Đề xuất của TS Nguyễn Trường Giang (đại diện Bộ Tài chính) đưa ra trong tham luận "đổi mới chính sách huy động và phân bổ nguồn lực tài chính đối với giáo dục ĐH ở Việt Nam, thực hiện mục tiêu chất lượng, công bằng và hiệu quả" tại cuộc đối thoại giáo dục tổ chức ngày 31/7.

Theo số liệu mà ông Nguyễn Trường Giang cung cấp, học phí là nguồn thu chủ yếu của các cơ sở đào tạo.

Từ năm 1998 đến năm 2010 đã 3 lần có quyết định, nghị định của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng học phí. Mặc dù vậy, theo tính toán đến năm 2015 mức thu học phí cũng chỉ đáp ứng được tù 50% - 60% chi phí đào tạo cần thiết. Thu từ khoa học và công nghệ, cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp.

Nếu so sánh thay đổi mức học phí trong mối tương quan với với thay đổi mức tiền lương cơ bản, có thể thấy học phí ở giai đoạn này tăng 133%, trong khi lương cơ bản tăng 507%.

{keywords}

Ông Giang cho rằng mặt tích cực của chính sách học phí thấp là tạo cơ hội học tập cho học sinh, sinh viên, tăng quy mô.

Nhưng bên cạnh đó là hàng loạt hạn chế. Đó là: Mang tính bình quân, không khác biệt nhiều giữa các ngành đào tạo. Cơ sở đào tạo không có đủ nguồn tài chính cần thiết để bù đắp chi phí đào tạo, đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng....

Chính sách học phí này cũng khiến cho cơ sở đào tạo ngoài công lập không cạnh tranh được với các cơ sở đào tạo công lập. Học sinh thuộc gia đình có thu nhập cao và học sinh thuộc gia đình có thu nhập thấp cùng đóng một mức học phí thấp như nhau, trong khi đó học sinh thuộc các gia đình có thu nhập cao chiếm tỷ trọng cao trong các cơ sở đào tạo công lập, dẫn đến việc nhà nước đang trợ cấp ngược cho người có thu nhập cao.

Với thực trạng này, đề xuất của ông Giang là phải khẩn trương sửa đổi chính sách học phí theo hướng chuyển chính sách học phí sang cơ chế giá dịch vụ.

Theo đó, học phí tính đủ chi phí đào tạo cần thiết theo chuẩn đầu ra. Học phí tương xứng với chất lượng đào tạo, thu học phí cao đối với đào tạo chất lượng cao.

Học phí được tính theo cơ chế thị trường đối với những ngành học xã hội có nhu cầu cao, có khả năng XHH cao.

“Nhà nước tiếp tục hỗ trợ thông qua học phí đối với một số ngành học xã hội đang thiếu. Cần công khai, minh bạch hóa các nguồn thu tài chính ngoài học phí, tăng nguồn tài chính thông qua gắn kết hoạt động đào tạo với nghiên cứu khoa học, chuyển giao, cung cấp dịch vụ ứng dụng khoa học và công nghệ theo nhu cầu xã hội” – ông Giang đề nghị.

Cần đấu thầu kinh phí đào tạo

Những hạn chế được đề cập là việc phân bổ NSNN mang tính bình quân, chưa gắn với kết quả số lượng, chất lượng đào tạo, chưa tạo động lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng.

Phân bổ còn nặng về bao cấp, chưa tạo động lực để khuyến khích cơ sở đào tạo tự chủ về kinh phí hoạt động, tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên, không nhận NSNN.

{keywords}

Với những nhận định nêu trên, ông Giang đề xuất phải thay đổi việc phân bổ NSNN đối với các cơ sở đào tạo công lập, từ theo các tiêu chí đầu vào sang việc phân bổ NSNN theo tiêu chí đầu ra, gắn với các hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, định mức phân bổ chi phí có tính khoa học.Chưa bình đẳng giữa cơ sở đào tạo công lập và ngoài công lập; Chưa có cơ chế để nguồn lực công được phân bổ cho những cơ sở đào tạo có khả năng sử dụng hiệu quả nhất, cho những học sinh có khả năng nhất.

Gắn việc phân bổ kinh phí với các kết quả đánh giá, kiểm định về chất lượng đào tạo.

Thay đổi việc hỗ trợ NSNN đối với tất cả các ngành học, sang việc chỉ hỗ trợ đối với một số ngành học xã hội mất cân đối. Thay đổi việc hỗ trợ NSNN cho cơ sở đào tạo sang hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng.

Cần thực hiện chính sách nhà nước đặt hàng đối với một số ngành đào tạo khoa học cơ bản, khoa học xã hội nhân văn, nông nghiệp nông thôn, y tế, năng lượng nguyên tử... phù hợp với nhu cầu sử dụng của Nhà nước.

Ông Giang cũng cho rằng cần thay đổi phương thức miễn thu học phí đối với học sinh sư phạm hiện nay bằng cách Nhà nước tạo điều kiện cho học sinh theo học ngành sư phạm được vay tín dụng. Sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong lĩnh vực sư phạm sẽ được xóa nợ cả gốc và lãi.

Thay đổi việc hỗ trợ qua học phí đối với tất cả sinh viên công lập như hiện nay bằng việc xây dựng tiêu chí để cấp học bổng Chính phủ đối với học sinh tài năng, học sinh học một số ngành nghề đặc biệt theo yêu cầu của Nhà nước.

“Với việc thay đổi chính sách thu học phí, thay đổi chính sách phân bổ NSNN, thay đổi, tái cơ cấu chi của NSNN, chúng ta vẫn hoàn toàn có có thể xây dựng được một hệ thống giáo dục đại học có chất lượng, gắn với mục tiêu công bằng và hiệu quả” – ông Giang khẳng định.

Ngân Anh