- Bên cạnh các loại sổ sách bắt buộc như giáo án, sổ chủ nhiệm, sổ ghi kế hoạch giảng dạy còn có các loại sổ như học bạ, sổ liên lạc, họp chuyên môn, lịch báo giảng… Những quyển sổ này hầu như giáo viên nào cũng phải hoàn thành.

Vẫn ngóng sổ “cứng”

Khi thực hiện quy định mới về đánh giá học sinh tiểu học, trước lo lắng có nhiều loại sổ sách phát sinh , ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT cho biết các trường không nhất thiết làm theo mẫu của Bộ GD-ĐT đưa ra mà có thể tự thiết kế cuốn sổ theo dõi, nhận xét HS tùy tình hình thực tế.

{keywords}
Để bớt phần việc cho giáo viên, nhiều trường sử dụng dấu mộc thay cho việc giáo viên viết nhận xét vào vở cho học sinh. (Ảnh: Đăng Duy).

Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn các trường tiểu học tại Hà Nội vẫn đang chờ cuốn sổ nhận xét đã được phát mẫu trong các buổi tập huấn về Thông tư 30.

“Trong tập huấn, chúng tôi cũng có được gửi tài liệu dạng word mẫu sổ đánh giá cho giáo viên với các nội dung cần ghi nhận xét, đánh giá về năng lực, phẩm chất của học sinh. Vì quy định mới, giáo viên đều lạ lẫm nên mặc định mẫu đó là cái cần triển khai đúng như vậy” – hiệu trưởng một trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội nêu ý kiến.

Tại một số trường tiểu học, mẫu sổ chính thức từ phòng GD-ĐT chưa gửi về. Giáo viên chuyên biệt đã được trường cho phép pho-to-cop-py mẫu sổ này để thực hiện. “Đợi đến khi có sổ chính sợ nhận xét không sát hoặc không làm kịp tiến độ năm học được” – một giáo viên chia sẻ.

Đối với giáo viên chủ nhiệm, mẫu sổ chủ nhiệm và sổ theo dõi chất lượng giáo dục hiện cũng chưa có. Giáo viên chủ yếu vẫn nhận xét hàng ngày trên vở của học sinh.

Đợi khi có mẫu chính thức, nhiều trường dự định sẽ mua cho tất cả giáo viên.

Gánh nặng sổ sách

Một giáo viên chuyên biệt chia sẻ chị dạy 21 lớp, sĩ số trung bình 40 học sinh trên lớp.

Theo quy định, cô giáo sẽ có sổ điểm và sổ nhật ký cho 21 lớp đó.

Với mẫu sổ hiện hành, một sổ sẽ ghi được danh sách 35 học sinh. Mỗi lớp, cop sẽ có 2 cuốn sổ điểm và một sổ nhật ký, tổng cộng là 63 cuốn sổ. Trước đó, giáo viên chỉ cần 1 cuốn sổ ghi cho 21 lớp do phần chấm điểm chỉ cần tích chữ V (nếu trò hoàn thành) hoặc dấu x (nếu trò chưa hoàn thành) bài học.

{keywords}

Các giáo viên tiểu học tham gia lớp tập huấn hướng dẫn thực hiện đánh giá học sinh theo cách mới ngày 15/10/2014. Ảnh: Hạ Anh

Đó là chưa kể giáo án, sổ hội họp, sổ dự giờ...

Một buổi dạy 5 tiết, mỗi ngày cô giáo này phải mang 15 cuốn sổ, chưa kể giáo án.

Bên cạnh các loại sổ sách bắt buộc như giáo án, sổ chủ nhiệm, sổ ghi kế hoạch giảng dạy còn có các loại sổ như học bạ, sổ liên lạc, họp chuyên môn, lịch báo giảng… Những quyển sổ này hầu như giáo viên nào cũng phải hoàn thành.

