Voloshinov (1895 – 1936), mất khi mới năm 41 tuổi, nhưng đã kịp để lại một sự nghiệp đáng kể, trong đó hai cuốn “Chủ nghĩa Freud: Một phác thảo phê phán” (1927) và “Chủ nghĩa Marx và triết học ngôn ngữ” đã trở thành những công trình kinh điển.

Ra mắt lần đầu tiên năm 1929, cuốn sách “Chủ nghĩa Marx và triết học ngôn ngữ”, cùng với các tác phẩm khác của Voloshinov, đặc biệt là “Chủ nghĩa Freud: Một phác thảo phê phán” (1927) ảnh hưởng lớn đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn thế kỷ 20, đặc biệt là đối với chủ nghĩa Hậu hiện đại.

{keywords} 

 “Chủ nghĩa Marx và triết học ngôn ngữ” gồm có ba phần. Phần I của cuốn sách, “Tầm quan trọng của triết học ngôn ngữ đối với chủ nghĩa Marx”, là nỗ lực đầu tiên vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng để nghiên cứu ngôn ngữ, xây dựng một cơ sở của ký hiệu học.

Trong phần II, “Những hướng đi của triết học ngôn ngữ Marxist”, Voloshino tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản của triết học ngôn ngữ như sự hình thành ngôn ngữ, tương tác lời nói, sự hiểu, ngữ nghĩa... và đặc biệt là vấn đề về thực tại của các hiện tượng ngôn ngữ mà theo ông là vấn đề trung tâm của khoa học về ngôn ngữ.

Phần III của tập sách, “Tiến tới một lịch sử hình thức phát ngôn trong các cấu trúc ngôn ngữ”, khảo sát một vấn đề rất thú vị chưa từng ai nghĩ đến: sự truyền đạt phát ngôn của kẻ khác...

Có một thời gian, cùng với các tác phẩm quan trọng nhất của Voloshinov và Medvedev, "Chủ nghĩa Marx và triết học ngôn ngữ" bị gán vô căn cứ cho Bakhtin. Tuy nhiên, việc khảo sát tư liệu sau khi Liên Xô sụp đổ cho thấy Voloshinov và Medvedev thực sự là tác giả của các công trình mà họ ký tên.

Tác phẩm “Chủ nghĩa Marx và triết học ngôn ngữ” của V.N.Voloshinov, do Ngô Tự Lập dịch từ tiếng Nga, được Nhà xuất bản Lokid Premium xuất bản tại Moskva, Liên bang Nga năm 2014. Hiện sách đã có mặt tại Việt Nam.

N.A