Khác với các năm trước, cứ đến mùa thi các bạn sinh viên lại chen chân nhau đi đăng kí coi thi đại học, năm nay, nhiều bạn không mặn mà với công việc này bởi lẽ “coi thi” là nghề nguy hiểm mà giá lại càng ngày càng “bèo”.
Vất vả…giá lại 'bèo"
Để được chọn làm giám thị, các sinh viên phải là những cán bộ lớp gương mẫu hoặc có học lực trung bình các kỳ đạt khá trở lên, ý thức rèn luyện đạo đức tốt, không vi phạm, kỉ luật.
Nhưng nhiều bạn đạt tiêu chuẩn này cũng không mấy “thiết tha” và chọn giải pháp an toàn “rút lui khỏi danh sách”.
Theo kinh nghiệm của các anh chị khóa trước truyền lại, đi coi thi rất vất vả và “nguy hiểm”.
Vừa nghỉ hè được vài ngày đã phải lóc cóc bắt xe lên Hà Nội để coi thi, tiền chi phí ăn uống, sinh hoạt, đi lại trong những ngày “được làm giám thị” cũng tốn kém nên Hà Phương (sinh viên năm 3 Học viện Tài chính) mặc dù thừa tiêu chuẩn để được coi thi nhưng vẫn khăn gói về quê để phụ giúp gia đình trong những ngày nghỉ hè.
Còn Mạnh Quân (sinh viên Học viện Báo chí – Tuyên truyền) lại lo ngại về việc không may sơ suất sẽ bị kỉ luật nặng, thậm chí bị đuổi học nên không dám đi coi thi.
Quân chia sẻ: “Mình nghe mấy anh khóa trên kể lại, đi coi thi không cẩn thận thì “rước họa vào thân”, chỉ cần thí sinh ngồi sai số báo danh hay viết sai số tờ mà mình không kiểm tra kỹ thì sẽ bị kỉ luật và chịu toàn bộ trách nhiệm.
Đấy là chưa kể trong quá trình coi thi mình để thí sinh quay bài, trao đổi bài mà cán bộ thanh tra bắt được thì có khi bị đuổi học. Vậy nên mình sợ lắm, ở nhà cho an toàn”.
Với Thanh Huyền (Trường ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội) được đi coi thi ĐH cũng là một vinh dự nhưng vì nhà xa (cách Hà Nội hơn 200 km), chi phí tàu xe đắt đỏ và tiền công cũng chẳng đáng là bao nên cô bạn cũng “ngại” làm giám thị.
Huyền cho biết: “Coi thi 2 ngày chỉ được 300 nghìn trong khi tiền vé xe từ quê tớ lên đây cũng đã gần 300 nghìn rồi, đấy là chưa kể tiền ăn uống, đi lại…Tốn kém mà công cán cũng chẳng đáng là bao!”.
“Sai một li đi một dặm”
Là một kì thi mang tầm cơ quốc gia nên thi đại học được tổ chức nghiêm ngặt trong tất cả các khâu từ làm đề, chấm thi, coi thi.
Bởi vậy, trách nhiệm của người coi thi phải đặt lên hàng đầu, với những bạn sinh viên lần đầu được làm giám thị thì đây là công việc vô cùng khó khăn.
Ngoài việc phải là những người đến sớm nhất, giám thị còn là người hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình thi của tất cả các thí sinh. Chỉ cần “sai một li” thì hậu quả khôn lường.
Bạn Hoài Thu (sinh viên ĐH Khoa học Xã hội nhân văn) từng “khóc dở mếu dở” trong đợt coi thi ĐH năm ngoái kể lại:
“Cả phòng thi đều tên Linh nên mình phải căng mắt ra để đọc vì sợ nhầm tên, sai vị trí sẽ bị kỉ luật nặng. Trước khi vào phòng thi, mình nhớ là đã nhắc các thí sinh tắt hết điện thoại và bỏ ngoài nhưng vẫn có em quên không tắt. Kết quả là chưa bóc đề có chuông điện thoại réo ầm ĩ ở ngoài, mình phải luống cuống tìm mãi mới thấy để tắt. Sau lần đó, nghĩ lại vẫn thấy run”.
Những câu chuyện bi hài xoay quanh việc sinh viên coi thi đại học đã được truyền cho rất nhiều sinh viên khóa sau. Bởi vậy, nhiều bạn sinh viên “sợ” phải lĩnh “án trảm” khi không may vi phạm quy chế nên khá thờ ơ với việc được làm giám thị.
Phúc Đạt (sinh viên ĐH Ngoại thương) đã đăng kí đi coi thi ĐH nhưng nghe các anh chị đi trước kể chuyện thấy quyết định đó khá “mạo hiểm” nên đã xin rút khỏi danh sách.
Cùng chung suy nghĩ với Đạt, các bạn trong lớp của Phương Anh (ĐH Công nghiệp Hà Nội) cũng ngại ngần đi coi thi vì không muốn liên đới trách nhiệm hay phải đối mặt với những mối nguy hiểm đang rình rập.
