- “Thầy” của tôi là hai em học sinh lớp 6 đoạt giải nhì quốc gia về chữ đẹp. Thế nhưng mỗi khi nói đến luyện chữ, các em lại thấy hãi hùng”, cô Như chua chát.
Dù đã mở lớp dạy viết chữ đẹp nhưng cô Huỳnh Vũ Phương Như, giáo viên bậc THPT ở quận Bình Tân, TP.HCM phải tìm đến Trung tâm luyện chữ ở quận 1 để học thêm.
Tại trung tâm này, có rất nhiều giáo viên đang theo học.
Vì sao giáo viên - những người được cho là viết chữ đẹp lại phải bỏ công, bỏ tiền tìm thầy luyện chữ?
Ghét chữ … “nhà trường”
Cô Như kể, mấy năm trước, thấy con mình (học sinh Tiểu học) viết chữ quá xấu nên cô phải đưa đến một Trung tâm luyện chữ ở Quận 3 (TP.HCM) để học cách viết chữ đẹp. Do ngày nào cũng phải chờ đón con nên để khỏi lãng phí thời gian, cô Như cũng đăng ký theo học ở trung tâm này.
“Học được một thời gian, chữ viết của hai mẹ con cũng được cải thiện. Nhưng trong thâm tâm, tôi không ưng ý lắm vì nét chữ giáo viên ở trung tâm cũng gò bó, khuôn mẫu như nét chữ dạy ở … trường”, cô Như cho biết. Sau đó, cô đã tìm đến trung tâm luyện chữ đang theo học hiện nay vì thấy nét chữ của giáo viên ở đây đẹp hơn.
“Tôi cũng không thích nét chữ khuôn mẫu, khô cứng theo kiểu … nhà trường. Tôi theo học lớp luyện chữ này vì thích sự phóng khoáng trong nét chữ của giáo viên ở đây”, cô Nguyễn Thị Lan, giáo viên ở một trường tiểu học dân lập Quốc tế ở TP.HCM, chia sẻ.
Cô Lê Thị Bình, dạy cùng trường với cô Lan, cho biết trước đây chữ của cô không được đẹp lắm nên cũng đăng ký theo học luyện chữ.
“Từ lúc viết chữ đẹp hơn, tôi thấy tự tin hơn mỗi khi lên lớp. Giáo viên mà viết chữ xấu thì khó ăn nói với học sinh lắm. Thế nhưng, trước đây, do không biết cách viết nên dù có nắn nót mấy, chữ cũng không đẹp được”, cô Bình nói.
Dù rất yêu thích bộ môn viết chữ nhưng cô Như lại không hào hứng với việc cho học sinh tham dự các cuộc thi chữ đẹp. Cô cho rằng, chữ viết cũng giống như trò chơi, phải để học sinh luyện chữ vì thích thú với nét chữ đẹp chứ không phải vì thành tích.
“Nhà trường tổ chức cho học sinh đi thi chữ đẹp nhưng ít ai để ý đến tâm lý các em sau các cuộc thi. Có thể nói, “thầy” đầu tiên của tôi là hai em học sinh lớp 6 đoạt giải nhì quốc gia về chữ đẹp. Thế nhưng mỗi khi nói đến luyện chữ, các em lại thấy hãi hùng”, cô Như chua chát.
Cô Như cho biết, có trường vì thành tích nên ép học sinh luyện chữ cả trong giờ ra chơi.
Có trường hợp, thấy học sinh viết chữ không đúng mẫu cô giáo bực mình xé toạc quyển tập của trò.
“Dạy luyện chữ như thế sẽ làm cho học sinh bị áp lực rất lớn. Như thế dù các em có nắn nót viết chữ đúng hệt khuôn mẫu được dạy thì đấy cũng không phải là vẻ đẹp chữ viết thật của các em”, cô Như nói.
Thầy Nguyễn Vĩnh Thành, giáo viên Trường THPT Nguyễn Khuyến (Quận 10), cho rằng, chữ viết học sinh ngày nay xấu và cẩu thả hơn học sinh trước kia rất nhiều. Đáng lo ngại hơn, chữ viết của nhiều giáo viên trẻ cũng rất xấu.
“Có rất nhiều giáo viên từ các tỉnh thành xa tìm đến trung tâm của chúng tôi để luyện chữ. Trong đó, có nhiều giáo viên Tiểu học nhưng chữ viết còn xấu hơn học sinh. Thậm chí có giáo viên cách cầm bút và tư thế ngồi viết cũng không đúng cách”, cô Trần Thị Thúy - quản lý Trung tâm luyện chữ ở quận 1 xác nhận.
(Còn nữa...)
