Hơn một nửa số tài sản mà các doanh nhân thành công của Trung Quốc đóng góp cho xã hội là dành cho giáo dục.

Trung tâm Quản trị Dân chủ và Đổi mới Ash của Trường Kennedy Harvard vừa công bố danh sách 100 nhà hảo tâm hào phóng nhất Trung Quốc năm 2015, trong đó có những dữ liệu cụ thể về danh tính các Mạnh Thường Quân, lĩnh vực mà họ tài trợ, lý do tài trợ và mức độ hào phóng của họ.

{keywords}

10 nhà hảo tâm Trung Quốc làm từ thiện nhiều nhất trong năm 2015

Tổng tài sản mà 100 nhà từ thiện hào phóng nhất nước này hiến tặng từ tháng 9/2014 đến tháng 8/2015 là 3,8 tỷ đô la – chiếm 0,03% GDP Trung Quốc.

Ông Wang Miaotong – Chủ tịch Công ty TNHH Century Huatong thuộc tỉnh Chiết Giang là người đứng đầu bảng Chỉ số hào phóng, với số tài sản đóng góp chiếm 5,61% tài sản ròng công khai của ông.

Tuy nhiên, ông He Xiangjian – Chủ tịch Công ty TNHH Media Group mới là người cho đi nhiều nhất với 63 triệu đô la – chỉ chiếm khoảng 1% tài sản của ông.

24 trong số 100 người giàu hào phóng nhất này chưa từng xuất hiện trong các bảng xếp hạng từ thiện lớn và độ tuổi trung bình của họ là 54 – thấp hơn so với độ tuổi trung bình của các nhà từ thiện ở Mỹ.

{keywords}

 Biểu đồ tài sản đóng góp cho lĩnh vực giáo dục của người giàu Trung Quốc trong năm 2015. Chữ cái trong vòng tròn là tên viết tắt của các tỷ phú (bấm vào ảnh để xem phóng to).


Bất động sản là lĩnh vực tập trung nhiều nhà hảo tâm nhất trong danh sách này. Gần 1/3 trong số 100 nhà hảo tâm tới từ ngành công nghiệp bất động sản/ xây dựng, tiếp đó là Sản xuất – chiếm 19%, Tiêu dùng – chiếm 14% và Công nghệ - chiếm 13%.

Giáo dục là lĩnh vực nhận được nhiều ngân sách tài trợ nhất. Mặc dù môi trường đang là một thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt trong năm 2015, nhưng lĩnh vực này lại đứng cuối cùng trong danh sách các lĩnh vực được tài trợ.

59/100 khoản tài trợ là dành cho giáo dục đào tạo. Phúc lợi xã hội/ xoá đói giảm nghèo là lĩnh vực nhận được ngân sách nhiều thứ 2 – 52 khoản. Tiếp sau đó là Phục hồi do thiên tai – 8 khoản và Chăm sóc sức khoẻ - 8 khoản…

{keywords}

Một chi tiết đặc biệt là 92,7% số tiền đầu tư vào giáo dục ở Bắc Kinh lại tới từ các nhà hảo tâm có trụ sở doanh nghiệp ở các thành phố khác

Tổng số tài sản đầu tư cho giáo dục là 57,5%. Gần một nửa trong số đó tập trung vào 2 thành phố Bắc Kinh (chiếm ¼) và Trùng Khánh (chiếm 1/5). Một chi tiết đặc biệt là 92,7% số tiền đầu tư vào giáo dục ở Bắc Kinh lại tới từ các nhà hảo tâm có trụ sở doanh nghiệp ở các thành phố khác, trong khi con số này ở Trùng Khánh là 59,7%.

Từ khoản hiến tặng của nữ tỷ phú Zhang Xin cho ĐH Yale (Mỹ) cho tới nhiều món quà khác mà bà đã trao cho giáo dục Trung Quốc có thể cho thấy nhiều nhà hảo tâm vẫn đang tiếp tục ưu ái cho lĩnh vực này, bởi lẽ họ nhận thấy cơ hội giáo dục đóng vai trò tích cực trong cuộc sống của riêng họ. Các cuộc phỏng vấn với những nhà hảo tâm cũng luôn khẳng định động cơ này, thường là những chia sẻ và việc thúc đẩy cơ hội học tập của chính con cái họ.

  • Nguyễn Thảo (Theo Ash)