- Bản dịch bài thơ "Nam quốc sơn hà" trong sách Ngữ văn lớp 7 tập I, NXB Giáo dục Việt Nam khiến một số người băn khoăn.
Bài thơ: “Nam quốc sơn hà" ("Sông núi nước Nam”) từng được dịch là:
“Sông núi
nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.
Ở trang 62 sách Ngữ văn lớp 7 tập I, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) sử dụng bản dịch:
“Sông núi
nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ”.
|
Bản dịch bài Sông núi nước Nam được in trong SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 của NXBGDVN. |
Tổng chủ biên cuốn sách là GS Nguyễn Khắc Phi; Chủ biên phần văn là GS.Nhà giáo nhân dân Nguyễn Đình Chú.
Sáng 9/11, trao đổi với VietNamNet, GS Nguyễn Khắc Phi cho biết: Ngay nguyên văn chữ Hán của bài thơ cũng có nhiều dị bản; bản nguyên văn trong SGK là bản trên bức tranh sơn mài của Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Bản nguyên văn này lại có nhiều bản dịch khác nhau và đó là chuyện bình thường.
"Trong SGK, ngoài dịch nêu trên còn có bản dịch của Ngô Linh Ngọc. Bản dịch trên là của Lê Thước - Nam Trân.
SGK Ngữ văn 7 tập 1 của NXBGDVN có đưa thêm bản dịch bài Sông núi nước Nam của Ngô Linh Ngọc. |
Lê Thước cũng như Nam Trân đều là nhà những nhà Hán-Nôm học nổi tiếng. Riêng Nam Trân còn là nhà thơ có tên tuổi, từng được giao nhiệm vụ tổ chức dịch Nhật ký trong tù của Hồ Chủ tịch.
"Chỉ 4 câu thơ mà 2 cụ cùng dịch đủ thấy sự nghiêm túc như thế nào" - GS Phi chia sẻ.
Theo GS Phi, bản dịch của Lê Thước - Nam Trân đã được đưa ra Hội đồng quốc gia về thẩm định SGK với nhiều học giả có tên tuổi và các giáo viên THCS cũng tham gia.
Bài thơ "Nam quốc sơn hà" |
"Bản dịch trước nghe êm tai nhưng không phải không có những chỗ bất ổn. Để phân tích cái hay cái dở có lẽ phải mất nhiều thời gian, chẳng hạn chữ "định phận" ở bản trước chưa đạt, giữ y như nguyên văn, có thể gây ra hiểu nhầm là số phận đã định đoạt, không thể hay và chuẩn bằng "vằng vặc sách trời chia xứ sở" của bản dịch trong SGK. Ngoài ra, việc hai dịch giả Lê Thước - Nam Trân chuyển từ vần BẰNG trong nguyên văn sang vần TRẮC ở bản dịch không phải là không có dụng ý".
- Văn Chung (ghi)