cùng tính cách “con buôn” trong áo quan chức. Tham gia vào thị trường phẩm hàm đảm bảo cho “học dốt vẫn được lên lớp”, tức là đường hoạn lộ vẫn thênh thênh.

Chứng nghiện biên chế càng nặng, thị trường phẩm hàm đủ loại càng sôi nổi và đa dạng. Chẳng hạn, rễ của “khát vọng” được tham nhũng không chỉ “thò” lên ở mốc thi tuyển vào các vị trí trong biên chế, mà thấp thoáng cả ở khâu tuyển sinh các trường đào tạo ra diện được bao cấp hậu hĩ. Đến mức hình thành cả một thị trường đen “mại” các suất vào các trường “đeo lon”.

Theo các báo ở Đại lục, mơ tưởng đưa con vào học các trường, học viện thuộc khối quốc phòng - an ninh vẫn đang làm nhiều phụ huynh Trung Quốc mất tiền vì nạn “cò chạy trường”.

Quay lại với Larry Lang, ông viết: “... Một khi loại hình tham nhũng này (buôn quan bán chức ở Trung Quốc) thành một dây chuyền công nghiệp, nó sẽ trở thành một quy trình có hệ thống (systematic pattern). Các quan chức tham nhũng sẽ có mặt trong tất cả các chức vụ và ban bộ, cùng với họ, khâu chi trả và duyệt chi đều bị ngập vào nạn tham nhũng. Thêm nữa, nạn tham nhũng do buôn bán chức vụ trong chính phủ sẽ làm phương hại đến sự phát triển của cả nước”.

Phát tài nhanh, rủi ro ít

Liên tục các tin về đại quan tham X., hoặc Y bị tử hình dưới chân Vạn Lý Trường Thành, nhưng “dây chuyền công nghiệp” của tham nhũng vẫn y nguyên? Vì, hàng trăm, hàng ngàn ứng viên vẫn ồ ạt đấu với nhau để được tuyển vào một chức danh thuộc biên chế, như một biểu hiện cho đất nước mà tệ nạn tham nhũng là “nghiêm trọng”, theo tác giả Larry Lang, và thủ tướng Medvedev.

Bên cạnh những chiến dịch rầm rộ chống tham nhũng, số liệu chính thức cho thấy chưa đầy 3% quan chức tham nhũng ở Trung Quốc bị bỏ tù.  Kết quả là, tham nhũng chốn quan trường Trung Quốc trở thành một hoạt động lời lãi cao, mạo hiểm ít - học giả và chuyên gia của Worl Bank nhận định, trong một hội thảo quốc tế về chủ đề tham nhũng và tương lai Trung quốc.

  • Lê Đỗ Huy