Rồi đến các công việc vừa liên quan đến chuyên môn như dự giờ (trung bình giáo viên một năm 18 tiết), tham gia tập huấn, bồi dưỡng… vừa liên quan đến hoạt động ngoại khóa như tham gia đoàn hội, các phong trào thi đua… Một số trường, giáo viên các tổ còn sáng kiến ra các loại sổ tay để ghi lại những tiến bộ của trò qua từng tiết học.

Phản ánh của một số trường tiểu học tại quận Đống Đa, Hà Nội cho biết: Dù Bộ GD-ĐT không cấm việc dùng dấu mộc thay cho lời nhận xét giáo viên phải viết vào bài của học sinh nhưng chỉ đạo của phòng GD-ĐT không cho phép giáo viên dùng con dấu này. Mọi nhận xét đều phải viết bằng tay khiến giáo viên khá mệt mỏi.

Tự mày mò, thiết kế mẫu đánh giá

Thực hiện "quyền chủ động" nhiều cơ sở giáo dục đã có cách làm riêng cho mình.

Một trường tiểu học trên địa bàn quận Tây Hồ (Hà Nội) cho biết sẽ đặt mua từ phòng GD-ĐT cho mỗi giáo viên 1 cuốn sổ mẫu. Dựa vào đó, giáo viên có thể tự thiết kế mẫu sổ phù hợp cho mình.

Cụ thể, đối với giáo viên chuyên biệt, trường chỉ có 2 giáo viên dạy Mỹ thuật, mỗi người phụ trách 20 lớp. Thay vì mua 20 cuốn sổ cho giáo viên môn này, tôi hướng dẫn giáo viên dựa vào sổ mẫu để thiết kế một cuốn sổ chung cho 20 lớp. Mỗi lớp có 2 trang, tổng cộng 80 trang/cuốn. Mỗi cuốn sổ chung này chỉ sử dụng trong một tháng. Hết tháng, giáo viên có thể lưu giữ cuốn sổ, chuyển sang cuốn sổ mới...

Sau một năm học, nếu muốn theo dõi tiến trình của HS của một lớp thì giáo viên có thể dùng cách cơ học dỡ các cuốn sổ theo tháng ra ghép các trang của mỗi lớp với nhau để thành 20 cuốn sổ riêng rẽ.

Hiệu trưởng một trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội cũng hi vọng Bộ GD-ĐT cho phép trường lược bớt các nội dung trùng lặp trong cuốn sổ đánh giá học sinh và sổ chủ nhiệm để giáo viên đỡ vất vả.

Tại Trường TH Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) lãnh đạo nhà trường cho biết hệ thống sổ sách theo dõi chất lượng giáo dục mà Bộ đưa ra chưa thể hiện hết mục tiêu của thông tư.

Giáo viên bộ môn có từ 20 đến 30 sổ, tương đương với số lớp dạy. Trong khi sổ dành cho giáo viên chủ nhiệm thì phần ghi nhận xét hàng tháng lại quá ít, mỗi học sinh có 2 trang nhận xét cho 10 tháng.

Song song với sổ theo dõi học sinh của Bộ, trường này còn sử dụng thêm sổ theo dõi riêng về chất lượng học tập của từng học sinh ở mỗi môn học theo hệ thống chuẩn kiến thức, kỹ năng yêu cầu học sinh cần đạt ở mỗi tháng với mỗi môn học.

Trao đổi với báo chí trước những lo ngại về gánh nặng sổ sách của giáo viên, ông Phạm Ngọc Định cho hay, sắp tới đây, Bộ GD-ĐT sẽ có công văn gửi các sở, yêu cầu giảm bớt thủ tục hành chính, gánh nặng sổ sách cho giáo viên. Ông cũng nhắc lại, đầu năm 2014, Bộ  GD-ĐT đã công văn 68 yêu cầu các trường sử dụng hồ sơ, sổ sách cho giáo viên hiệu quả, thiết thực.

Công văn 68 ngày 7/1/2014 của Bộ GD-ĐT quy định:

{keywords}

  • Đăng Duy