Sau khi thử nghiệm phong cách sống chối bỏ các giá trị vật chất, một thanh niên ở Tokyo đang truyền cảm hứng cho giới trẻ tại đây về trào lưu tối giản.


"Tôi khá sốc khi nhận ra rằng té ra mình có thể sống với những thứ tối thiểu nhất" -  Fumio Sasaki, hiện đang làm việc ở một nhà xuất bản cho hay.

Căn phòng nơi Sasaki, 36 tuổi, đang ở vẻn vẹn có 20 m2, với một ít quần áo và ghế ngủ sofa nhỏ. Anh mua sách, đọc xong thì cho đi luôn.

{keywords}

Những dụng cụ thiết yếu của một thanh niên theo trào lưu "tối giản". Ảnh: Kyodo


Trước đây, căn phòng này từng chứa rất nhiều sách, nhạc cụ, đĩa CD, ti vi màn hình lớn và quần áo thời trang. "Tôi mua sách nhưng chẳng đọc. Tôi để nhạc cụ khắp phòng chẳng chơi gì và quần áo mua thì cứ để đấy!".

Tìm hiểu về nguyên lý của "tối giản", Sasaki cảm thấy hóa ra anh đã bị "mọi thứ điều khiển mình".

Sau khi thực hành lối sống này, anh thấy hiệu quả không ngờ. "Bây giờ tôi đọc sách  tập trung hơn. Tôi cũng làm việc hiệu quả hơn". Anh tiêu tiền vào việc du lịch và cải thiện các mối quan hệ xã hội.

Vào tháng 6 Sasaki xuất bản cuốn sách về sự tối giản, thu hút người đọc ở độ tuổi 20 - 30.

Cửa hàng sách Sanseido chi nhánh Yurakucho ở Chiyoda mở một quầy bán sách về sự tối giản. Một người bán sách cho hay, khá nhiều nhân viên văn phòng đã mua trên đường đi làm về.

Kota Ito, 26 tuổi, nhà sản xuất âm nhạc tự do, cổ vũ cho xu hướng này. Anh chỉ có một máy tính cá nhân, máy ảnh kỹ thuật số và chiếc smartphone cùng với một ít dụng cụ khác trong ba lô. Quần áo thì hết sức giản tiện, "tôi thậm chí chẳng cần nhà để ở".

Ito thường xuyên du lịch trong và ngoài nước, ở trong những khách sạn rẻ tiền và làm việc qua internet. "Sự tối giản giúp tôi có thêm thời gian nghĩ sâu sắc hơn và làm giàu thêm các ý tưởng của mình" anh chia sẻ.

Một cảnh vệ 29 tuổi ở Osaka, giấu tên, đã theo đuổi lối sống tối giản vì quá mệt mỏi với việc bị ám ảnh bởi các nhãn hiệu nội tiếng của xe hơi, hàng điện tử và những hàng hóa khác. Anh dành thời gian riêng của mình cho nhóm thần tượng yêu thích Momoiro Clover Z.
 Theo Satoru Imamura, cựu nhân viên ngân hàng đang đứng đầu một tổ chức tư vấn cho hơn 100 doanh nghiệp trên toàn nước Nhật , chủ nghĩa tối giản cũng thu hút được các doanh nghiệp. Họ đang có xu hướng loại bỏ những vật dụng không cần thiết, trang bị kỹ thuật dọn dẹp công sở để tối ưu hóa công việc.

Một công ty in ấn ở Kyoto đã triệt để áp dụng nguyên tắc được giới thiệu hai năm trước để bỏ đi những thứ không cần thiết sau hai tuần. Việc này giúp công ty tăng thêm 30% doanh thu và lợi nhuận hàng năm.

“Giống như con người, các công ty cũng phải cải tiến năng lực của mình bằng việc tập trung cắt bỏ những gì không cần thiết. Việc sở hữu quá nhiều thứ không còn mang lại giá trị nữa.” - Imamura quan sát.

Song Nguyên
(Theo Japan Today, Kyodo)