- Đại diện Bộ Y tế cho biết, Tổ biên tập
với sự tham gia của Bộ Tài Chính, BHXH Việt Nam và Bộ Y tế.
Theo đó, tổ biên tập sẽ nghiên cứu, xem xét nhiều nội dung trong Thông tư 41 do
trong quá trình áp dụng nảy sinh một số vướng mắc.
Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế (Bộ Y tế) Tống Thị Song Hương: "Lập tổ công tác sửa đổi thực hiện Luật Bảo hiểm y tế"
Bộ Y tế vừa thành lập Tổ biên tập sửa đổi bổ sung một số điểm trong Thông tư 41 về Hướng dẫn thực hiện Luật Bảo hiểm y tế (BHYT).
Tổ biên tập với sự tham gia của Bộ Tài Chính, BHXH Việt Nam và Bộ Y tế.
|
Bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế |
Theo đó, tổ biên tập sẽ nghiên cứu, xem xét nhiều nội dung trong Thông tư 41 do trong quá trình áp dụng nảy sinh một số vướng mắc.
Trước câu hỏi tổ biên tập có điều chỉnh mức đóng BHYT đối với học sinh, sinh viên mà dư luận đang quan tâm hiện nay, bà Hương khẳng định, mức đóng vẫn sẽ giữ nguyên 4,5% lương cơ sở theo quy định.
"BHYT học sinh, sinh viên mới bắt đầu thực hiện, cần có thời gian xem xét, đánh giá. Trước mắt tổ biên tập sẽ không thay đổi mức đóng BHYT học sinh, sinh viên vì sẽ tăng giá dịch vụ y tế trong thời gian tới", bà Hương cho hay.
Phó Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) Lê Văn Khảm: "Mức đóng tăng, quyền lợi người đóng BHYT cũng tăng lên..."
Việc nhiều trường cùng lúc thu 15 tháng BHYT để giảm thời gian và thủ tục đã vô hình tạo ra áp lực ban đầu cho các gia đình phải đóng nhiều khoản tiền vào đầu năm học. Trong khi thực tế, BHXH đã hướng dẫn có thể thu theo chu kỳ 3, 6 hoặc 12 tháng.
Giải thích lý do điều chỉnh mức đóng từ 3-4,5% mức lương cơ sở, ông Khảm cho biết hiện nay các kỹ thuật tiên tiến trong y khoa, chẩn đoán, điều trị hoặc công nghệ bào chế thuốc, thuốc mới liên tục được cập nhật, ứng dụng tại Việt Nam... đồng nghĩa chi phí y tế có xu hướng tăng. Do đó phải có điều chỉnh mức đóng để phù hợp với sự gia tăng này.
|
Ông Lê Văn Khảm, Phó Vụ trưởng Vụ BHYT |
"Ngoài ra mức đóng tăng, quyền lợi người đóng BHYT cũng tăng lên. Trước đây đối tượng nghèo, dân tộc thiểu số chỉ được hưởng 95%, giờ được hỗ trợ 100%, hộ cận nghèo trước 80%, giờ là 95%. Chưa kể một số bệnh tật, tình trạng sức khỏe trước đây không được thanh toán như tổn thương thể chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật gây ra, điều trị tật khúc xạ, tai nạn lao động... thì giờ cũng đã được thanh toán".
Đối với học sinh, sinh viên, quỹ BHYT còn trích lại 7% để thực hiện khám chữa bệnh thông thường và chăm sóc sức khỏe ban đầu tại các nhà trường, tạo điều kiện cho y tế học đường phát triển.
Trường hợp nhà trường không có trung tâm y tế học đường có thể liên kết với trạm y tế xã để đảm bảo việc khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Với mức đóng BHYT cho học sinh, sinh viên là 435.000 đồng/12 tháng (544.000 đồng/15 tháng) như hiện nay, ông Khảm cho rằng tác động đến kinh tế gia đình là không lớn.
Bản thân học sinh, sinh viên đã được hỗ trợ 30%, chưa kể con hộ nghèo, con sĩ quan quân đội, công an đều được hỗ trợ 100%, con hộ cận nghèo được giảm 70%, 30/63 tỉnh đã hỗ trợ nốt 30% còn lại, hộ cận nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn được hỗ trợ 100%. Nhóm còn lại là hộ gia đình có kinh tế khá giả hoặc từ mức trung bình trở lên.
Với các em học sinh lớp 12 hoặc sinh viên năm cuối, chỉ phải đóng đến ngày cuối cùng của tháng kết thúc năm học.
Tham gia BHYT bắt buộc còn là sự sẻ chia, tương trợ trong cộng đồng, thể hiện tính nhân văn cao cả.
Thúy Hạnh (ghi)