Phương Anh cho biết: “Mặc dù cũng muốn thử một lần làm giám thị nhưng vì vất vả, lại sợ bị kỉ luật nếu lỡ vi phạm nên mình không đăng kí.”
Coi thi ĐH được xem là một trải nghiệm mạo hiểm với sinh viên vì chỉ cần bất cẩn một chút cũng dẫn đến hậu họa. Bởi vậy, nhiều bạn sinh viên không mấy mặn mà với việc đi coi thi dù luôn ước mơ một lần được làm giám thị.
|
Giám thị kiểm tra giấy tờ của thí sinh trước giờ làm bài thi. Ảnh: Phạm Hải |
Vất vả…giá lại 'bèo"
Để được chọn làm giám thị, các sinh viên phải là những cán bộ lớp gương mẫu hoặc có học lực trung bình các kỳ đạt khá trở lên, ý thức rèn luyện đạo đức tốt, không vi phạm, kỉ luật.
Nhưng nhiều bạn đạt tiêu chuẩn này cũng không mấy “thiết tha” và chọn giải pháp an toàn “rút lui khỏi danh sách”.
Theo kinh nghiệm của các anh chị khóa trước truyền lại, đi coi thi rất vất vả và “nguy hiểm”.
Vừa nghỉ hè được vài ngày đã phải lóc cóc bắt xe lên Hà Nội để coi thi, tiền chi phí ăn uống, sinh hoạt, đi lại trong những ngày “được làm giám thị” cũng tốn kém nên Hà Phương (sinh viên năm 3 Học viện Tài chính) mặc dù thừa tiêu chuẩn để được coi thi nhưng vẫn khăn gói về quê để phụ giúp gia đình trong những ngày nghỉ hè.
Còn Mạnh Quân (sinh viên Học viện Báo chí – Tuyên truyền) lại lo ngại về việc không may sơ suất sẽ bị kỉ luật nặng, thậm chí bị đuổi học nên không dám đi coi thi.
Quân chia sẻ: “Mình nghe mấy anh khóa trên kể lại, đi coi thi không cẩn thận thì “rước họa vào thân”, chỉ cần thí sinh ngồi sai số báo danh hay viết sai số tờ mà mình không kiểm tra kỹ thì sẽ bị kỉ luật và chịu toàn bộ trách nhiệm.
Đấy là chưa kể trong quá trình coi thi mình để thí sinh quay bài, trao đổi bài mà cán bộ thanh tra bắt được thì có khi bị đuổi học. Vậy nên mình sợ lắm, ở nhà cho an toàn”.
Với Thanh Huyền (Trường ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội) được đi coi thi ĐH cũng là một vinh dự nhưng vì nhà xa (cách Hà Nội hơn 200 km), chi phí tàu xe đắt đỏ và tiền công cũng chẳng đáng là bao nên cô bạn cũng “ngại” làm giám thị.
Huyền cho biết: “Coi thi 2 ngày chỉ được 300 nghìn trong khi tiền vé xe từ quê tớ lên đây cũng đã gần 300 nghìn rồi, đấy là chưa kể tiền ăn uống, đi lại…Tốn kém mà công cán cũng chẳng đáng là bao!”.
“Sai một li đi một dặm”
Là một kì thi mang tầm cơ quốc gia nên thi đại học được tổ chức nghiêm ngặt trong tất cả các khâu từ làm đề, chấm thi, coi thi.
Bởi vậy, trách nhiệm của người coi thi phải đặt lên hàng đầu, với những bạn sinh viên lần đầu được làm giám thị thì đây là công việc vô cùng khó khăn.
Ngoài việc phải là những người đến sớm nhất, giám thị còn là người hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình thi của tất cả các thí sinh. Chỉ cần “sai một li” thì hậu quả khôn lường.
Bạn Hoài Thu (sinh viên ĐH Khoa học Xã hội nhân văn) từng “khóc dở mếu dở” trong đợt coi thi ĐH năm ngoái kể lại:
“Cả phòng thi đều tên Linh nên mình phải căng mắt ra để đọc vì sợ nhầm tên, sai vị trí sẽ bị kỉ luật nặng. Trước khi vào phòng thi, mình nhớ là đã nhắc các thí sinh tắt hết điện thoại và bỏ ngoài nhưng vẫn có em quên không tắt. Kết quả là chưa bóc đề có chuông điện thoại réo ầm ĩ ở ngoài, mình phải luống cuống tìm mãi mới thấy để tắt. Sau lần đó, nghĩ lại vẫn thấy run”.
Những câu chuyện bi hài xoay quanh việc sinh viên coi thi đại học đã được truyền cho rất nhiều sinh viên khóa sau. Bởi vậy, nhiều bạn sinh viên “sợ” phải lĩnh “án trảm” khi không may vi phạm quy chế nên khá thờ ơ với việc được làm giám thị.
