"Em làm thuê cho một xưởng may ở Sài Gòn nằm ở quận Tân Bình. Thời gian làm việc từ 7h30 đến 12h tối, có khi phải tăng ca đến 1-2 giờ sáng. Làm việc rất nhiều và mệt nhọc, lại cả mắng và đánh đập nữa..."
Đây là bài dự thi cuộc thi "Nếu em có quyền được thay đổi hoàn cảnh hiện nay của trẻ em Việt Nam, em muốn thay đổi cái gì vì lợi ích tốt đẹp nhất cho trẻ em Việt Nam?". Tác giả: Trần Thị Điệp, Lớp: 8/4, Trường THCS Thuận An, Thị Trấn Thuận An, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai “.
Câu thơ này ca ngợi về trẻ em và tầm quan trọng của trẻ em để phát triển một thế
giới ngày mai tươi sáng. Các em có quyền được học hành, được vui chơi, được tham
gia các công tác xã hội. Nhưng bên cạnh đó cũng có một số trẻ em cũng xa vào
hoàn cảnh khá khó khăn vì bố mẹ làm ăn khó khăn không có tiền cho các em đi học.
Tất cả các em đó đều muốn học hành để cùng vững bước với các bạn trên thế giới
và gần nhất là vui chơi và giao tiếp với các bạn xung quanh.
Nhiều trẻ em ngày nay vẫn bị buộc phải lao động như nô lệ. Ảnh minh họa
Nếu em có một ước muốn thì em muốn ước rằng
tất cả các trẻ em trên thế giới này điều được đến trường và vui chơi. Không phải
chịu áp lực của cuộc sống khốn khó. Bởi vì em muốn làm như vậy vì em biết rằng
chính bản thân em cũng từng không được hưởng những lợi ích mà em vốn được có và
cũng đã từng trải qua những hoàn cảnh hết sức khó khăn.
Cách đây 4 năm về trước em phải xa quê hương , xa gia đình và mái trường thân yêu của mình đề đi làm kiếm tiền phụ thêm cho gia đình ,cha mẹ. Trong khi đó em mới có 12 tuối và đang học lớp 6. Nhưng em không có quyền để lựa chọn vì gia đình em lúc đó rất thiếu thốn về mặt vật chất vì mẹ em ở nhà chỉ buôn bán nhỏ còn ba thì đi biển nhưng không đi được nhiều vì ba bị đau ở trên đầu.
Chuyện là như thế này năm xưa bố ở trên đảo không may bị ngã từ trên cao xuống và bị thương, đi khám thì bác sĩ nói bị chấn thương ở đầu. Vụ việc đó đã xẩy ra cách đây 10 năm rồi nhưng vẫn còn để lại di chấn đến ngày nay bởi vậy đi biển được ít lâu thì lại đâu đầu không thể đi tiếp được nữa. Có đi khám bác sĩ bao nhiêu lần thì đâu cũng vào đấy không thể khác được. Do đó em phải đi vào Sài Gòn làm để phụ thêm cho cha mẹ mong giúp được phần nào những khó khăn của bố mẹ. Dù biết rằng em rất muốn đi học nhưng hoàn cảnh khó khăn quá bố mẹ không thể lo cho em học được nữa.
Khi em đi em rất buồn, em như muốn khóc nhưng em không thể khóc vì nếu em khóc thì mẹ sẽ khóc theo nên em đã không khóc. Em đang cho mẹ thấy em không hề buồn khi đi xa gja đình, để bố mẹ yên tâm không lo lắng mà suy yếu tinh thần. Thế là sau 2 ngày em đã vào Tp HCM để làm việc.
Em làm thuê cho một xưởng may ở Sài Gòn
nằm ở quận Tân Bình. Thời gian làm việc ở đó từ 7h30 đến 12h tối. Mới những ngày
đầu em làm việc không quen nên mới chỉ có 10h là em đã buồn ngủ. Rồi một thời
gian làm việc thì cũng quen không còn buồn ngủ như trước nữa. Buổi sáng 7h30 em
phải dậy để làm việc đến 12h trưa rồi nghỉ để ăn cơm. Ăn xong nghỉ trưa đến 2
giờ rồi làm tiếp đến 7 giờ tối và nghỉ sau đó làm đến 12 giờ khuya, có khi phải
tăng ca đến 1-2 giờ sáng. Cứ làm như vậy cho đến hết năm
Điều kiện sống
cũng chẳng được tốt cả về ăn và sống. Trong khi đó thì làm việc lại rất nhiều và
mệt nhọc, lại cả mắng và đánh đập nữa chứ. Nhiều khi tăng ca đến 2h mà chỉ có
ngủ đến 7h30 dậy thôi chứ cũng không được 8h nữa. Nếu có trễ thì lại bị mắng,
ngủ thì trong một căn phòng rất nhỏ mà lại có tới 15 người ngủ. Nhưng đó mới chỉ
là con gái thôi còn con trai thì phải ngủ ngoài phòng khách có đặt cả mấy may
nữa chứ.
