Đề thi học kỳ hai, lớp 5 năm học 2010-2011 Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.HCM đã ra yêu cầu “Tả cảnh trường em sau buổi học”. Rất nhiều học sinh đã hiểu nhầm thành tả cảnh trường sau "buổi học" thành "giờ học".
Xung quanh đề thi này có nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Giáo viên lo lắng nếu không có đáp án phù hợp, đề thi này sẽ gây lúng túng trong cách cho điểm. Phụ huynh lo lắng vì điểm thi này sẽ là cơ sở để xét tuyển học sinh vào lớp 6.
Hiện, Sở GD&ĐT TP.HCM đã có đáp án chi tiết hướng dẫn chấm bài thi này. Bài văn có điểm tối đa là 5.
Với trường hợp bài thi nhầm lẫn tả giờ chơi thì đáp án giải quyết chưa thỏa đáng. Đáp án chỉ lưu ý chung chung rằng “Trường hợp học sinh hiểu nhầm sau nửa buổi học được ra chơi nên tả cảnh giờ chơi, GK cần trao đổi với hội đồng để có đánh giá chính xác về năng lực viết văn miêu tả của học sinh”.
Quy định này đẩy quyền quyết định sang từng hội đồng thi và không hề có giới hạn nào.
Ông Lê Ngọc Điệp - Trưởng phòng Giáo dục tiểu học - cho rằng: “Đề thi yêu cầu thời điểm rõ ràng, xác định được thời gian để các em miêu tả. Với những trường hợp học sinh đã tả giờ ra chơi, các em chọn điểm rơi thời gian sai để miêu tả (chứ không lạc đề).
Dù có làm bài tốt cũng không đạt được điểm tối đa như học sinh chọn đúng thời điểm yêu cầu của đề thi”.
Sự nhầm lẫn về giờ tan học với giờ ra chơi là sự nhầm lẫn về đối tượng miêu tả, cần có sự phân liệt điểm số rõ ràng. Tuy nhiên, đây chỉ là phát biểu của ông Điệp, không thể hiện trong đáp án, nhiều người băn khoăn liệu tinh thần này có được thẩm thấu đến các hội đồng thi?
Theo PL Tp HCM
CÁC BÀI LIÊN QUAN
Hình minh hoạ |
Xung quanh đề thi này có nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Giáo viên lo lắng nếu không có đáp án phù hợp, đề thi này sẽ gây lúng túng trong cách cho điểm. Phụ huynh lo lắng vì điểm thi này sẽ là cơ sở để xét tuyển học sinh vào lớp 6.
Hiện, Sở GD&ĐT TP.HCM đã có đáp án chi tiết hướng dẫn chấm bài thi này. Bài văn có điểm tối đa là 5.
Với trường hợp bài thi nhầm lẫn tả giờ chơi thì đáp án giải quyết chưa thỏa đáng. Đáp án chỉ lưu ý chung chung rằng “Trường hợp học sinh hiểu nhầm sau nửa buổi học được ra chơi nên tả cảnh giờ chơi, GK cần trao đổi với hội đồng để có đánh giá chính xác về năng lực viết văn miêu tả của học sinh”.
"Dù có làm bài tốt cũng không đạt được điểm tối đa như học sinh chọn đúng thời điểm yêu cầu của đề thi" |
Quy định này đẩy quyền quyết định sang từng hội đồng thi và không hề có giới hạn nào.
Ông Lê Ngọc Điệp - Trưởng phòng Giáo dục tiểu học - cho rằng: “Đề thi yêu cầu thời điểm rõ ràng, xác định được thời gian để các em miêu tả. Với những trường hợp học sinh đã tả giờ ra chơi, các em chọn điểm rơi thời gian sai để miêu tả (chứ không lạc đề).
Dù có làm bài tốt cũng không đạt được điểm tối đa như học sinh chọn đúng thời điểm yêu cầu của đề thi”.
Sự nhầm lẫn về giờ tan học với giờ ra chơi là sự nhầm lẫn về đối tượng miêu tả, cần có sự phân liệt điểm số rõ ràng. Tuy nhiên, đây chỉ là phát biểu của ông Điệp, không thể hiện trong đáp án, nhiều người băn khoăn liệu tinh thần này có được thẩm thấu đến các hội đồng thi?
Yêu cầu tả cảnh, tả đồ vật mới lạc đề
"Tôi cho rằng học sinh không lạc đề, sự lạc đề khi yêu cầu tả cảnh mà các em đi tả đồ vật, con vật. Sai về nhận thức mới cho là lạc đề". Cô B. - Giáo viên Trường Lương Định Của, quận 3 Giờ tan học khác giờ chơi "Giờ tan học và giờ chơi là hai sinh hoạt khác nhau về nội dung, mục đích, hành động. Chọn sai là lạc đề, không thể gọi là nhầm lẫn". Cô Dương Thị Xuân Quý , Trường Tiểu học Sa Thầy (Kom Tum) Lạc đề, hệ quả của học vẹt "Nói một cách ngay ngắn, đề yêu cầu sau buổi học lại đi tả giờ chơi là lạc đề. Tuy nhiên, cần xem xét châm chước, chấm điểm cho các em vì các em là nạn nhân của lối học vẹt, quen học theo văn mẫu, chép theo văn mẫu mà không quen phân tích đề thi". Nhà văn, nhà giáo Lưu Thị Lương, Trường THPT Nguyễn An Ninh, quận 5, TP.HCM
|
CÁC BÀI LIÊN QUAN