Xem những kiểu chữ đẹp
Dù đã mở lớp dạy viết chữ đẹp nhưng cô Huỳnh Vũ Phương Như, giáo viên bậc THPT ở quận Bình Tân, TP.HCM phải tìm đến Trung tâm luyện chữ ở quận 1 để học thêm.
Tại trung tâm này, có rất nhiều giáo viên đang theo học.
Vì sao giáo viên - những người được cho là viết chữ đẹp lại phải bỏ công, bỏ tiền tìm thầy luyện chữ?
Nhiều học viên trong lớp luyện chữ này là giáo viên. ( Ảnh: Trung Thanh) |
Ghét chữ … “nhà trường”
Cô Như kể, mấy năm trước, thấy con mình (học sinh Tiểu học) viết chữ quá xấu nên cô phải đưa đến một Trung tâm luyện chữ ở Quận 3 (TP.HCM) để học cách viết chữ đẹp. Do ngày nào cũng phải chờ đón con nên để khỏi lãng phí thời gian, cô Như cũng đăng ký theo học ở trung tâm này.
“Học được một thời gian, chữ viết của hai mẹ con cũng được cải thiện. Nhưng trong thâm tâm, tôi không ưng ý lắm vì nét chữ giáo viên ở trung tâm cũng gò bó, khuôn mẫu như nét chữ dạy ở … trường”, cô Như cho biết. Sau đó, cô đã tìm đến trung tâm luyện chữ đang theo học hiện nay vì thấy nét chữ của giáo viên ở đây đẹp hơn.
“Tôi cũng không thích nét chữ khuôn mẫu, khô cứng theo kiểu … nhà trường. Tôi theo học lớp luyện chữ này vì thích sự phóng khoáng trong nét chữ của giáo viên ở đây”, cô Nguyễn Thị Lan, giáo viên ở một trường tiểu học dân lập Quốc tế ở TP.HCM, chia sẻ.
Cô Lê Thị Bình, dạy cùng trường với cô Lan, cho biết trước đây chữ của cô không được đẹp lắm nên cũng đăng ký theo học luyện chữ.
“Từ lúc viết chữ đẹp hơn, tôi thấy tự tin hơn mỗi khi lên lớp. Giáo viên mà viết chữ xấu thì khó ăn nói với học sinh lắm. Thế nhưng, trước đây, do không biết cách viết nên dù có nắn nót mấy, chữ cũng không đẹp được”, cô Bình nói.
Chữ thầy xấu hơn chữ trò
Dù rất yêu thích bộ môn viết chữ nhưng cô Như lại không hào hứng với việc cho học sinh tham dự các cuộc thi chữ đẹp. Cô cho rằng, chữ viết cũng giống như trò chơi, phải để học sinh luyện chữ vì thích thú với nét chữ đẹp chứ không phải vì thành tích.
Dù rất yêu thích bộ môn viết chữ nhưng cô Như lại không hào hứng với
việc cho học sinh tham dự các cuộc thi chữ đẹp. Cô cho rằng, chữ viết
cũng giống như trò chơi, phải để học sinh luyện chữ vì thích thú với nét
chữ đẹp chứ không phải vì thành tích. |
Cô Như cho biết, có trường vì thành tích nên ép học sinh luyện chữ cả trong giờ ra chơi.
Có trường hợp, thấy học sinh viết chữ không đúng mẫu cô giáo bực mình xé toạc quyển tập của trò.
“Dạy luyện chữ như thế sẽ làm cho học sinh bị áp lực rất lớn. Như thế dù các em có nắn nót viết chữ đúng hệt khuôn mẫu được dạy thì đấy cũng không phải là vẻ đẹp chữ viết thật của các em”, cô Như nói.
Thầy Nguyễn Vĩnh Thành, giáo viên Trường THPT Nguyễn Khuyến (Quận 10), cho rằng, chữ viết học sinh ngày nay xấu và cẩu thả hơn học sinh trước kia rất nhiều. Đáng lo ngại hơn, chữ viết của nhiều giáo viên trẻ cũng rất xấu.
“Có rất nhiều giáo viên từ các tỉnh thành xa tìm đến trung tâm của chúng tôi để luyện chữ. Trong đó, có nhiều giáo viên Tiểu học nhưng chữ viết còn xấu hơn học sinh. Thậm chí có giáo viên cách cầm bút và tư thế ngồi viết cũng không đúng cách”, cô Trần Thị Thúy - quản lý Trung tâm luyện chữ ở quận 1 xác nhận.
(Còn nữa...)
- Trung Thanh
Xem những kiểu chữ đẹp
- Thanh Ca (Thực hiện)