- Một cuộc tọa đàm sôi nổi về việc tại sao học sinh quay lưng với môn Lịch sử, làm sao các em yêu thích môn này vừa được TƯ Đoàn TNCSHCM tổ chức tại Hà Nội chiều 11/1.

Học trò mổ xẻ lí do chán lịch sử

Chủ đề tại sao học sinh quay lưng với môn lịch sử và làm thế nào để các em học tốt và yêu môn học này một lần nữa được 85 học sinh có thành tích xuất sắc về môn Lịch sử cùng học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng Hà Nội cùng nhau bàn luận.

Đào Duy Tân, học sinh Trường THPT chuyên Thái Bình cho biết ở lớp em học sinh không chú ý học môn này vì kiến thức trên lớp quá khô khan. Học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng cho rằng học sinh không ghét môn Lịch sử docách dạy Sử ở trường em có nhiều điều mới lạ".

{keywords}
Rufino, học sinh người Tây Ban Nhà và chia sẻ đáng suy ngẫm về tình yêu môn Lịch sử.

Đức Mạnh, Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) cho rằng SGK môn Lịch sử không hấp dẫn học sinh, hơn 100 trang SGK chỉ 10 hình minh họa rất đơn điệu

Theo Mạnh, về khác quan nhà trường và các tổ chức cần có nhiều cuộc thi về lịch sử để học trò hiểu hơn về lịch sử nước nhà. Giáo viên phải truyền được cảm hứng cho học sinh; các phương tiện truyền thông đại chúng cần phải truyền thông các câu chuyện lịch sử. Ví dụ như em sang Singapore thấy họ treo những bức hình nhân vật lịch sử ở những nơi công cộng. Những chi tiết nhỏ như vậy phần nào cho thấy họ rất quan tâm tới lịch sử dân tộc.

Trịnh Hương Giang, học sinh 12D5 THPT Phan Đình Phùng thẳng thắn cho rằng môn Lịch sử hiện vẫn yêu cầu học thuộc lòng, học vẹt, thiên về lý thuyết.

Lê Thị Thu Uyên, Ninh Bình cho rằng hiện trên truyền hình có quá ít các phim về lịch sử VN. Nhiều bạn trẻ hiện giờ biết rõ lịch sử Trung Quốc, Hàn Quốc hơn lịch sử dân tộc vì ngày nào truyền hình cũng chiếu các phim của lịch sử các nước này.

Nguyễn Việt Hùng, học sinh ở tỉnh An Giang kiến nghị cần cho học sinh đi tham quan các di tích lịch sử để học sinh được trực quan, ghi nhớ kiến thức thực tế.

Rufino Aybar, HS lớp 11D1 Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) cho biết: "Em theo bố mẹ từ Tây Ban Nha sang Việt Nam từ lớp 1. Bản thân em đã xem nhiều bộ phim về lịch sử Việt Nam và rất yêu thích nhưng gần đây Bộ GD-ĐT lại bỏ bớt kiến thức môn Lịch sử trong chương trình nên em rất tiếc”.

Học sinh người Tây Ban Nha này hi vọng: “Chương trình sách giáo khoa cần thay đổi để phù hợp với thanh thiếu niên ngày nay. Học sinh cần thêm các tranh ảnh, phim tài liệu về lịch sử dân tộc cũng như có các cuộc thi tìm hiểu về nhân vật lịch sử cùng các cuộc tham quan thực tế để nuôi dưỡng tình yêu môn Lịch sử của thế hệ trẻ",

Có ý kiến cũng cho rằng lịch sử cần phản ánh khách quan sự kiện, không chỉ lúc nào địch cũng thua, ta cũng thắng.

Tiếng nói của giáo viên, giáo sư

Cô giáo Lê Thị Mỹ Dung, giáo viên Lịch sử THPT Phan Đình Phùng chia sẻ hiện phụ huynh, học sinh rất thực dụng. Phụ huynh không cho con theo đuổi môn Lịch sử vì các trường không tuyển, sợ tương lai của con không tốt.

Đồng tình với học sinh rằng kiến thực lịch sử hiện giờ quá nhiều, trong khi thời lượng dạy môn học này quá ít khiến giáo viên phải tìm cách để truyền tải hết lượng kiến thức đó đến với học sinh.

Thứ hai, việc đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử chưa thực sự hiệu quả. Nhiều nơi vẫn duy trì lối dạy truyền thống, thầy dạy trò chép.

Thứ ba là xã hội hiện nay coi trọng các môn khoa học tự nhiên, điều này phần nào khiến môn Lịch sử bị coi nhẹ. Thực tế, nhiều học sinh cho biết các em rất thích nghe về những câu chuyện lịch sử nhưng lại không chọn làm môn thi vì lý do là cha mẹ không đồng ý cho con thi môn này.

{keywords}
Ông Vũ Minh Giang (ngoài cùng bên trái) cùng lãnh đạo TƯ Đoàn TNCS HCM và lãnh đạọ Trường THPT Phan Đình Phùng tại tòa đàm chiều 11/1.

Chủ trì buổi tọa đàm, ông Vũ Minh Giang-Nguyên Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội cho biết để học sinh yêu thích và học tốt môn Lịch sử, trước hết, các em cần nắm rõ tầm quan trọng của môn học này.

GS nhắn nhủ, Lịch sử là một bộ môn có sứ mệnh giúp cho một cộng đồng nhận thức chính mình, giúp mình hiểu mình là ai, dân tộc hình thành như thế nào, phát triển ra sao. Các em đừng nghĩ rằng học môn Lịch sử chỉ để thi khối C. Quan niệm này đã lạc hậu. Lịch sử có tầm quan trọng với đời sống trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội… Hiện nay, trên thế giới đã thực hiện các kì thi đánh giá năng lực và Việt Nam cũng đang tiến dần đến kì thi này.

  • Văn Chung (ghi)