- Trước Tết cả tháng, Lê Thị Giang (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đã lựa chọn cây cảnh mini trồng trong lọ thủy tinh để chuẩn bị hàng bán.

{keywords}

Cô bạn Lê Thị Giang học “làm giàu” từ việc kinh doanh cây mini trong lọ thủy tinh qua mạng internet.

Giang chia sẻ, trước khi chọn cây mini trong lọ thủy tinh làm mặt hàng kinh doạnh tết cô bạn đã mua vài lọ về rồi tung lên Facebook “nhá hàng” trước. Kết quả là rất nhiều bạn bè thích và chia sẻ…

Và duyên kinh doanh đến, Giang cho biết: “Ban đầu mình chỉ dám lấy 20 lọ về bán thử. Sau một tuần kinh doanh số đơn đặt hàng ngày càng nhiều. Được bạn bè ủng hộ, mình đã mạnh dạn lấy thêm 50 lọ nữa đa dạng mẫu mã hơn. Giá mỗi lọ hoa mini tùy loại có giá lấy vào từ 50.000 -80.000 đồng/lọ, bán ra từ 100.000 – 150.000 đồng/lọ.

Nhờ “khéo tay hay làm” Phạm Thị Anh (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) biết cách làm mứt tết từ khi còn học cấp 2. Do đó, đến năm 2 ĐH mới bắt đầu “kinh doanh” vào dịp cận tết. Do đảm báo vệ sinh nên “thương hiệu” nhanh chóng chiếm lĩnh thì trường.

{keywords}
Mứt Tết, ô mai cũng là mặt hàng được nhiều sinh viên lựa chọn kinh doanh

Anh cho biết, mỗi 1kg mứt dừa cô bạn bán với giá 150.000 đồng, mứt cà rốt và mứt gừng giá rẻ hơn một chút. Những người mua nhiều và khách hàng quen đều được giảm giá. Anh nhận giao hàng tận nơi trên địa bàn Hà Nội, tiền ship là 10.000 đồng/1 chuyến. Trong vòng bán kính 10km được giao hàng miễn phí.

Tú Uyên (sinh viên năm 3, Trường ĐH Thương mại) bước vào kinh doanh online từ năm thứ nhất với đủ các mặt hàng từ thời trang đến ẩm thực.

Dịp cận tết, Tú Uyên không chỉ tất bật với kinh doanh quần áo mà còn kiêm luôn món cuốn tôm để kiếm thêm thu nhập. Cách làm món cuốn không quá cầu kỳ, giá 25.000 đồng/1 suất – nên việc kinh doanh khá thuận.

Khó khăn cho nhà kinh doanh không chuyên

{keywords}

Đủ các loại hàng hóa được rao bán trên các chợ online

Dù kiếm được không ít tiền bằng việc kinh doanh qua mạng, song việc kinh doanh qua mạng cũng vất vả và không phải lúc nào công việc cũng “thuận buồn xuôi gió”.

Cô bạn Lê Thị Giang cho biết: “Nếu khách hàng là bạn bè thân thiết thì không nói chứ những khách hàng chưa một lần gặp mặt, nhiều người cứ hỏi tới hỏi lui. Khổ nhất là lúc vất vả ngồi tới 3 tuyến xe buýt đến nơi hẹn giao hàng cho khách, đến nơi họ cho mình “leo cây”.

Chưa hết, còn có trường hợp hàng đã giao tận tay mà họ còn lấy đủ cớ để chê rồi trả lại. Đối với những trường hợp như vậy mình chỉ biết “ngậm bồ hòn làm ngọt”.

Nhớ lại khoảng thời gian đầu tiên khi mới bước chân vào kinh doanh online, Phạm Anh chia sẻ: “Vì bán online nên mình gần như phải ôm laptop hay điện thoại 24/24. Ở nhà thì không nói chứ lên lớp vẫn phải online vì sợ khách mua lại vắng mặt. Nhiều tối khách comment mua xong rồi mất hút, bắt mình ngồi đợi đến nỗi buồn ngủ dập đầu vào bàn phím. Hay có đêm mất ngủ vì bị ai đó nháy máy liên tục. Hơn nữa bán hàng online cũng cạnh tranh gay gắt lắm”.

Dù gặp phải không ít khó khăn khi học kinh doanh qua mạng, nhưng chắc chắn những bạn sinh viên mê kinh doanh cũng sẽ tích lũy được không ít kinh nghiệm cho bản thân.

Mang "chợ quê" tới giảng đường

Phan Thị Mỹ Linh sinh viên năm 3, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội đã lựa chọn đặc sản bánh bột lọc Quảng Bình để kinh doanh, kiếm tiền dịp Tết.

Để có được nguồn bánh ngon,  Linh nhờ người quen ở quê đến cơ cở sản xuất bánh bột lọc nổi tiếng ở Quảng Bình đặt bánh, sau đó gửi xe khách chuyển ra Hà Nội. Phí vận chuyển mỗi lần là 40.000 đồng. Những công việc còn lại như quảng cáo sản phẩm, vận chuyển, trực tiếp bán hàng… đều do một tay Linh làm hết.

Hàng ngày, Linh dậy từ 5h30 sáng ra bến xe Mỹ Đình lấy hàng sau đó đến trường. Tan học, Linh vội vã về nhà hấp bánh, đi ship hàng theo đơn hàng khách đặt rồi quay về chở hàng ra chợ làng Bún – Phú Đô (Sân vận động Mỹ Đình) bán tiếp. Vậy là ngoài giờ học buổi sáng, toàn bộ thời gian buổi chiều (từ 3h chiều đến 6h30 tối) cô bạn đều dành cho công việc kinh doanh. 

Khách hàng quen thuộc của Linh là dân công sở, khi đi làm về tạt vào mua. Ngoài ra, cũng có nhiều em học sinh, sinh viên chuộng món này. Tuy vậy, năng suất bán hàng cũng khá thất thường.

Lấy đặc sản quê mình làm mặt hàng kinh doanh dịp Tết, các bạn sinh viên chủ yếu hướng đến đối tượng khách hàng là người quen, bạn bè cùng lớp. Tranh thủ mấy phút ra chơi hiếm hoi, “chủ hàng” đua nhau giới thiệu đặc sản quê mình, khảo giá rồi nhận đơn đặt hàng…

Hoàng Thương (quê Hà Giang, sinh viên trường Đại học Thương mại Hà Nội) chia sẻ: “Quê mình có món măng khô ngon và đảm bảo vệ sinh lắm. Dịp Tết này, mình cũng muốn ở lại thêm mấy hôm, lấy hàng từ quê xuống Thủ đô bán. Biết được các bạn sinh viên muốn có quà về quê ăn Tết, mình đem hàng đến lớp giới thiệu, bên cạnh đó cũng quảng cáo trên facebook cá nhân cho những ai có nhu cầu mua”.

 Huy Hoàng (sinh viên trường Đại học Kinh tế) cũng chia sẻ về "chợ quê" ở giảng đường: “Lớp mình tính ra cũng phải có đến 3, 4 bà buôn. Mà toàn là buôn hàng quê như mứt Tết, miến khô, chả mực, chả cá… Cứ ra chơi là các bà nhao nhao đem hàng ra quảng cáo, giới thiệu rồi kì kèo mua bán như ngoài chợ. Đó là còn chưa kể, mấy thứ đồ ăn được cho là “chính hãng” ấy còn bốc lên đủ thứ mùi đặc trưng”.

Theo Dân Việt

  •  Nguyễn Tuyết