- Để phản đối việc sáp nhập trường, gần 600 học sinh mầm non, tiểu học và THCS Hương Bình (Hương Khê, Hà Tĩnh) bị phụ huynh bắt phải ở nhà để gây áp lực.

Gần 2 tháng trôi qua, trong khi bạn bè trang lứa đã đến trường học được gần nửa học kỳ rồi thì 600 em này vẫn phải ở nhà. Đứa thì đi trâu, đứa đi bắt cá, đứa phải giữ em… nhiều đứa lang thang đầu làng cuối xóm chơi như ngày hè.

{keywords}
Để gây áp lực lên chính quyền và nhà trường, người dân đã cho các học sinh bậc mầm non, tiểu học nghỉ ở nhà. Toàn xã Hương Bình có gần 600 trẻ em nghỉ học.

{keywords}
Trong khi đó, trên các ngã đường dẫn vào xã, dù là ngày đầu tuần nhưng PV lại bắt gặp rất nhiều em ở mọi lứa tuổi: lớp 1, lớp 2 hay lớp 8, lớp 9 tụm lại chơi đùa với nhau.

{keywords}
Khi được hỏi lý do không tới lớp, hầu hết các em đều trả lời "Bố mẹ nói cứ ở nhà để…chờ cả làng".

{keywords}
Tại con đồi gần đường mòn HCM, chúng tôi bắt gặp 2 em Trần Văn Trung (học lớp 8) và Võ Văn Nam (lớp 9) đang chăn bò. Khi được hỏi vì sao thứ 2 mà không tới trường, nét mặt cả 2 em thoáng buồn cho biết, nghe bố mẹ nói là để bố mẹ "giữ trường" đã.

{keywords}
Cũng theo các em, rất nhiều bạn đồng trang lứa cũng chưa được tới lớp dù đồ dùng, sách vở và áo quần đã chuẩn bị từ lâu.

{keywords}
Tại cổng trường, trong số các bậc bô lão đang "giữ trường", có một cậu bé tay này đang cầm mút cây kem còn tay kia cầm…bộ bài 52 cây. Tên cậu bé là Thái Khánh Duy (5 tuổi, thôn Bình Minh) đã đủ tuổi đến trường mầm non, tuy nhiên cũng vì người lớn "bận" phản đối sáp nhập trường cấp 2" nên em vẫn đang ở nhà. Khi được hỏi có muốn tới trường không? Em Khánh lí nhí "Có ạ".

{keywords}
Hay em Dương Thị Phương Thảo (thôn Bình Thái) đáng lẽ em đã học lớp 6 nhưng do "không còn trường THCS Hương Bình" nên em phải ở nhà. "Em rất nhớ trường, nhớ lớp và nhớ thầy cô và các bạn. Tuy nhiên, bố mẹ bảo ở nhà, chưa cho đi học vì trường mới sẽ xa, không đủ sức mà đạp xe đi", em Thảo chia sẻ.

{keywords}
Gia đình ông Trần Hữu Đích (84 tuổi, thôn Bình Giang) có 3 người cháu là Trần Hữu Quang (4 tuổi), Trần Hữu Thắng (6 tuổi) và Trần Hữu (8 tuổi) cũng vì bố mẹ phản đối chuyện trường mà cả 3 chưa được tới trường. Vì thế lúc nào cũng phải có người ở nhà trông coi, ảnh hưởng tới việc sản xuất cho gia đình.

{keywords}
Hầu hết các em đều mong muốn được trở lại trường, đi học như bè bạn trang lứa. Tuy nhiên niềm mong ước này đang bị chính cha mẹ các em ngăn cản, chỉ vì phản đối chuyện sáp nhập..

{keywords}
Cùng thời điểm đó, các trường mầm non và tiểu học trên địa bàn xã Hương Bình vẫn vắng tanh. Ngoài việc duy trì giờ dạy, dọn dẹp trường lớp sạch sẽ, các giáo viên cũng thường xuyên tới tận từng hộ gia đình học sinh vận động, thuyết phục các phụ huynh và "mỏi mắt" chờ học sinh đi học lại.

{keywords}
Theo số liệu từ phòng GD&ĐT huyện Hương Khê, đến ngày 13/10, cả xã chỉ có 31/215 học sinh mầm non, 28/255 học sinh tiểu học và gần 65/247 học sinh THCS được đến trường. Và đa số các em được đi học là con em cán bộ và đảng viên trong các thôn trên địa bàn xã.

{keywords}
Trong bổi gặp mặt với người dân, lãnh đạo tỉnh huyện cho biết việc sáp nhập trường là không thể dừng. Và mong muốn người dân đưa con em tới trường để khỏi thất học. Tuy vậy, tình hình vẫn chưa có tiến triển. Trong khi cuộc "thi gan" giữa người lớn với nhau chưa ngã ngũ thì những đứa trẻ này lại phải "chịu trận".

Văn Đức