- Các giám đốc Sở GD-ĐT phía Nam cho biết, họ đã nhiều lần phát biểu tại các hội nghị giáo dục là nên giao cho Sở GD-ĐT tự tổ chức và chấm thi bài tốt nghiệp của tỉnh mình. Trước đây, khi Bộ không quản thi tốt nghiệp thì tỉ lệ tốt nghiệp cũng cao, bây giờ Bộ lo, tỉ lệ tốt nghiệp cũng vẫn cao, khi không có gì khác nhau thì nên giao lại cho tỉnh tổ chức thi tốt nghiệp để tránh rắc rối, phức tạp.

TIN BÀI KHÁC

11 tỉnh ĐBSCL thoả thuận 'nâng' điểm thi tốt nghiệp

Ông Trần Việt Hùng, Giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng: Việc thi cụm gây vất vả cho các em HS vì phải di chuyển nhiều, cần phải bỏ, tuy nhiên, việc này Bộ GD-ĐT đã giao cho Giám đốc Sở tự quyết định tùy theo tình hình của địa phương.

Qua nhiều năm tỉ lệ tốt nghiệp đều cao, cộng với lực học của HS thể hiện từ lớp 1 đến lớp 12, chúng tôi thấy rằng đã đến lúc các Sở có đủ sức tự ra đề và chấm thi tốt nghiệp của địa phương mình, không cần phải chấm chéo. Những năm gần đây, việc xếp hạng thành tích kỳ thi tốt nghiệp đã gây ra căng thẳng giữa các tỉnh, tạo ra cuộc chạy đua không đáng có.

Bộ chỉ cần thông báo ngày thi, giờ thi, môn thi là chúng tôi tổ chức thi, Bộ chỉ cần tăng cường thanh tra thi cử và chấm thi là đủ.

Việc chấm chéo thể hiện rằng Bộ không tin vào các Sở GD-ĐT.

Cả nước có 12 tỉnh thành có tỉ lệ tốt nghiệp bậc THPT trên 99%. Dẫn đầu là Nam Định 99,89%, tiếp đến là Ninh Bình 99,78%. Có khoảng 37 tỉnh thành có tỉ lệ tốt nghiệp trên 95%. Khoảng hơn 50 tỉnh thành có tỉ lệ tốt nghiệp trên 90%.

12/13 tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc năm nay đều có tỉ lệ tốt nghiệp từ trên 91% trở lên. Đáng chú ý là Tuyên Quang có tỉ lệ 99,76%, vươn lên đứng thứ ba cả nước. 10/12 tỉnh khu vực ĐBSCL có kết quả tốt nghiệp đạt trên 90%, trong đó có ba tỉnh đạt trên 97%.

Ông Trần Trọng Khiếm, Giám đốc Sở GD-ĐT Cần Thơ: Việc chấm chéo thể hiện Bộ GD-ĐT không tin tưởng địa phương. Nếu không tin thì hãy tăng cường thanh tra, kiểm tra. Chúng tôi tự chấm cũng biết như thế nào cho đúng mực. Chúng tôi đã kiến nghị nhiều lần với Bộ GD về vấn đề này.

Ông Lê Minh Hoàng, Giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Nai: Kỳ thi tốt nghiệp cho thấy kết quả khá cao. Đã tới lúc, các tỉnh đều ý thức được trách nhiệm của mình, có thể tự chủ trong việc chấm thi tốt nghiệp mà không cần phải chấm chéo, gây mất đoàn kết. Bộ chỉ tăng cường thanh tra, kiểm tra là được.

Có ý kiến lo ngại rằng việc các tỉnh tự chấm thi, coi thi sẽ chấm dễ, coi dễ cho tỉnh mình, tôi cho rằng không phải như vậy. Nên nhớ, nếu chúng tôi làm dễ dãi, HS sẽ coi thường chúng tôi trước. Sẽ không đến mức trường nào chấm trường đó mà vẫn phải chấm chéo giữa các trường với nhau.

Tôi ủng hộ quan điểm vẫn giữ kỳ thi tốt nghiệp trong bối cảnh hiện nay, vì có kỳ thi, các em mới có động cơ học tập. Bộ vẫn nên ra đề chung cho các tỉnh, nhưng việc tổ chức thi và chấm nên giao cho địa phương thực hiện.

  • Hương Giang (Thực hiện)

Trả lời trên Tuổi Trẻ:

GS Nguyễn Minh Thuyết: “Ngay từ đầu khi Bộ GD-ĐT tiến hành thi cụm, chấm chéo tôi đã nghĩ là không thể giải quyết được vấn nạn thi cử, chỉ tạo thêm tốn kém, phiền phức”.

GS Nguyễn Lân Dũng: “Thi cụm, chấm chéo chỉ là giải pháp đối phó, tốn kém mà không đạt được mục đích là có một kết quả đánh giá thực chất”.

GS Văn Như Cương: “Khi Bộ có sáng kiến thi cụm, chấm chéo, tôi cũng chờ đợi hiệu quả của việc này nhưng khó có thể nói giải pháp này có hiệu quả khi đến trên 50 tỉnh thành có kết quả thi cao, nhiều nơi cao đột biến”.

Kiến nghị bỏ thi cụm, chấm chéo

Theo SGGP, 8 tỉnh đồng bằng Bắc bộ (vùng 2) vừa tiến hành đánh giá kết quả thi đua năm học 2010 - 2011. Đây là vùng được đánh giá có chất lượng giáo dục trong tốp đầu cả nước. Thể hiện ở tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp THPT của vùng cao nhất cả nước; số lượng các trường THPT có chất lượng tốt về tuyển sinh ĐH-CĐ trong top 100, 200 trường toàn quốc cũng nhiều nhất.

Nhiều tỉnh khu vực đồng bằng Bắc bộ kiến nghị Bộ GD-ĐT nên dừng chuyện chấm chéo trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ngoài ra, cũng nên bỏ thi cụm để giảm vất vả cho học sinh.