Thầy Đỗ Việt Khoa, Trường THPT Thường Tín, Hà Nội, người 10 năm trước đã dũng cảm đứng lên tố cáo gian lận thi cử. Sau hành động dũng cảm này, cuộc sống của gia đình thầy ra sao?

Là người đứng ra tố cáo tiêu cực thi cử ở chính những ngôi trường mà mình đang công tác, 10 năm trước thầy giáo Đỗ Việt Khoa từng được xem như một người hùng, được lãnh đạo ngành giáo dục tôn vinh, được đích thân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khi đó là ông Nguyễn Thiện Nhân đến nhà thăm hỏi, động viên, thầy Khoa cũng là nhân vật chính của chương trình Người đương thời trên VTV1.

{keywords}

Gần 10 năm sau, VTC có cuộc gặp gỡ, trò chuyện với thầy giáo Đỗ Việt Khoa.

Trò chuyện với PV, thầy Khoa và con gái đầu tên Thảo chia sẻ đã có nhiều xáo trộn sau ngày ông quyết định đứng ra phanh phui tiêu cực của ngành giáo dục.

Điều tích cực, theo ông Khoa là năm 2007- một năm sau những hình ảnh của ông khiến dư luận bàng hoàng, ngành giáo dục đã có cuộc vận động “hai không” khiến tỉ lệ tốt nghiệp THPT trên cả nước giảm mạnh, “nhiều người sốc”.

Ông cũng nhận được sẻ chia từ Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khi đó cùng nhiều đồng nghiệp trên cả nước gọi điện chia sẻ, động viên.

Ngành giáo dục cũng đã lắng nghe thầy. Sau những hình ảnh tiêu cực ở Trường THPT Đồi Ngô, Bắc Giang năm 2012 hay Trường THPT Nam Lương Sơn, Hòa Bình năm 2014 mà thầy cung cấp, Bộ GD-ĐT đã cho phép học sinh được sử dụng thiết bị ghi âm ghi hình một cách phù hợp để giám sát, phòng chống tiêu cực thi cử.

Nhưng những kỉ niệm buồn với thầy Khoa lại quá nhiều. Ông nói mình “cô đơn” trong cuộc chiến trông tiêu cực, không thầy cô nào dám cùng đứng, “cùng hô to”, đứng ra thẳng mặt như ông.

Đến trường, thầy bị cô lập, trù dập giữa chính những đồng nghiệp từng rất đỗi thân tình. “Tôi thực sự sốc vì vốn nghĩ khi bước chân vào ngành là sẽ cống hiến hết mình. Tôi nghĩ các đồng nghiệp cũng khẳng khái, có sao nói vậy như tôi. Nhưng sau đó họ thay đổi, có những hành vi hết sức kinh khủng” – thầy Khoa chia sẻ.

Đi đến đâu thầy cũng bị mọi người nghĩ “thầy lúc nào cũng thủ máy ảnh, máy ghi âm đang bật trong người’.

Phụ huynh thì lo sợ nếu có thầy đi coi thi con họ sẽ bị trượt tốt nghiệp. Học trò sợ thầy coi thi, im phăng phắc khiến thầy phải động viên các em. Từ sau năm 2006 đến nay thầy chỉ 3 lần được làm nhiệm vụ coi thi tại các kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Đó là ở trường. Còn cuộc sống gia đình của thầy Khoa cũng đảo lộn. Vợ chồng ông thường xuyên mâu thuẫn, con bị trường từ chối nhập học, vô vàn khó khăn ập xuống.

Hiện tại thầy vẫn cố gắng lên lớp, ở nhà bận bịu với công việc chụp ảnh cưới, chụp ảnh thẻ và trông cửa hàng Internet.

Sau 10 năm, thầy Khoa vẫn khẳng khái: “Phận là thầy giáo tôi không chấp nhận sự vô lí, sẵn sàng chấp nhận bị trù dập, cũng có lúc thấy việc quá khả năng nhưng giúp được mọi người bao nhiêu tôi vẫn cố gắng’.

Trong hình ảnh đầu tiên của clip, có đôi chút nhầm lẫn khi hình ảnh tiêu cực ở Trường THPT DL Đồi Ngô, Bắc Giang năm 2012 (thầy Khoa không tự quay-PV) được VTC trích dẫn để nói về những hình ảnh tiêu cực năm 2006 tại Hà Tây do thầy Khoa tự quay.


Theo VTC