- Chương trình “Góc nhìn thẳng” trao đổi với Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Nguyễn Hiệp Thống về vấn đề tiền trường đầu năm học.
Thưa ông, việc có quá
nhiều khoản phải đóng trong cùng một thời điểm đầu năm học đã trở thành gánh
nặng cho mỗi gia đình.Ông có đánh giá gì về vấn đề này?
- Ông Nguyễn Hiệp Thống: Nội dung mà chị vừa đề cập không chỉ nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận xã hội mà còn của các bậc cha mẹ học sinh. Ngay cả những nhà quản lý chúng tôi cũng thấy rằng đây là một việc làm cần phải làm quán triệt ngay từ đầu năm, nhất là đối với Hà Nội – đơn vị có quy mô giáo dục đông đảo nhất cả nước. Năm học này chúng tôi có hơn 1,7 triệu học sinh trên 2.500 trường học. Nội dung này cần phải quán triệt đến từng nhà trường, từng thầy cô và cũng để giải thích rõ với các bậc cha mẹ học sinh: việc thu làm sao đảm bảo được phục vụ trực tiếp lại cho các em học sinh.
Ngay từ những năm trước đây, thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo rất quyết liệt về nội dung này và năm 2013, Ủy ban thành phố có ra quyết định 51, quy định rất rõ, gạch đầu dòng từng khoản thu đầu năm. Năm học này chúng tôi tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Ủy ban, nhắc nhở các nhà trường các khoản thu được phép trong danh mục mà QĐ 51 năm 2013 của đồng chí Chủ tịch UBND TP đã ký ban hành.
Chúng tôi cũng hiểu
rằng có nhiều khoản thu phục vụ cho các em học sinh, phục vụ cho hoạt động dạy
và học. Nó là cần thiết, nhưng dứt khoát không thu cùng lúc, mà thu rải ra để
giảm áp lực cho các bậc cha mẹ. Một năm có ít nhất 2 cuộc họp ban đại diện cha
mẹ học sinh. Nhưng cũng có những khoản thu phải thu ngay, ví dụ phục vụ các
cháu bán trú thì phải có tiền chi hàng tháng để đi chợ, nấu ăn cho các cháu,
tiền nước uống… Còn các khoản khác có thể chia ra để giảm áp lực cho cha mẹ học
sinh.
Không thể lấy học sinh của một huyện Ba Vì, Mỹ Đức để bì với học sinh của quận trung tâm, một gia đình có 2 con, một khoản thu vài triệu, chắc rằng cũng không có gì khó khăn lắm. Cũng là một khoản thu không nhỏ nhưng cũng không có gì khó khăn lắm với phụ huynh. Nhưng ở những vùng khó, nhất là vùng sâu xa thì là cả một vấn đề và nội dung thu chi như ở trên đầu năm là chúng tôi quán triệt đến tất cả nhà trường.
Sắp tới, trong buổi họp đầu năm, phụ huynh sẽ được cầm tờ thông báo hướng dẫn về mức thu, chi phí cho từng khoản thu trong các trường học trên địa bàn thủ đô.
- Hiện nay ngoài các khoản thu trong quy định, còn có một khoản thu làm đau đầu các phụ huynh là khoản quỹ ban phụ huynh. Có trường thậm chí thu đến tiền triệu. Vấn đề này khiến phụ huynh rất băn khoăn. Ông có bình luận như thế nào về vấn đề này?
Đúng là ở một số nơi,
ban đại diện cha mẹ học sinh có thực hiện quyền của mình quá mức cho phép.
Chúng tôi phải nói rõ là ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động theo quy định
55 của Bộ GD-ĐT. Theo đó, tất cả các khoản thu của ban đại diện cha mẹ, hiệu
trưởng không thể nói rằng đây là do ban đại diện cha mẹ học sinh thu, mà ban
đại diện cha mẹ thu mức thu như thế nào phải được thống nhất với hiệu trưởng.
Ngành giáo dục đào tạo thủ đô quy định rằng tất cả diễn tiến xảy ra trong nhà trường: các khoản thu, các hoạt động… thì dù do ai đứng ra tổ chức thì hiệu trưởng với trách nhiệm người đứng đầu vẫn phải biết. Năm học này chúng tôi cũng đặc biệt quan tâm tới nội dung này. Không được tùy tiện đặt ra các khoản quỹ thu của cha mẹ học sinh. Cũng cần phải nói lại một điều là ban đại diện cha mẹ học sinh do cha mẹ học sinh cử ra, tôi mong muốn các bậc cha mẹ hãy thực hiện hết quyền của mình, trong đó có quyền dân chủ. Chúng ta có quyền đặt vấn đề với những khoản thu không rõ ràng. Cha mẹ HS cũng như lãnh đạo nhà trường có quyền yêu cầu ban đại diện cha mẹ HS phải minh bạch, công khai các khoản thu ở quỹ để đảm bảo không gây ra những điều tiếng với ngành giáo dục đào tạo.
- Khi có vấn đề lạm thu xảy ra ở các cơ sở, ban giám hiệu các trường thường đẩy vấn đề này cho phụ huynh và lấy lý do là hiện nay mức đầu tư trên một HS không đủ bù chi nên dẫn đến phải thực hiện các nguồn thu xã hội hóa. Ông có thấy đây là một thực tế?
