- Năm 2014, mình tham gia hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp khá nhiều cho các bạn sinh viên đại học. Các năm trước, những tổ chức mình tham gia cũng có nhiều hoạt động hướng nghiệp cho các bạn trẻ, giúp các bạn cách nhìn rộng mở.

Ngày hôm qua, một người chú họ nhắn để "ép" mình xin việc cho một bạn học cao đẳng mới ra trường.

Cách đây chỉ một tháng, có người em họ gọi điện nhờ xin cho em vào công ty mình làm việc.

Còn việc người quen gửi nhờ xin việc cho con cháu mới ra trường không thiếu.

Thực sự là ngành kế toán, kiểm toán không bao giờ thiếu việc, và không bao giờ thừa người cho những người biết làm việc, chỉ có những người không thể làm được thì mới thừa.

{keywords}

Nếu quan điểm 'chờ người khác xin việc cho' thì với những người đó, mình tin là họ sẽ chờ và ít khi nào có việc tốt. Công ty nào cũng phải tính toán tới chi phí, không ai có thể nhận một người vào chỉ ngồi không... Có lần bị ép quá, mình đã phải thốt lên "Xin lỗi nhé, công ty chị là công ty TNHH chứ không phải là tổ chức từ thiện".

Điều đó không có nghĩa là mình không muốn giúp, nhưng mình mong là sẽ giúp những người có Thái độ làm việc tốt, có Mục tiêu rõ ràng và Luôn học hỏi.

Chuyện người em mới ra trường

Trong năm nay, mình đã xin việc cho một người em họ, học đại học đàng hoàng, nhưng sau đó mình nhận được vô số phàn nàn từ giám đốc, đồng nghiệp. Làm việc thì không có gì cẩn thận, sai 3-4 lần một việc đơn giản là bình thường, kỹ năng Words, Excel đều kém mà lại ít lắng nghe, hay cãi cọ với đồng nghiệp.

Mình mong là sẽ giúp những người có Thái độ làm việc tốt, Mục tiêu rõ ràng, Luôn học hỏi.

Trong khi chị cứ phải động viên em "cố gắng học hỏi và làm việc phải dài dài thì sau này mới có thể xin được việc tốt" (cứ 3 tháng em lại có lý do chuyển việc ), thì mỗi tháng em lại "dọa" nghỉ việc. Tới lần thứ 3 thì chị cũng đành chịu. Sau đó, em muốn chị tư vấn nên làm gì,cũng là lúc chị chẳng buồn trả lời làm gì, bởi vì nếu có nói nữa, nói tiếp thì em cũng có lắng nghe đâu.

Chị cũng không thể cứ chạy theo em để hỗ trợ mãi được, để khi cần nghe thì em không nghe. Cuộc sống là của em, em hãy tự đứng trên đôi chân của mình, 2-3 năm nay chị luôn cứ chạy theo tìm người giúp, nhưng không phải lúc nào điều đó cũng là đúng lúc.

Chuyện nhân viên tuổi 40

Giữa năm 2014, mình được một người chị nhờ tìm nơi nhận anh trai vào thực tập. Anh đã ở tuổi hơn 40, tốt nghiệp đại học ngành luật, đã có thời đi làm công chức nhà nước theo sự định hưỡng của bố mẹ. Mẹ anh luôn là người quyết định con trai làm gì, học gì và đi đâu.

Tới thời điểm không chịu được việc làm công chức nhà nước ở  một quận nội thành Hà Nội, anh bỏ việc và vào Sài Gòn. Từ đó tới nay, anh đi làm bảo vệ, tiếp tục học kế toán.

Hãy nghĩ kỹ về điều mình muốn và con đường mình sẽ đi, để đôi khi phải Chấp nhận rủi ro, Chấp nhận khó khăn để tìm lại chính mình,  để có Hạnh phúc trên con đường đã lựa chọn.

Có điều, anh vẫn chưa thoát sự ngộ tưởng từ bản thân, từ chính kinh nghiệm làm nhà nước. Đó là sẽ phải làm cái gì hoành tráng. Khi được giao việc nhỏ, anh từ chối. Anh muốn phải được làm phụ trách cả công ty, phải làm này làm nọ. Kết quả, anh nghỉ việc. Mình cũng chẳng có thể làm gì.

Toàn bộ chuỗi giá trị này là những gì anh đã tự đánh mất mình trong hơn 20 năm đi làm.

Ngồi nói chuyện với chị bạn, mình không biết nói gì để giúp chị và gia đình nữa. Mình biết, chị đã khóc nhiều lần khi thấy anh trai lủi thủi, mất định hướng, không có niềm vui trong công việc. Mình cũng khóc cùng chị, nhưng không thể làm thêm gì được.

Và giờ đây, môi khi nghĩ tới định hướng công việc, mình lại thấy, điều làm cho con người sống hạnh phúc nhất đó là khi có "mục tiêu để phấn đấu" và có "con đường đúng để đi".

Hãy đừng nghe lời bố, mẹ, hay bạn bè xung quanh, mà một lần, hãy nhìn lại mình và trả lời cho mình 2 câu hỏi:

1) Mục tiêu lâu dài để phấn đấu là gì?

2) Mình cần con đường như thế nào để đạt mục tiêu?

Hãy đừng vì những lời của bố mẹ "con không bằng người này, người kia", hay "con của ông này đi học ở Anh về còn chưa xin được việc", hay "làm 10 năm chưa ra cái gì" ...

Hãy nghĩ kỹ về điều mình muốn và con đường mình sẽ đi, để đôi khi phải Chấp nhận rủi ro, Chấp nhận khó khăn để tìm lại chính mình,  để có Hạnh phúc trên con đường đã lựa chọn.

  • Thái Thị Vân Anh (Giám đốc kiểm toán Công ty TNHH Kiểm toán SCS Global)