- Thu nhập từ SV nước ngoài của các trường ĐH ở Anh đã tăng hơn gấp đôi trong 10 năm qua, tăng tới 9,6% tổng thu nhập của ngành giáo dục bậc cao vào cuối niên học 2009-2010.

SV nước ngoài, 'bò sữa' của ĐH Anh

'Đường đến với các trường ĐH phải dựa trên khả năng học tập, chứ không phải dựa trên khả năng chi trả', Thủ tướng David Cameron đã khẳng định hồi đầu tháng 5.

Ông đã kiên quyết phủ nhận các báo cáo rằng chính phủ sẽ cho phép các trường ĐH tuyển dụng trên giới hạn số lượng học sinh của họ, miễn là các SV bằng lòng trả lệ phí cao hơn. "Không cách nào mà người dân có thể mua được con đường vào trường ĐH," ông nói.

Nhưng các trường ĐH đã được phép tuyển thêm SV nộp lệ phí cao hơn - nếu đó là người nước ngoài. SV sẽ phải mang  thêm gánh nặng kinh trong tương lai, vì tiền nhà tăng, đồng thời các trường ĐH Anh sẽ tăng học phí lên đến £ 9.000. Đặc biệt khi chính phủ cắt giảm khoản tiền đài thọ cho khoa học xã hội, liệu SV nước ngoài có trở nên có giá trị như 'con bò tiền mặt'?


Trường ĐH Bedfordshire (Anh), trường được giải Nữ hoàng năm nay đã tăng gần gấp 3 lần số lượng sinh viên quốc tế.(Nguồn: Bedfordshire Universit
Học phí trung bình cho SV nước ngoài học ở Anh trong những năm 2010 - 2011 đã là £ 11,435. TrườngOxford,Cambridge và Imperial College ở London đều tính phí nhiều hơn £ 18.000 từ năm ngoái cho các đối tượng SV mà chương trình học tập dựa trên việc sử dụng phòng thí nghiệm.

Các tổ chức có thể tuyển bao nhiêu SV quốc tế cũng được và việc tuyển sinh nhận được sự khuyến khích rõ rệt từ chính phủ, vì các SV nước ngoài đã đóng góp cho nền kinh tế Vương quốc Anh số tiền ước tính là 8 tỷ bảng Anh, thông qua việc đóng học phí và các chi tiêu khác.

Thu nhập từ sinh viên nước ngoài tăng gấp đôi

Dự báo tài chính được xuất bản bởi Hefce trong tháng 4 cho thấy rằng thu nhập từ SV nước ngoài của các trường ĐH đã tăng hơn gấp đôi trong 10 năm qua, tăng tới 9,6% tổng thu nhập của ngành giáo dục bậc cao vào cuối niên học 2009-10.

Tham vọng tăng trưởng trong năm học 2010-11 vẫn tiếp tục, khi các tổ chức giáo dục ĐH của Anh đặt mục tiêu tăng từ 2,1 tỷ bảng Anh đến 2,3 tỷ bảng Anh, tăng 9,5% - cao hơn so với bất kỳ nguồn thu nhập nào khác.

Michael Driscoll, phó hiệu trưởng trường Middlesex, cho biết: 'Do những thay đổi trong cách thu phí của các trường ĐH Anh, sự thành công trong việc mở rộng phạm vi quốc tế của chúng tôi trở nên quan trọng hơn bao giờ hết'.
Bedfordshire, trường nhận được giải thưởng của Nữ hoàng năm nay, đã tăng gần như gấp ba lần số lượng SV quốc tế trong năm qua (lên gần 4.000), và vẫn còn đang muốn tăng thêm 1.000 SV nữa.

Giống như các trường ĐH khác, Bedfordshire tìm cách để đưa ra những chương trình với phạm vi rộng hơn trong khổ cho phép để thu hút SV đến từ các quốc gia khác nhau, chẳng hạn như các chương trình luật và kinh doanh quốc tế, cũng có thể là một chương trình học cấp bằng về ngân hàng Hồi giáo, đồng thời trường cũng xem xét các thỏa thuận hợp tác với các cơ sở ở nước ngoài.

Phải tuyển được sinh viên giỏi trên toàn thế giới
Tuy vậy, Shaun Curtis, giám đốc chương trình quốc tế Exeter, một chiến lược quốc tế mới của ĐH Exeter, nói rằng trường ĐH của ông có kế hoạch tăng số lượng SV nước ngoài không quá 3.000 đến 4.000 vào năm 2015 không phải để tăng thu nhập mà là nhằm đảm bảo một tập thể SV đa dạng.

'Chúng tôi tin rằng nếu chúng tôi muốn được một trường ĐH toàn cầu để cạnh tranh với các trường quốc gia, chúng tôi phải tuyển được những SV giỏi nhất, không chỉ trên khắp Vương quốc Anh mà trên toàn thế giới', ông nói.

Exeter vừa trở thành trường ĐH Anh đầu tiên mở văn phòng tại Bangalore, và trong vài năm qua đã mở văn phòng tại Thượng Hải và Bắc Kinh. Nhưng văn phòng ở Trung Quốc được lập ra không phải để tuyển SV, mà để giúp lựa chọn việc làm cho SV Trung Quốc khi họ trở về nước và giữ liên lạc với các cựu SV, từ đó làm dày thêm bản thành tích và mở rộng ảnh hưởng của Exeter.

Từ tháng Bảy, SV nước ngoài tại các trường ĐH tư nhân sẽ không còn có thể làm thêm trong khi học, và quyền làm việc ở Anh sau khi tốt nghiệp của SV nước ngoài ở tất cả các tổ chức sẽ bị hạn chế.

Dominic Scott, giám đốc điều hành của Hội đồng Anh về vấn đề SV quốc tế (Ukcisa), nói rằng những thay đổi này sẽ làm cho Vương quốc Anh trở thành một lựa chọn ít hấp dẫn đối với du học sinh nước ngoài.

Những người bị ảnh hưởng lớn nhất có thể sẽ là những SV nghèo hơn. Trong khi những SV nước ngoài tương đối khá giả có xu hướng chọn trường trong Russell Group, thì những người kém khá giả thường chọn các trường tư ở Anh, nơi thu học phí thấp hơn nhiều cho các khóa học nhượng quyền thương mại.

Như vậy, những SV chọn các trường tư sẽ là những người không còn được làm việc bán thời gian. Một số sẽ tính toán rằng việc phải trả một lệ phí cao hơn cho một khóa học ĐH để họ đồng thời có thể làm việc bán thời gian là xứng đáng, điều này có lợi cho một số trường ĐH xếp hạng thấp hơn trong các bảng xếp hạng. Những người khác có thể lựa chọn học ở nơi khác, hoặc ở nhà.

  • Thu Vân (Theo Guardian)