Sau một thòi gian làm việc mệt mỏi em cũng thích nghi được với cuộc sống. Không lâu sau mẹ em gọi vào nói với em là sẽ có người vào dẫn em ra. Trong lòng em rất muốn ra nhưng em không thể ra được vì em còn phải làm để gửi tiền ra cho mẹ nữa chứ, tuy em làm không được bao nhiêu nhưng cũng giúp thêm phần nào khó khăn cho bố mẹ cho cả gia đình.
Nhưng mẹ nói có ngưới giúp đỡ để em đi học và còn giúp đỡ gia đình chúng ta nữa. Vậy là em đã quyết định ra Huế như lời mẹ nói. Vài ngay sau anh Vân của Hội vào đưa em ra và một người đi cùng anh em cũng không biết đó là ai nữa. Trên đường về em không sao ngủ được vì nghĩ về việc em được ra quê gặp lại bạn bè và người thân là em cảm thấy rất sung sướng. Hai hôm sau em ra đến Huế gặp bố mẹ em ôm lấy họ và khóc rất nhiều.
Sau khi ra Huế em được Hội giúp đỡ và cho đi học lại em còn tham gia các hoạt động do Hội đề ra. Giờ em chỉ muốn học thật giỏi và đạt được ước mơ của mình là sẽ trở thành một họa sĩ tương lai. Nhưng em không thể thực hiện điều đó trước tiên được vì bây giờ đều em muốn thực hiện đầu tiên là có một ngôi nhà để ở cùng gia đình. Hiện giờ nhà em chỉ có thể ở trong một căn nhà có diện tích khá nhỏ trong khi đó nhà em có đến năm người và mỗi người thì cũng đã lớn rồi. Nhiều khi em muốn mình có một không gian riêng một căn phòng riêng để trang trí để làm những gì mà mình thích nhưng không có. Nhiều khi những nỗi buồn đó, em không biết nói với ai, tâm sự với bố mẹ thì chỉ làm cho bố mẹ buồn phiền thêm vì về mặt tài chính thì gia đình em chỉ có thể xoay xở trong việc ăn và sinh hoạt chứ không dư giả gì để xây lên một căn nhà cả.
Trong hoàn cảnh của em còn rất nhiều khó khăn nhưng xung quanh em có rất nhiều bạn nhỏ còn gặp rất nhiều khó khăn hơn em. Em thấy mình còn may mắn hơn các bạn khác là em còn được vui chơi, học tập và sống cùng bố mẹ còn các bạn khác thì không. Em nghĩ rằng không chỉ em và những bạn xung quanh em mà trên thế giới này đang có rất nhiều trẻ em đang muốn tổ chức giúp đỡ. Bởi vì đó nếu em có quyền được thay đổi hoàn cảnh hiện nay của trẻ em Việt Nam em muốn giúp đỡ các em khắp đất nước này đều phải được đến trường được vui chơi cùng bạn bè và được hưởng những quyền mà các em đó vốn được hưởng.
Qua bài viết này và tâm sự của em, em mong rằng các nhà hoạch định sẽ có những quyết định để giải quyết cho các em còn gặp khó khăn, giúp cho các em có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Cuộc thi "Nếu có quyền, trẻ em VN sẽ thay đổi điều gì?" |
Chủ đề: "Nếu em có quyền được thay đổi hoàn cảnh
hiện nay của trẻ em Việt Nam, em muốn thay đổi cái gì vì lợi ích tốt đẹp nhất
cho trẻ em Việt Nam?". Điều kiện dự thi: Cuộc thi dành cho trẻ em Việt Nam tuổi từ 12 đến 18 tuổi Bài dự thi gửi về: Đại sứ quán Thụy Điển - Số 2 Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội Hoặc Tòa soạn Báo VietNamNet - Số 4 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội Hoặc email: quyentreem@vietnamnet.vn Hạn nộp bài dự thi: 15/5/2011 Giải thưởng: 1 giải nhất; 2 giải nhì; 3 giải ba; 5 giải khuyến khích. Ngoài ra mỗi em được tặng một bộ truyện của nữ nhà văn nổi tiếng viết chuyện cho trẻ em của Thuỵ Điển, bà Astrid Lingren và quà lưu niệm của Báo VietNamNet. Ngày trao thưởng: 1/6/2011. |