- “Làm nghệ thuật khen chê là chuyện bình thường. Anh lên biểu diễn trên sân khấu có người vô tay, người la ó. Không lẽ chỉ vì mấy lời nhiếc mắng 'xuống đi, xuống đi' mà từ bỏ sân khấu, bỏ đam mê? - thầy Trịnh Quốc Minh, Trưởng Phòng Đào tạo Trường CĐ Múa Việt Nam cho biết sau những thông tin về tự sự của sinh viên trường múa.



Thí sinh thi vào trường múa. Ảnh: Văn Chung
Nghề cực khổ nên rơi rụng nhiều


Phải gần cuối tháng 7 trường mới tiến hành tuyển sinh. Tuy nhiên, từ bây giờ, việc sơ tuyển đã được tiến hành tại các địa phương: Tuyên Quang, Bắk Kạn, Sơn La, Yên Bái, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Bình.

Năm nay, trường có 100 suất chỉ tiêu tuyển sinh. Thống kê chưa đầy đủ, đã có 137 trường hợp sơ tuyển và 91 em trong số này đã lọt vào vòng tuyển sinh. Các thí sinh này sẽ thi vào ngày 25-27/7. Riêng thí sinh tự do thi ngày 28/7.


"Nói chung với khối trường nghệ thuật tỉ lệ "chọi" không cao. Nhưng để lựa chọn được một em vào đào tạo là điều không hề đơn giản. Thí sinh cần phải đạt yêu cầu về độ mềm, độ mở, sức bật, sức khỏe và đặc biệt là có năng khiếu cảm nhận, thể hiện động tác múa. Một em nhìn 1 động tác mà phải 3 lần thể hiện mới “tạm ổn” tức là tiếp thu chậm rồi” - thầy Minh cho hay.


Đã quyết tâm theo ngành học này thì phải hi sinh, khổ luyện. Ví dụ con gái đến “ngày đặc biệt” vẫn phải tập vì nếu không cơ bắp lỏng, mất độ dẻo dai, bài học trôi qua mà không theo thì làm sao bắt kịp cùng các bạn.


Gần 65% học sinh theo học trong trường có xuất thân từ các vùng nông thôn, điều kiện kinh tế hạn hẹp, mỗi ngày bình quân chỉ có hơn 30.000 đồng. Dù đã được nhà trường hỗ trợ tiền ở KTX, học phí, áo quần, giày tập nhưng nhiều khi số tiền gia đình chu cấp không đủ để các em ăn uống, đảm bảo sức khỏe. Mà tập không đảm bảo thể lực thì chuyện bị loại cũng dễ xảy ra.


Đặc thù nghề múa rất khắc khổ. Chỉ có bó sát hình thể giáo viên mới biết khiếm khuyết của học sinh,  sinh viên mà sửa, nắn. Thế nên mùa đông 10 độ C các em vẫn đến lớp, 8 độ C mới được nghỉ; mùa hè 40 độ C mới được nghỉ,  còn 38 độ C  thì các em vẫn phải học với không máy lạnh, điều hòa. Tập luyện cũng chỉ có một bộ đồ bó sát thôi.


Vậy mới nói, đầu vào có thể nhiều nhưng trong quá trình đào tạo nhiều em bị rơi rụng vì lí do sức khỏe hay hoàn cảnh gia đình không cho phép. Ở KTX của trường, nam nữ ở riêng. Không có chuyện các em tự thủ dâm hay dọa nạt kiểu “ma cũ bắt nạt ma mới” gì. Nhiều em thậm chí vì tập nhiều với các bạn khác giới đôi khi còn lãnh cảm”.


Nhà tôi, cả nhà theo nghiệp


Trường CĐ Múa Việt Nam
Sau khi có thông tin tự sự về nữ sinh trường múa, nhiều người băn khoăn lo lắng liệu trường năm nay có lo thiếu thí sinh đăng kí tham gia. Mình nói như thế này: Làm nghệ thuật khen chê là chuyện bình thường. Anh lên biểu diễn trên sân khấu có người vỗ tay, người la ó. Không lẽ chỉ vì mấy lời nhiếc mắng “xuống đi, xuống đi” mà từ bỏ sân khấu, bỏ đam mê?

Cũng như vậy, năm nay việc đào tạo của trường vẫn diễn ra bình thường. Và dù như thế nào ,chúng tôi vẫn “đắt khách” vì thương hiệu đã được khẳng định. Hiện tại, cả nước có 9 cơ sở có đào tạo ngành múa nhưng Trường CĐ Múa  Việt Nam vẫn là nơi đào tạo ra nhiều tài năng cho ngành nhất. Thậm chí, nhiều nơi phải “ghen tỵ”.


Vẫn biết nghề này là vất vả, thời gian đào tạo dài (từ 4 - 6 năm tùy hệ) đi đôi với đó là tiền đầu tư học cũng nhiều hơn nhưng vừa dạy chúng tôi vẫn động viên các em luyện tập, say nghề. Rằng ra trường ngoài đi biểu diễn, học lên cao, làm giảng viên, các em cũng có nhiều cơ hội về dạy tại các địa phương,…


Tuổi biểu diễn của nghề múa ngắn, như phụ nữ đến 30 tuổi mang thai, sinh con coi như phải dừng lại, trong khi thời gian học lại dài. Bản thân nhà trường cũng đã có kiến nghị về việc nên để mức lương khởi điểm của những ngành nghệ thuật gồm tuồng, chèo, xiếc, múa được bắt đầu từ bậc 3 thay vì bậc 1, tuần tự lên bậc 9 như hiện nay để anh chị em đỡ thiệt thòi.


Nói thật, đã theo nghệ thuật mà không có đam mê thì làm được gì. Bản thân mình ngày xưa cũng mất gần 15 năm theo học, bám đuổi rồi mới về dạy rồi làm quản lí của trường. Thời gian khó khăn, nhiều anh chị em đã khuyên bỏ nhưng mình vẫn gắng bám trụ.


Nay khi cuộc sống sung túc mình cũng chẳng bỏ dù nghề có thu nhập đôi khi “bèo bọt”. Gia đình mình 4 người thì vợ chồng rồi con gái mình cũng theo nghiệp này. Đấy là minh chứng rõ nhất”.


  • Văn Chung (Ghi)

Soạn tin: DT <mã trường> <Số báo danh> gửi 6524
Để nhận Kết quả điểm thi ngay khi công bố

Soạn tin: DTG <mã trường> <khối> <SBD> gửi 6724
Để nhận trọn gói điểm thi: Điểm thi, xếp hạng, chỉ tiêu của trường.

Soạn tin: DC <mã trường> <mã khối> gửi 6524
Để nhận điểm chuẩn ngay khi công bố

Soạn tin: XH <mã trường> <khối> <SBD> gửi 6524
Để biết thứ hạng của mình so với các thi sinh khác

Thí sinh có thể tra cứu mã trường ĐH, CĐ TẠI ĐÂY


>

Thí sinh có thể tra cứu điểm thi TẠI ĐÂY