- Không phải chỉ ở hiện tại, mà ngay từ khi giáo dục Nhật Bản hiện đại tái xuất phát sau 1945, “kĩ năng sống” đã được chú ý từ tiểu học. Họ không gọi đó là “kĩ năng” mà gọi là giáo dục đời sống với hàm nghĩa rất rộng.
Dưới đây là những chủ đề học tập chủ yếu thể hiện các “kĩ năng sống” dành cho học sinh tiểu học được thiết lập trong văn bản có tên “Hướng dẫn học tập môn Xã hội” công bố năm 1947. Đây là văn bản chỉ đạo đầu tiên về chương trình giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục - Văn hóa - Thể thao -Khoa học và Công nghệ Nhật Bản sau 1945.
Lớp 1
1. Để trở thành đứa trẻ tốt ở nhà và ở trường chúng ta phải làmgì?
2. Làm thế nào để chúng ta khỏe mạnh?
3. Khi sử dụng đồ vật của mình và đồ vật của người khác chúng ta nên làm thế nào?
4. Làm thế nào để chúngta có đồ ăn, thức uống, quần áo mặc và nhà ở?
5. Khi đi du lịch chúng ta phải chuẩn bị những gì và sẽ làm những việc gì?
6. Làm thế nào để chúngta có được thời gian vui vẻ cùng với mọi người?
Lớp 2
1. Để quen với cuộc sống chúng ta phải làm gì?
2. Chúng ta phải làm gì để có sức khỏe và sống an toàn?
3. Khi chăm sóc và sử dụng cây cỏ chúng ta nên làm gì?
4. Chúng ta chế tạo và phân phối các thứ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày như thế nào?
5. Để sử dụng một cách hiệu quả các vật phẩm cần thiết cho cuộc sống hàng ngày chúng ta nên làm gì?
6. Để viết thư và gửi thư chúng ta phải làm gì?
7. Làm thế nào để chúng ta có được thời gian vui vẻ?
8. Làm thể nào để bản thân chúng ta trở nên đẹp và sạch sẽ?
Lớp 3
1. Để trở thành một người tự tin trong xã hội chúng ta phải làm gì?
2. Để chọn được quần áo phù hợp chúng ta phải làm gì?
3. Nhà cửa được xây dựng như thế nào?
4. Động, thực vật nương tựa vào con người như thế nào?
5. Động thực vật có ích cho con người như thế nào?
6. Để có được nhiều thứ trong tay, chúng ta phải làm gì?
7. Chúng ta nên sử dụng điện, ga và nước như thế nào?
8. Phương pháp giao thông vận tải thay đổi như thế nào tùy theo từng vùng đất?
9. Để hòa thuận với các bạn khác chúng ta phải làm gì?
10. Các nghi thức lễ hội của đất nước và tôn giáo diễn ra như thếnào ở các địa phương?
Lớp 4
1. Tổ tiên chúng ta đã chọn nơi dựng nhà, xây nhà như thế nào và chuẩn bị các đồ đạc ra sao?
2. Tổ tiên chúng ta đã làm như thế nào để phòng tránh các mối nguy hiểm?
3. Làm thế nào để có thể sử dụng được các nguồn tài nguyên thiên nhiên như động, thực vật, khoáng sản?
4. Trong hoàn cảnh môi trường thiên nhiên đầy khó khăn, chúng taphải làm gì để có thể chế tạo và có được các vật dụng?
5. Trong hoàn cảnh khó khăn khi sử dụng các cơ sở vật chất, đồ vật,chúng ta phải làm gì?
6. Làm thế nào để quyết định được đường đi của các phương tiện giao thông vận tải?
7. Để sống hòa thuận với những người ở vùng đất khác, chúng ta phải làm gì?
8. Đền và chùa đã có vai trò như thế nào đối với tổ tiên chúng ta?
9. Để quản trị đời sống xã hội thì cần đến những cơ quan nào?
Lớp 5
1. Chúng ta nên học tập như thế nào?
2. Làm thế nào để bản thân chúng ta khỏe mạnh và an toàn?
3. Tài sản của bản thân, gia đình, trường học, thành phố, thôn làng, quốc gia có những gì và được bảo vệ, duy trì ra sao?
4. Công nghiệp hiện đại cho đến nay đã được phát triển như thế nào?
5. Các phát minh, phát kiến đã làm cho cuộc sống của chúng ta giàu có như thế nào?
6. Làm thế nào mà chúng ta có thể truyền tin, trao đổi ý kiến và đi du lịch?
7. Giao lưu với người nước ngoài được diễn ra như thế nào?
8. Chúng ta phải làm gì để làm cho cuộc sống trở nên vui vẻ?
9. Để quản lý nhà nước cần đến các cơ quan nào?
Lớp 6
1. Con người hợp tác với nhau như thế nào qua công việc?
2. Cái gì làm cho xã hội phát triển?
3. Làm thế nào để chúng ta có cuộc sống an toàn?
4. Để bảo toàn tài nguyên thiên nhiên cho con cháu, chúng ta phải làm gì?
5. Để biết cách mua sắm thông minh, chúng ta cần phải có những tri thức nào?
6. Sản xuất ở nhà máy đã phát triển ở những đâu và phát triển như thế nào?
7. Để tạo ra thời gian rảnh rỗi nên sử dụng các cơ sở văn minh như thế nào và để sử dụng có hiệu quả thời gian đó chúng ta phải làm gì?
8. Để sống hòa thuận với mọi người trên thế giới chúng ta phải làm gì?
Bản“Hướng dẫn học tập” nói trên chỉ là chương trình khung có tính “tham khảo”.
Trên thực tế trong quá trình thực hiện, tùy theo tình hình địa phương mà các trường học và giáo viên đã điều chỉnh hoặc thiết lập các chủ đề mới cho phù hợp.
Cho dẫu vậy, đóng góp và ảnh hưởng củavăn bản này trong việc giáo dục nên những công dân tạo ra nước Nhật “hòa bình”,“dân chủ”, “tôn trọng con người” là không thể phủ nhận.
- Nguyễn QuốcVương (nghiên cứu sinh ở Nhật Bản)