Nó nằm ở một từ có 4 chữ cái rất nhỏ: tình yêu (love).

Chúng ta đang sống trong hệ thống giáo dục chỉ có một cái khuôn áp cho mọi đứa trẻ. Nó giống như một nhà máy sản xuất – nơi đặt con cái mình vào băng chuyền của nhà trường.

Các em sẽ di chuyển từ lớp này lên lớp kia trong khi giáo viên cố nhào nặn bọn trẻ theo cái khuôn ấy, sẵn sàng bỏ qua những trẻ có hình dạng không vừa với cái khuôn, rồi cuối cùng thẳng tay vứt bỏ, hi vọng chúng tự tìm được thành công.

Còn nếu các em không thành công, hẳn là lỗi của cha mẹ? Một số ít trẻ may mắn đáp ứng được kỳ vọng của thế giới xung quanh mình.

{keywords}
Hệ thống giáo dục dây chuyền

Tuy nhiên, hầu hết bọn trẻ mắt tròn mắt dẹt sợ hãi. Các en không thể tìm được vị thế của mình hay tìm ra mình là ai. Các em không được chuẩn bị cho một thế giới đòi hỏi phải tư duy sáng tạo, đặt câu hỏi về bản chất hay cảm nhận bất cứ thứ gì, bởi vì cảm nhận không phải là một tiêu chuẩn phải đáp ứng trong nhà máy sản xuất hàng loạt đó.

Thậm chí tệ hơn, một số trẻ bị tổn thương đến mức mất hết hi vọng và từ bỏ một số giai đoạn của bộ máy đó. Những đứa trẻ này bị bỏ lại phía sau và bị lãng quên. Các en bị ném sang một bên giống như một viên kẹo M&M ra lò có hình vuông chứ không phải hình tròn.

Vậy, vấn đề nằm ở đâu? Nó nằm ở một từ có 4 chữ cái rất nhỏ: tình yêu (love).

Theo ý tôi, tình yêu ở đây là lòng từ bi, sự kết nối, hiểu về thế giới nội tâm và quan hệ xã hội của con em chúng ta.

Hệ thống giáo dục hiện tại của chúng ta đang thiếu tất cả yếu tố đó. Dường như không ai quan tâm tới cảm xúc của bọn trẻ. Tại sao? Tất cả chúng ta đều có cảm xúc và một đời sống nội tâm phong phú. Và rồi, khi kết thúc một ngày, là một người trưởng thành, chúng ta có đánh giá sự thành công của mình chỉ bằng cách xem thu nhận được bao nhiêu kiến thức hay kiếm được bao nhiêu tiền không?

Tôi từng đọc một cuốn sách của tác giả Leo Buscaglia có tên là “Sống, Yêu, Học” (Living, Loving, Learning).

Sách được viết vào những năm 70 và đến tận bây giờ vẫn còn gây ấn tượng mạnh với tôi. Trong đó, tác giả Buscaglia khẳng định: “Có lẽ, bản chất của giáo dục không phải là nhồi nhét vào đầu bạn những sự kiện, mà là giúp bạn phát hiện ra sự độc nhất của bản thân, dạy bạn cách phát triển nó, rồi sau đó dạy bạn cách giải phóng nó”.

Ông viết tiếp: “Hãy tưởng tượng thế giới này sẽ như thế nào nếu mọi người đều được khuyến khích để trở thành một người độc nhất. Không may là bản chất của hệ thống giáo dục hiện nay của chúng ta là làm cho ai cũng giống ai”.

Ông cũng trích dẫn lời của Leonard Silberman khi viết: “Tầm ảnh hưởng là thứ đang còn thiếu. Trường học đang là nơi thiếu niềm vui và ít cần động não, kìm hãm và hủy hoại sự sáng tạo, niềm vui của trẻ”.

{keywords}

"Điều mà tôi muốn làm là phá vỡ hoàn toàn những nhà máy sản xuất dây chuyền này và bắt đầu lại từ đầu"

Tôi không hiểu tại sao chúng ta luôn đánh giá sự thành công của một học sinh bằng khả năng học vẹt những sự kiện, ngày tháng, nhai lại những kiến thức mà giáo viên đã nói và đạt điểm cao trong những bài kiểm tra chuẩn hóa.

Tại sao chúng ta lại đo lường sự thành công bằng điểm số bài thi cuối năm, điểm số những khóa học nâng cao và việc có đỗ đại học hay không?

Nếu mục đích của chúng ta là sản xuất ra những kẻ lười biếng vô cảm, chỉ việc nhại lại những kiến thức đã được công nhận thì tôi không muốn là một người trong số đó.

Thứ mà bọn trẻ đang thiếu là ý thức chấp nhận, lòng vị tha, sự kết nối trong trường học. Bọn trẻ đang thiếu tình yêu trong lớp học. Trong hầu hết các trường hợp, những tấm gương nổi bật nhất trên thế giới về sự xuất chúng – có thể là trong học thuật, nghệ thuật hay lòng từ bi, nhân văn – thường được tìm thấy ở những học sinh có năng khiếu, tài năng được nuôi dưỡng theo cách riêng, chứ không theo kiểu dây chuyền.

Điều mà tôi muốn làm là phá vỡ hoàn toàn những nhà máy sản xuất dây chuyền này và bắt đầu lại từ đầu.

Hệ thống giáo dục hiện tại đã vô dụng và lỗi thời. Nó giết chết sự sáng tạo, sự tò mò và niềm vui của con cái chúng ta.

Tôi muốn bắt đầu bằng nền tảng của tình yêu và xây dựng một hệ thống giáo dục mới từ đó. Và giống như tác giả Leo Buscaglia đã nói, hãy tưởng tượng ra một thế giới mà ở đó ai cũng được khuyến khích để trở thành một người độc nhất. Hãy tưởng tượng đến điều đó.

Bài viết của tác giả Michelle Rose Gilman – người sáng lập Fusion Academy & Learning Center, hay còn gọi là Fusion. 

Fusion là một trường tư dành cho học sinh từ lớp 6 tới lớp 12. Tất cả các lớp học đều được hoạt động theo kiểu một thầy một trò.

Fusion được thành lập năm 1989, ban đầu chỉ là một lớp dạy kèm tại chính garage của bà Gilman ở Solana Beach, California. Nó nhanh chóng trở thành một nơi thu hút những học sinh không thể thích nghi được với mô hình giáo dục truyền thống.

Năm 2001, bà Gilman và cộng sự nhận ra rằng học sinh của họ cần nhiều hơn là chỉ hỗ trợ làm bài tập về nhà, tư vấn vào đại học và chuẩn bị cho kỳ thi. Họ đã kết hợp dịch vụ của mình với một chương trình giảng dạy toàn thời gian để xây dựng nên những thứ cơ bản nhất của Fusion ngày nay.

Năm 2009, Fusion được công nhận là một trong 5.000 doanh nghiệp tư nhân phát triển nhất nước Mỹ. Hiện tại, ngôi trường này có 14 cơ sở ở California và New York.

  • Nguyễn Thảo (Theo Huffington Post)