Trước cảnh nhốn nháo của kỳ thi tốt nghiệp năm 2010, nhiều giáo viên từ chối đi coi thi và chấm thi TN bằng 1 kỳ nghỉ phép.
Sợ tiêu cực
Ngày từ đầu tháng 5, các đơn vị nhà trường lập danh sách giáo viên làm công tác coi thi và chấm thi TN, gửi lên Sở GD&ĐT. Nhưng năm nay, nhiều giáo viên xin nghỉ coi thi và chấm thi tốt nghiệp nữa.
Cô N.P.L, giáo viên ở một trường THPT thuộc tỉnh Gia Lai, bộc bạch: "Nói thật, tôi và nhiều giáo viên ở đây, giờ rất "sợ" đi coi thi, chấm thi lắm rồi. Mong các bác ban giám hiệu và sở giáo dục "tha" cho tôi", “chừa" tôi ra. Lý do, là chúng tôi quá chán nản với cảnh tiêu cực, lộn xộn trong thi tốt nghiệp"
Một thầy giáo (xin giấu tên) ở tỉnh Quảng Nam nói: "Tôi thật sự thất vọng về cách tổ chức thi tốt nghiệp theo kiểu "đầu voi, đuôi chuột", "đánh trống bỏ dùi" của Bộ GD&ĐT năm vừa qua.
Văn bản, chỉ thị, qui chế thì có đầy, luôn miệng hô chống tiêu cực, nghiêm túc, chặt chẽ, xử lý triệt để nhưng thực tế thì có làm được gì, biện pháp thì lại luôn nửa vời. Đi chấm thi cũng mệt như đi coi thi, chấm phải quá nhiều bài làm sai và giống nhau y chang nhau".
Trước tình hình đó, lãnh đạo nhiều trường hiện đang đau đầu về tình trạng, số lượng giáo viên trong trường xin phép nghỉ không coi thi và chấm tốt nghiệp quá nhiều, với các lý do khác nhau.
Nếu không đủ nhân lực là các thầy cô giáo THPT phục vụ cho thi tốt nghiệp thì các Sở GD&ĐT phải nhờ, xin thêm các thầy cô giáo THCS ở các phòng giáo dục.
Nản lòng vì kỷ luật thi cử xuống cấp
Từ năm 2007, kỳ thi TN THPT có nhiều cải tiến, có lực lượng thanh tra ủy quyền của Bộ GD&ĐT cắm chốt tại tất cả Hội đồng coi thi.
Gắn với phong trào "Nói không với căn bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử, kiểm tra", các trường THPT đứng trước một không khí mới. Kỷ cương, nề nếp thi cử đã được chấn chỉnh trở lại.
Năm đó, cả nước, chỉ đỗ tốt nghiệp với tỉ lệ 66.6%, thấp nhất so với các năm trước đó, có trường không có học sinh nào đỗ tốt nghiệp.
Nhưng khi đi coi thi, chấm thi về, nhiều thầy cô giáo vui mừng khôn xiết. Đi coi thi như thế mới đúng nghĩa đi coi thi. Chẳng còn chứng kiến đến xấu hổ, cảnh "gửi gà", cảnh tiêu cực, học sinh ngang nhiên đem và sử dụng tài liệu trong phòng thi.
Ngay sau đó, ý thức, tinh thần học tập của học sinh lớp 12 những năm sau đó khác hẳn, HS không còn chủ quan, chây lười, ỷ lại như trước đây.
Tuy nhiên, kỳ thi tốt nghiệp năm 2010, công tác tổ chức coi thi có dấu hiệu buông lỏng, dễ dãi, không còn lực lượng thanh tra ủy quyền, nhiều biểu hiện tiêu cực, bát nháo trong trường thi xuất hiện.
Kết quả, tỉ lệ, thi đỗ tốt nghiệp THPT năm vừa rồi ở nhiều hội đồng, nhiều địa phương lên cao đến... không ngờ. Các thầy cô giáo đi coi thi, chấm thi lấy làm thất vọng về khâu tổ chức kỳ thi tốt nghiệp vừa rồi.
Mặt khác, qui định của Bộ giáo dục về chế độ chi bồi dưỡng làm công tác coi thi và chấm thi tốt nghiệp chậm được cải tiến, không có tác dụng động viên, khuyến khích giám thị, giám khảo.
Năm 2007, chi bồi dưỡng cho mỗi giám thị một ngày coi thi là 70.000 đồng, thì năm 2010, 2011 mức này vẫn giữ nguyên. Chấm thi cả tuần lễ không nghỉ, cuối đợt được khoảng 1 đến 1,2 triệu đồng. Công sức thầy cô bỏ ra thì nhiều, trách nhiệm lại lớn nhưng mức bồi dưỡng còn thấp, chưa thỏa đáng.