Phúc Đạt (sinh viên ĐH Ngoại thương) đã đăng kí đi coi thi ĐH nhưng nghe các anh chị đi trước kể chuyện thấy quyết định đó khá “mạo hiểm” nên đã xin rút khỏi danh sách.
Cùng chung suy nghĩ với Đạt, các bạn trong lớp của Phương Anh (ĐH Công nghiệp Hà Nội) cũng ngại ngần đi coi thi vì không muốn liên đới trách nhiệm hay phải đối mặt với những mối nguy hiểm đang rình rập.
Phương Anh cho biết: “Mặc dù cũng muốn thử một lần làm giám thị nhưng vì vất vả, lại sợ bị kỉ luật nếu lỡ vi phạm nên mình không đăng kí.”
Coi thi ĐH được xem là một trải nghiệm mạo hiểm với sinh viên vì chỉ cần bất cẩn một chút cũng dẫn đến hậu họa. Bởi vậy, nhiều bạn sinh viên không mấy mặn mà với việc đi coi thi dù luôn ước mơ một lần được làm giám thị.
Ai bảo coi thi là khổ? Trái ngược với một số ý kiến nói vì coi thi mệt mỏi, dễ vi phạm, bị kỉ luật hay chuyện kinh phí ăn ở tốn kém, nhiều sinh viên tâm sự họ cảm thấy thực sự tự hào, “được nhiều hơn mất” khi được đứng trong vai trò người giám thi. Thu Thủy, SV Trường ĐH Kinh tế Quốc dân: Nếu sợ thì chẳng làm được gì! Tiêu chuẩn để được lựa chọn làm giám thị coi thi của khoa em là tổng kết trên 7,5 điểm, thêm phần rèn luyện. Mỗi lớp có trên dưới 10 người được chọn tùy khoa đông hay ít sinh viên. Em ở Hà Nam, cũng chưa rõ liệu nhà trường có lo chỗ ở KTX cho sinh viên và chế độ cho sinh Chuyện sai lầm trong phòng thi khi bạn lớp trưởng gọi hỏi em có tham gia coi thi, em cũng khá băn khoăn, vì kỉ luật ảnh hưởng kết quả học tập. Nhưng cơ hội này không phải dành cho tất cả mọi người. Em nghĩ đây là dịp tốt để mình thử sức. Qua tập huấn và sự hướng dẫn của các giám thị 1, em nghĩ sẽ không có quá nhiều điều phải lo lắng. Với những bạn từ bỏ cơ hội được làm giám thị coi thi em nghĩ các bạn đã bỏ qua một cơ hội mang lại cho bản thân sự vinh dự và điều kiện có thể tiếp xúc nhiều hơn với môi trường bên ngoài. Lớp em cũng có bạn điểm cao nhưng khá rụt rè, sợ bỉ kỉ luật mà không dám đi. Mà nếu sợ thì cuộc đời này có thể làm được gì. Quỳnh Mai, SV Học viện Tài chính: Cứ nhà xa, sợ lỗ mà không làm? Em quê ở Băk Kạn. Hiện tại em và mọi người trong lớp cũng đã về quê. Chi phí, hỗ trợ coi thi theo em là cần thiết nhưng không phải là tất cả. Nếu nghĩ như vậy không ai sẵn sàng làm. Việc coi thi là kỉ niệm thời sinh viên nên mọi người đều tự nguyện. Hơn thế, chỉ tiêu mỗi lớp đều có hạn. Nhiều bạn tiếc lắm vì không được tham gia Về mặt tinh thần mọi người đều háo hức, mong chờ đến ngày được nhận nhiệm vụ. Tất nhiên ai cũng lo chuyện có thể gặp phải sai sót, bị kỉ luật nhưng điều này không quá nghiêm trọng. Chỉ cần mình làm theo quy chế, tuần tự từng bước. Bọn em cũng được các anh chị từng coi thi truyền đạt kinh nghiệm. Bản thân bố mẹ khi biết em đi coi thi cũng cảm thấy rất tự hào, động viên em cố gắng hoàn thành nhiệm vụ vì đây là kì thi mang tầm quốc gia, có ảnh hưởng tới bước đường của học sinh sau này. Văn Chung (ghi) |
- Thu Thảo
Soạn tin: DT <mã trường> <Số báo danh> gửi 6524
Để nhận Kết quả điểm thi ngay khi công bố
|
Soạn tin: DTG <mã trường> <khối> <SBD> gửi 6724
Để nhận trọn gói điểm thi: Điểm thi, xếp hạng, chỉ tiêu của trường.
|
Soạn tin: DC <mã trường> <mã khối> gửi 6524
Để nhận điểm chuẩn ngay khi công bố
|
Soạn tin: XH <mã trường> <khối> <SBD> gửi 6524
Để biết thứ hạng của mình so với các thi sinh khác
|
Thí sinh có thể tra cứu mã trường ĐH, CĐ TẠI ĐÂY |
Thí sinh có thể tra cứu điểm thi TẠI ĐÂY |