"Ngày nào cũng vậy mỗi lần bố xay sỉn về là chửi ầm ĩ và đánh chị, em chúng tôi. Tôi là chị lớn trong nhà, là người chịu trận trong tất cả các trận đòn vô cớ của bố tôi… và tất cả nên tôi đã quen rồi…"

Tham gia cuộc thi "Nếu em có quyền được thay đổi hoàn cảnh hiện nay của trẻ em Việt Nam, em muốn thay đổi cái gì vì lợi ích tốt đẹp nhất cho trẻ em Việt Nam?", em Nguyễn Thị Lan, thôn Nhân Hữu, xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã gửi tới chương trình truyện ngắn "Khoảng trống" với mong ước là được tâm sự và được bạn bè bốn phương chia sẻ

“Xoảng, xoảng…” tiếng xoong, nồi va vào nhau chát chúa. Ba chị em tôi đang ngồi học trong nhà đều giật mình đứng dậy.

- Bố về rồi đấy chị, Hoa lên tiếng.
- Em đứng đây để chị ra dọn đồ, tôi nói.
- Thôi chị đừng ra kẻo bố lại đánh.

Mặc kệ lời khuyên của Hoa, tôi vẫn cứ chạy ra ngoài sân giếng nhìn bố tôi đang trong tình trạng xay sỉn, quần áo lấm lem, chân đi loạng choạng muốn ngã.

- Bố để con đỡ bố vào nhà, tôi cất tiếng: .
- Xê ra tao không cần “Cái lũ vịt rời chúng mày”… bốp, bốp …

Ngày nào cũng vậy mỗi lần bố xay sỉn về là chửi ầm ĩ và đánh chị, em chúng tôi. Tôi là chị lớn trong nhà, là người chịu trận trong tất cả các trận đòn vô cớ của bố tôi… và tất cả nên tôi đã “quen rồi”…


Em bé 2 tuổi (Đồng Nai) bị bố chém nứt sọ. Ảnh: Theo PL TP.HCM
Gia đình tôi ngày xưa cũng hạnh phúc như bao gia đình khác. Năm 2005, mẹ tôi đột ngột qua đời khi bé Hương - cô em gái út của tôi vừa tròn 6 tuổi, lúc đó tôi đang học lớp 9. Từ ngày mẹ tôi qua đời, bố tôi trở lên trầm hẳn, ngoài thời gian đi làm đồng về là bố tôi đi ngủ. Rồi bố tôi uống rượu, xay sỉn, đập phá… bát đĩa trong nhà không cái nào còn nguyên lành. Việc học hành của tôi bắt đầu bê trễ, đầu tiên là tôi hay bỏ học, được một tháng sau tôi bỏ hẳn. Khi tôi chính thức bỏ học cả lớp ai cũng tiếc nuối, người buồn nhất là cô giáo chủ nhiệm vì tôi là một học trò rất hiếu học và học giỏi, kết quả là 8 năm học của tôi đều là học sinh giỏi của nhà trường.

Khi nghỉ học tôi đã khóc, tôi buồn nhiều lắm... Rồi tất cả cũng đã qua khi tôi hiểu ra rằng nếu tôi tiếp tục đi học thì cái Hoa em tôi sẽ ra sao lại còn cái Hương còn nhỏ nữa. Là người chị cả trong nhà tôi thay mẹ chăm sóc cho cái Hương và dạy Hoa học, làm việc nhà, việc đồng áng… hầu hết mọi việc trong gia đình đều đến tay tôi, bởi vậy mà năm nay tôi 16 tuổi - cái tuổi người ta gọi là “phổng phao, trổ mã” vậy mà tôi vẫn “ốm đét” người ta nhìn tôi cứ tưởng tôi mới 10, 11 tuổi.

Tuổi thơ của tôi cứ trôi đi với bộn bề của cuộc sống. Cái tuổi mà đáng lý ra tôi đang còn sách cặp ngồi trên ghế nhà trường, cái tuổi mà cha, mẹ còn phải chăm lo cho từng miếng ăn, giấc ngủ… Vậy mà trong phút chốc cuộc đời tôi đã thay đổi từ một đứa trẻ tôi phải đảm nhiệm trách nhiệm thay mẹ để mỗi chiều đi làm đồng về trên con đê đầu làng là tôi thẫn thờ ngắm nhìn đám bạn bè đang tung tăng cắp sách đi học về.

Tối nay cũng như bao tối khác sau bữa cơm chiều tôi chỉ cho hai em học xong và dọn dẹp đi ngủ và nhìn sang giường bên thấy bố tôi đang ngủ rất ngon, từ sâu thẳm trong tiềm thức tôi hai dòng nước mắt trào ra khi mà tay tôi vân vê cuốn sách…

Cuộc thi "Nếu có quyền, trẻ em VN sẽ thay đổi điều gì?"

Chủ đề: "Nếu em có quyền được thay đổi hoàn cảnh hiện nay của trẻ em Việt Nam, em muốn thay đổi cái gì vì lợi ích tốt đẹp nhất cho trẻ em Việt Nam?".

Điều kiện dự thi:
Cuộc thi dành cho trẻ em Việt Nam tuổi từ 12 đến 18 tuổi

Bài dự thi gửi về:
Đại sứ quán Thụy Điển - Số 2 Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội

Hoặc Tòa soạn Báo VietNamNet - Số 4 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội

Hoặc email:
quyentreem@vietnamnet.vn

Hạn nộp bài dự thi:
15/5/2011

Giải thưởng:
1 giải nhất; 2 giải nhì; 3 giải ba; 5 giải khuyến khích.
Ngoài ra mỗi em được tặng một bộ truyện của nữ nhà văn nổi tiếng viết chuyện cho trẻ em của Thuỵ Điển, bà Astrid Lingren và quà lưu niệm của Báo VietNamNet.

Ngày trao thưởng:
1/6/2011.