- Ngôn từ tuổi teen như “con kái, con káj”,  “bít rùi/rồi)”, “pít rồi/rùi”,…cũng đã xuất hiện trong các bài thi tốt nghiệp của học sinh năm nay. Giám khảo đã chấm như thế nào với những tình huống gây cười này?



Thí sinh trước buổi thi Ngữ Văn kì thi Tốt nghiệp THPT năm 2011(Hội đồng thi Trường THPT Tây Hồ, Tây Hồ, Hà Nội).  Ảnh Văn Chung


I. Ngôn từ tuổi teen vào bài thi: như “con cái” thì các em viết thành “con kái, con káj”, “biết rồi” thì các em viết thành “bít rùi/rồi)”, “pít rồi/rùi”,…


II. Với câu 1 hỏi về chi tiết trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu:

- Nguyễn Minh Châu đã phát hiện ra người đàn bà, yêu mến và kính phục chị, ông đã tìm thấy tình yêu đầu của mình.

- Người đàn bà làng chài ngôi trên ghẹ thuyền, dịu dàng, duyên dáng.


III. Với câu 3, phân tích đoạn thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng:

- “Mường Lát hoa về trong đêm hơi” – câu thơ cho thấy những chiến sĩ phải chiến đấu gian khổ kiệt quệ đến tận hơi thở cuối cùng.


IV. Với câu 3, phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân:

- Tràng đầu trọc lóc, làm nghề lái xe chở thóc trên Hà Nội

- Nhắc đến làng Vũ Đại, người ta không thể không nhắc đến Tràng

- Tràng dắt Mị đi vào nhà, ngồi mớm trên mép giường đợi bà cụ về.

-  Một anh đi thả ống lươn một buổi sáng nhặt được Tràng ở lò gạch cũ… Tràng bị bà ba gọi đến bóp chân.. Tràng 3 lần đến nhà Bá Kiến..

- Kim Lân đã dựa trên nguyên lý “tảng băng trôi” để viết tác phẩm.

- Nhắc đến tác hại của rượu ta nhớ ngay đến Chí Phèo, nhắc đến người đàn ông vũ phu ta nhớ ngay đến chiếc thuyền ngoài xa, nhắc đến người lái xe bò chở thóc ta bèn nhớ đến anh Chàng của Kim Lân.


Giám khảo chấm thi như thế nào?


Có 2 lỗi phổ biến của học sinh là những bài nhầm kiến thức và những bài mắc lỗi diễn đạt. Giáo viên sẽ chấm theo barem có sẵn.


Ví dụ, những lỗi nhầm nhân vật Tràng sang Chí Phèo chẳng hạn sẽ chỉ được 1-1,5 điểm trong tổng thang điểm 5 cho câu hỏi.


Điểm này chủ yếu chấm cho các em trình bày được hình thức của một bài văn có mở bài, thân bài, kết bài.


Lỗi thứ hai về diễn đạt như các em đưa ngôn ngữ tuổi teen vào bài hay một số so sánh nhầm lẫn kiểu “Kim Lân đã dựa trên nguyên lý “tảng băng trôi” để viết tác phẩm”...


Những bài kiểu như vậy cũng chỉ đạt tối đa ½ tổng số điểm cho câu hỏi đó. Mặc dù các em nắm được nội dung của tác phẩm nhưng vì nắm chưa sâu, đoạn nhớ đoạn không nên mới mắc lỗi như vậy.


Một phần vì tính chất không quá nghiêm trọng, căng thẳng như thi ĐH-CĐ nên việc chấm, cho điểm của giáo viên dựa trên tổng thể toàn bài làm của học sinh, tạo điều kiện để các em có thể vượt qua kì thi này.


(Trích ý kiến của một giáo viên tham gia công tác chấm thi Tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn năm 2011 tại Hà Nội)

  • Văn Chung