Theo VTC News
Hình minh họa cảnh chấm thi tốt nghiệp. Nguồn ảnh: VNMedia |
Ngày từ đầu tháng 5, các đơn vị nhà trường lập danh sách giáo viên làm công tác coi thi và chấm thi TN, gửi lên Sở GD&ĐT. Nhưng năm nay, nhiều giáo viên xin nghỉ coi thi và chấm thi tốt nghiệp nữa.
Cô N.P.L, giáo viên ở một trường THPT thuộc tỉnh Gia Lai, bộc bạch: "Nói thật, tôi và nhiều giáo viên ở đây, giờ rất "sợ" đi coi thi, chấm thi lắm rồi. Mong các bác ban giám hiệu và sở giáo dục "tha" cho tôi", “chừa" tôi ra. Lý do, là chúng tôi quá chán nản với cảnh tiêu cực, lộn xộn trong thi tốt nghiệp"
Một thầy giáo (xin giấu tên) ở tỉnh Quảng Nam nói: "Tôi thật sự thất vọng về cách tổ chức thi tốt nghiệp theo kiểu "đầu voi, đuôi chuột", "đánh trống bỏ dùi" của Bộ GD&ĐT năm vừa qua.
Văn bản, chỉ thị, qui chế thì có đầy, luôn miệng hô chống tiêu cực, nghiêm túc, chặt chẽ, xử lý triệt để nhưng thực tế thì có làm được gì, biện pháp thì lại luôn nửa vời. Đi chấm thi cũng mệt như đi coi thi, chấm phải quá nhiều bài làm sai và giống nhau y chang nhau".
Trước tình hình đó, lãnh đạo nhiều trường hiện đang đau đầu về tình trạng, số lượng giáo viên trong trường xin phép nghỉ không coi thi và chấm tốt nghiệp quá nhiều, với các lý do khác nhau.
Nếu không đủ nhân lực là các thầy cô giáo THPT phục vụ cho thi tốt nghiệp thì các Sở GD&ĐT phải nhờ, xin thêm các thầy cô giáo THCS ở các phòng giáo dục.
Nản lòng vì kỷ luật thi cử xuống cấp
Từ năm 2007, kỳ thi TN THPT có nhiều cải tiến, có lực lượng thanh tra ủy quyền của Bộ GD&ĐT cắm chốt tại tất cả Hội đồng coi thi.
Gắn với phong trào "Nói không với căn bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử, kiểm tra", các trường THPT đứng trước một không khí mới. Kỷ cương, nề nếp thi cử đã được chấn chỉnh trở lại.
Năm đó, cả nước, chỉ đỗ tốt nghiệp với tỉ lệ 66.6%, thấp nhất so với các năm trước đó, có trường không có học sinh nào đỗ tốt nghiệp.
Nhưng khi đi coi thi, chấm thi về, nhiều thầy cô giáo vui mừng khôn xiết. Đi coi thi như thế mới đúng nghĩa đi coi thi. Chẳng còn chứng kiến đến xấu hổ, cảnh "gửi gà", cảnh tiêu cực, học sinh ngang nhiên đem và sử dụng tài liệu trong phòng thi.
Ngay sau đó, ý thức, tinh thần học tập của học sinh lớp 12 những năm sau đó khác hẳn, HS không còn chủ quan, chây lười, ỷ lại như trước đây.
Tuy nhiên, kỳ thi tốt nghiệp năm 2010, công tác tổ chức coi thi có dấu hiệu buông lỏng, dễ dãi, không còn lực lượng thanh tra ủy quyền, nhiều biểu hiện tiêu cực, bát nháo trong trường thi xuất hiện.
Kết quả, tỉ lệ, thi đỗ tốt nghiệp THPT năm vừa rồi ở nhiều hội đồng, nhiều địa phương lên cao đến... không ngờ. Các thầy cô giáo đi coi thi, chấm thi lấy làm thất vọng về khâu tổ chức kỳ thi tốt nghiệp vừa rồi.
Mặt khác, qui định của Bộ giáo dục về chế độ chi bồi dưỡng làm công tác coi thi và chấm thi tốt nghiệp chậm được cải tiến, không có tác dụng động viên, khuyến khích giám thị, giám khảo.
Năm 2007, chi bồi dưỡng cho mỗi giám thị một ngày coi thi là 70.000 đồng, thì năm 2010, 2011 mức này vẫn giữ nguyên. Chấm thi cả tuần lễ không nghỉ, cuối đợt được khoảng 1 đến 1,2 triệu đồng. Công sức thầy cô bỏ ra thì nhiều, trách nhiệm lại lớn nhưng mức bồi dưỡng còn thấp, chưa thỏa đáng.
Theo VTC News