Một vài người thông minh không hề nhận ra rằng, trí óc chỉ là một yếu tố nhỏ trong việc đạt được thành công, nhưng mối quan hệ giữa người với người trong kinh doanh còn quan trọng hơn thế. Họ không bao giờ cải thiện các kỹ năng xã hội, học cách tạo mối quan hệ, ngược lại họ thường không thích những ai vượt trội hơn họ.
Họ dành nhiều thời gian để suy nghĩ nhưng không dành thời gian để thực hiện
Bời vì việc tư duy quá dễ dàng đối với những người thông minh, việc thực hiện lại trở thành một vấn đề khó khăn. Những người thông minh thường gặp những tình huống như thế, việc lên kế hoạch hay nghiên cứu họ làm rất tốt nhưng để hoàn thành 100% công việc thì không phải ai cũng làm được.
Đi theo lối mòn
Những sinh viên giỏi trong top của trường đại học sau khi ra trường đều làm trong những ngành giống nhau như: Công nghiệp, tài chính, tư vấn... và rất ít người theo đuổi đam mê.
Là một ông chủ doanh nghiệp rất thành công ở New York (Mỹ), Lee Semel cho rằng: “Rất nhiều người thông minh đều chỉ là những người đi sau, họ không phải là người tiên phong bởi vì họ đã dành quá nhiều thời gian cho việc học và đạt thành tựu. Vì lẽ đó họ không bao giờ tìm ra được sở thích của họ là gì, và không bao giờ thử làm điều gì đó đặc biệt.”
Họ không mạo hiểm
Rất nhiều người thông minh chọn phương án làm một công việc lương cao cho một công ty của một người chủ thông minh. Điều này nói lên rằng, họ sợ mạo hiểm, họ không cởi mở và không dám thử những điều mới, không dám thử những việc họ không giỏi, họ sợ mất cái mác "thông minh" trước những người xung quanh.
Họ ngừng cố gắng
Người có trí thông minh thường lười biếng. Những người thông minh này lại không tập trung vào phát triển khả năng tự nhiên của mình. Thay vì đó, những người không có nhiều tài, họ lại dành thời gian cho việc thực hành, điều này khiến họ gặt hát được thành công dễ dàng hơn.
Họ đánh giá thấp các kỹ năng trong xã hội
Một vài người thông minh không hề nhận ra rằng, trí óc chỉ là một yếu tố nhỏ trong việc đạt được thành công, nhưng mối quan hệ giữa người với người trong kinh doanh còn quan trọng hơn thế. Họ không bao giờ cải thiện các kỹ năng xã hội, học cách tạo mối quan hệ, ngược lại họ thường không thích những ai vượt trội hơn họ.
Họ không nhận ra những thành kiến về nhận thức
Nhà tư vấn về nhận thức Danita Crouse cho biết, sau một thời gian nghiên cứu, chị nhận ra rằng, những người cực kì thông minh thường hay bảo thủ.
Giáo sư Keith Stanovich ở trường đại học Toronto cho biết, so với những người nghĩ ít thì những người thông minh này thường không sẵn sàng tiếp thu những ý kiến mới.
Đặt cái tôi lên cao
Rất nhiều người thông minh không kết hợp tốt giữa cái tôi và sự logic, đó là lý do họ thường đặt ý kiến họ cho là đúng lên trên tất cả mọi người. Sẽ rất nguy hiểm nếu họ cứ khăng khăng điều mình nói là đúng, và họ sẽ rất ngượng ngùng khi nhận ra mình sai.
Họ coi việc học và trí thông minh là như nhau
Nhà xã hội học Liz pullen cho biết, rất nhiều người cho rằng, trình độ học vấn phản ánh trí thông minh. Trong rất nhiều trường hợp, những người học giỏi đạt được thành công, tuy nhiên, có hàng ngàn câu chuyện liên quan đến những tý phú còn chưa đỗ đại học.
Họ hay đánh giá thấp
Việc tự tin là rất quan trọng trong việc thành công nhưng ranh giới giữa tự tin và tự cao, tự đại khá mỏng manh. Một chủ doanh nghiệp có tên là Tim Romero (Mỹ) cho biết: “Tôi không biết đã gặp bao nhiêu lần những người thông minh họ từ chối nhiều khoản lợi nhuận kếch xù trong việc thương lượng. Cứ như họ nghĩ rằng, trí thông minh của họ là một lợi ích thông thể thay thế được.”
Họ bị kẹt giữa lý thuyết và thực hành
Vấn đề sẽ được gợi ra khi những người thông minh ở ví trị lãnh đạo, khi họ chỉ tập trung trên lý thuyết mà quên mất rằng phải đối mặt với người thật.
Quá tự lập
Những người thông minh rất khó phát triển được một hệ thống hỗ trợ giúp họ thành công. Nếu không có những người hay phương tiện hỗ trợ, bất kì ai cũng có thể xuống dốc không phanh khi họ gặp sự cố.
(Theo Dân Việt)