- Đánh giá tổng quan: đề thi môn tiếng Anh kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 ở mức trung bình, khó hơn đề thi tốt nghiệp và dễ hơn khá nhiều so với đề thi đại học hàng năm.
Phần Tự luận
* Viết lại câu:
- Mẫu unless = if...not: mức dễ
- Chuyển từ câu trực tiếp sang gián tiếp: mức trung bình
- Chuyển từ câu chủ động sang câu bị động: mức trung bình
- Câu đảo ngữ với "not until...": mức trung bình - khó
- Câu dùng động từ khuyết thiếu "should (not) have done": mức trung bình
* Phần viết đoạn văn: Chủ đề "lợi ích của việc đọc sách" là một chủ đề khá thông thuộc mà nhiều trường/ tỉnh đã ra trong kì thi thử.
Đề kiểm tra kiến thức trong sách giáo khoa: Phần câu dễ của đề bám khá sát so với kiến thức SGK. Các câu khó cũng không quá "đánh đố" mà chủ yếu rơi vào phần kiểm tra kĩ năng đọc hiểu. Một số phần kiến thức mà học sinh sợ như thành ngữ, cụm động từ, cụm giới từ... cũng đều rơi vào các cụm từ quen thuộc, hoặc có một số từ xung quanh để đoán nghĩa.
Sát với đề minh họa:
- Trong đề minh họa không có dạng bài tìm từ trái nghĩa, chỉ có 5 câu từ đồng nghĩa nhưng trong đề thi thật: 3 câu từ đồng nghĩa + 2 câu trái nghĩa
- Trong đề minh họa, đề viết đoạn văn không cho gợi ý dàn bài nhưng trong đề thi thật có gợi ý dàn bài sẵn khiến học sinh yếu cũng có thể nối các cụm từ này vào và lập thành câu và đạt số điểm tối thiểu.
- 2 bài đọc hiểu có độ dài ngắn hơn đề minh họa, mức độ khó của câu hỏi cũng giảm xuống tương đối.
Phân loại: Phổ điểm HS có thể đạt: có khoảng 30% số câu rất dễ, rơi vào các điểm ngữ pháp - từ vựng quen thuộc để học sinh học lực yếu - trung bình có thể dễ dàng đạt được. Số câu mức trung bình chiếm khoảng 40% và mức khó chủ yếu rơi vào dạng bài đọc hiểu (2 bài) và một số câu trong phần viết lại câu.
Tính mới/ vận dụng của đề:
* Phần ngữ âm/ ngữ pháp/ từ vựng: có 2 câu nhắc đến bệnh dịch MERS và "kình ngư" Ánh Viên, đều là các sự kiện vừa xảy ra trong vòng 1 tháng gần kì thi, thu hút sự quan tâm của dư luận, khiến học sinh thích thú khi đọc đề.
* Phần đọc hiểu: đều là các vấn đề đang nóng bỏng của thế giới nói chung, giúp học sinh bổ sung thêm kiến thức xã hội
Đọc hiểu 1: tác động của việc nóng lên của trái đất lên động - thực vật trên thế giới
Đọc hiểu 2: bùng nổ dân số là một nguyên nhân của sự đói nghèo.
- Nguyệt Ca -Giáo viên Trung tâm Hocmai.vn Online
Cấu trúc tương tự đề minh họa, nhưng mức độ dễ hơn. Đề gồm 2 phần, phần trắc nghiệm 64 câu và phần thi viết. Phần Ngữ âm: Giống đề minh họa, tương đối dễ. Phần Trắc nghiệm ngữ pháp: Giống đề minh họa. Tương đối dễ. Nội dung có đề cập đến vấn đề thời sự như dịch MERS, SEA Games 28, vận động viên bơi lội Nguyễn Thị Ánh Viên. Phần Từ gần nghĩa: Số lượng câu có từ gần nghĩa ít hơn so với đề minh họa. Phần Đọc - điền từ: Tương tự đề minh họa. Mức độ tương đối dễ, học sinh trung trình có thể làm được nhưng để để lấy được điểm tối đa của phần này thì phải khá. Phần Từ trái nghĩa: Phần từ trái nghĩa có thể khiến học sinh bối rối vì trong đề minh họa không có. Phần này học sinh khá trở lên mới có thể lấy điểm tối đa. Phần Tìm lỗi sai: cấu trúc ngữ pháp tương tự đề minh họa. Mức độ của phần này vừa phải. Phần này học sinh khá trở lên mới có thể lấy điểm tối đa. Phần Đọc hiểu:Tương tự đề minh họa, phần này gồm 2 bài, mỗi bài 10 câu. Học sinh trung bình làm được khoảng 20%, học sinh khá trở lên mới có thể lấy điểm tối đa. Phần viết: Phần I: Số lượng câu và cấu trúc tương tự đề minh họa. Có 2 câu học sinh trung bình có thể lấy điểm tối đa, 3 câu còn lại thì khó hơn, học sinh khá có thể lấy điểm tối đa. Phần II: Chủ đề viết đoạn văn quen thuộc, có các gợi ý để giúp học sinh định hướng rõ ràng. Tổng quát đề thi nằm trong chương trình, yêu cầu rõ ràng, không lắt léo, không đánh đố. Phần học sinh lo ngại là phần thi viết thì đã có gợi ý. Đề thi đảm bảo được cả 2 yêu cầu là xét tốt nghiệp và xét vào đại học. Học sinh học trung bình có thể được 5 - 6 điểm, học sinh học khá có thể được 7 - 8. Học sinh giỏi, làm bài cẩn thận có thể được 9. Không dễ để được điểm 10. Chúng tôi mong rằng, về cấu trúc và mức độ yêu cầu của đề thi thì nên giữ cho các năm sau.
|