Đây là một thực tế
diễn ra ở các trường học.Ví dụ, Nhà nước có thể đầu tư xây dựng trường mới,
nhưng nó không thể mới mãi được. Có thể có một vài cánh cửa bị rơi, một vài
khoảng sân bị trũng, đường vào trường bị hỏng, thì nếu chỉ có một vài chục
triệu, thậm chí là mươi triệu thôi cũng làm tờ trình để xin các cấp, các ngành được
cấp ngân sách sửa chữa hoặc dùng kinh phí chi thường xuyên, là một con số không
nhỏ.
Một tòa nhà 5 tầng để
quét vôi, sơn cửa cũng lên tới hàng trăm triệu.Không thể nào một chốc một nhát
cha mẹ học sinh đóng được, thì những việc lớn thì ngân sách nhà nước bỏ ra. Còn
có những việc nhỏ, ví dụ các lớp học lớp 6 thì cánh bên này bị nắng, nhưng lớp
7 lại không… thì ban đại diện cha mẹ HS cùng bàn với nhà trường, mà trong QĐ 51
của thành phố quy định rất rõ đây là hình thức thu xã hội hóa và phục vụ trực
tiếp cho các em HS, thì ban đại diện cha mẹ HS ở khu vực ấy cùng bàn với lãnh
đạo nhà trường là chúng tôi xin làm cái rèm che nắng cho các cháu. Đấy là một
ví dụ nhỏ. Lớn hơn một chút nữa là phụ huynh và trường thống nhất là lớp con
học quạt thì rất nóng. Cả lớp theo như ngân sách đầu tư một lớp có 4 quạt mà
40-50 HS rất nóng thì chúng tôi xin lắp điều hòa. Tính ra thì lắp điều hòa rất
là nhiều tiền thì phải thống nhất với nhà trường.Đầu tiên là phải có sự đồng
thuận của đại diện cha mẹ HS với hội đồng nhà trường.Đầu tiên nữa là phải có sự
đồng thuận của cha mẹ HS là thống nhất cao với đề xuất này thì mới được
làm.Sauk hi làm thì phải lập dự toán, chúng tôi mua rèm ở đây, giá như thế
này.Cha mẹ HS có thể giới thiệu chỗ nào rẻ hơn mà chất lượng tương đương thì chọn
ở chỗ đó.Và khi hoàn thành phải tuyên bố công khai minh bạch.
Nhưng trên hết, không
phải chỉ có lãnh đạo nhà trường và ban đại diện cha mẹ, trong QĐ 51 cũng nói
rõ, trong các khoản thu mà cha mẹ HS đóng góp phải được sự đồng ý của cơ quan
quản lý bằng văn bản, mà cụ thể với các trường tiểu học, THCS thì phải được sự
đồng ý của cơ quan quận, huyện, các trường THPT phải được sự đồng ý của Sở
GD-ĐT.
Ở một số trường không
làm tốt vấn đề dân chủ trong hội cha mẹ HS, chỉ một vài người có tiềm lực kinh
tế mạnh thì coi việc đóng vài triệu là chuyện nhỏ và yêu cầu đóng đổ đồng, đây
là điều chúng tôi hết sức tránh và cần đi kiểm tra để chấn chỉnh các nhà
trường. Do đó, mới đây Giám đốc Sở GD&ĐT mới ký quyết định thành lập 21
đoàn kiểm tra và ngay sau ngày mùng 5/9 khai giảng, kể cả trước khi họp ban đại
diện, đoàn kiểm tra của chúng tôi do các lãnh đạo Sở, các phòng ban của Sở sẽ
đi kiểm tra ở khắp 30 quận, huyện như kiểm tra thi để về triển khai với các nhà
trường đôn đốc, chỉ đạo các trường. Có thể chưa họp nhưng chỉ đạo bằng văn bản,
bằng những ý kiến cụ thể và sau khi đã triển khai thu rồi, sang cuối tháng 9
đầu tháng 10 chúng tôi sẽ còn quay lại. Những trường hợp còn những tồn tại như
đã nói ở trên, chắc chắn chúng tôi sẽ có biện pháp xử lý. TP Hà Nội đã quy định
rất rõ là Chủ tịch UBND quận, huyện, Giám đốc Sở GD-ĐT sẽ chịu trách
nhiệm trước lãnh đạo TP về những nội dung thu theo phân cấp quản lý. Ví dụ xảy
ra ở một trường tiểu học ở một quận, huyện thì Chủ tịch UBND địa phương đó chịu
trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TP về nội dung này.Ở trường cấp 3 thì Giám đốc
Sở GD&ĐT phải chịu trách nhiệm.
Ở góc độ phụ huynh,
ông có lời khuyên nào với các bậc phụ huynh trước các khoản thu để giảm bức
xúc. Ví dụ như họ không đóng các khoản thu đó nhưng con em họ vẫn được đối xử
công bằng?
- Tôi thấy phần lớn các cha mẹ học sinh khi bảo rằng đóng tiền che nắng cho con thì họ không so kè, nhưng quan trọng là việc đóng tiền ấy không được bổ đầu người khó khăn, gia đình đông con với người có điều kiện.
Việc thứ 2 là sự minh
bạch. Tôi tin tưởng rằng với một khoản tiền đóng ra phục vụ trực tiếp cho con
em họ thì các bậc phụ huynh không khó khăn. Chúng tôi mong muốn rằng khi chúng
ta bầu ra trưởng ban đại diện cha mẹ HS, bầu ra các vị ủy viên trong ban đại
diện cha mẹ HS thì những người đó phải thực sự vì quyền lợi các em, thực sự
giúp cho việc quản lý của hiệu trưởng, của các nhà trường quay lại phục vụ trực
tiếp cho việc dạy và học của nhà trường chúng ta.
Cảm ơn ông đã tham dự
chương trình!
Ban Giáo dục