- Câu chuyện kết quả thi đại học môn Lịch sử thấp, xã hội thờ ơ và quan điểm coi "hàng ngàn điểm 0" môn thi này là điều bình thường tiếp tục là tâm điểm giáo dục trên các báo hôm nay.
Tìm đến nhà sử học Đinh Xuân Lâm, người từng dạy sử suốt60 năm , từ phổ thông tới sau ĐH, chủ biên nhiều cuốn sách giáo khoa lịch sử, Tuổi Trẻ nhận được đề nghị “cần có một cuộc cách mạng trong môn sử”. Gặp đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, Sài Gòn Giải Phóng nhận thêm những kiến giải từ nguyên nhân những hành vi ngoài xã hội. Còn Thông tấn xã Việt Nam đã viết lại những lời Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận vừa phát ngôn với báo giới cuối tuần trước. Trong khi đó, những người đã từng hoặc đang tiếp tục dạy, học và quan tâm tới lịch sử lại có dịp tỏ bày.
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Hệ thống giá trị hiện nay khó khuyến khích việc học sử
Nếu chúng ta coi lịch sử chỉ là một bộ nhớ, quan tâm đến lịch sử theo kiểu chỉ đánh đố trí nhớ thì hiệu quả sẽ không cao. Tất nhiên nhớ kiến thức là cần thiết, việc đánh đố có thể tạo ra cảm giác vui vẻ.
Nhưng lịch sử không phải chỉ là nhớ. Không dạy theo kiểu nhồi nhét, nhưng phải bảo đảm học sinh vận dụng kiến thức, tiềm năng của mình như thế nào để con người phải có hoài bão, có mưu sinh.
Các em học sinh đầu tư cũng phải có tính toán. Bây giờ có doanh nghiệp nào đó cam kết thí sinh thi nhất môn sử, trả lương 3.000 USD/tháng chẳng hạn, tôi tin chắc sẽ có nhiều em theo sử.
Hiện nay, học sinh phải học ngoại ngữ, tin học, vì không giỏi những thứ đó không kiếm được tiền. Các em có quyền được đầu tư theo lợi ích của các em, trong khi hệ thống giá trị hiện tại không thể khuyến khích các em học sử. Nếu nhìn vào lương bổng, phân công công việc trong xã hội thì sẽ thấy rất rõ.
Tôi đã từng cố gắng thuyết minh với các em học sử là rất cần thiết, vì sử không chỉ giúp các em làm nghề sử, mà có thể làm nhà báo, làm chính trị, kể cả làm khoa học mà tư duy về sử tốt thì cũng có lợi.
Thế nhưng, không thể thuyết phục được các em, vì không nhìn đâu xa, thầy cô giáo dạy sử thuộc người nghèo nhất, ít cơ hội nhất.
Nhưng theo tôi, kể cả điều này cũng không hề đơn giản, vì ngay việc đào tạo đội ngũ giáo viên dạy sử ở các trường đại học cũng rất khó khăn. Tôi biết có nhiều thầy cô dạy sử nhưng chưa hề đặt chân đến Điện Biên Phủ, vì thế chỉ dạy theo SGK, mà SGK thì cũng có nhiều vấn đề phải thay đổi.
Khi chúng ta dạy rất nhiều điều tốt đẹp về lịch sử trong nhà trường thì ra đường, các em không thấy điều đó. Chúng ta nói về di sản này di sản kia, nhưng khi các em đến nơi chỉ thấy việc lấn chiếm di tích, ăn cắp cổ vật... thử hỏi làm sao các em thấy được giá trị của lịch sử.
Vì vậy, đây là câu chuyện của tổng thể xã hội chứ không riêng việc dạy sử. Mặc dù giới sử học rất day dứt, cảm thấy mình có lỗi phần nào ở đây nhưng đúng là chúng ta phải có sự thay đổi một cách toàn diện thực trạng này.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận: Phải nhìn thấy rõ những nguy cơ và thách thức của thời đại
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế đòi hỏi phải dạy và học ngoại ngữ, tin học ngay từ các cấp học dưới. Trong hoàn cảnh đó, việc dạy và học lịch sử, văn học và một vài môn khác không được như trước cũng là điều dễ hiểu.
Còn có một nguyên nhân khác nữa: Các bạn hãy nhìn rộng ra các nước khác sẽ thấy, không chỉ ở Việt Nam có hiện tượng thế hệ trẻ xao nhãng, thờ ơ với văn học, lịch sử, cũng như các môn khoa học xă hội nói chung. Điểm thi môn lịch sử thấp và ngành sử không thu hút được nhiều người là một hiện tượng chung của nhiều nước trên thế giới. Vì sao?
Theo tôi, vì tiếng nói của ngành khoa học lịch sử trong cuộc sống hiện đại hôm nay, cũng như cơ hội tìm việc làm, cơ hội có thu nhập tốt của những người giỏi sử, giỏi văn, không nhiều như các lĩnh vực khác...Đó là vấn đề mang tính thời đại, do tác động của cách mạng khoa học công nghệ, do sự biến đổi của đời sống xã hội và đòi hỏi của thị trường lao động.
Trong khi đó ngoại ngữ và tin học được giới trẻ đón nhận rất nhiệt tình. Có phải vì nội dung và phương pháp dạy - học tin học và ngoại ngữ hay hơn lịch sử không? Theo tôi thì câu trả lời là không. Nhưng trong xã hội hiện đại không thể thiếu tin học được, và người ta phải học . Khi giỏi tin học, các em dễ tìm được việc làm cho thu nhập cao hơn . Từ đó người ta có động lực tự thân để học và giỏi tin học.
Tôi cho rằng, chúng ta phải nhìn rõ xu thế tác động của thời đại, nhìn rõ quy luật khách quan này, để có các định hướng đúng và chú ý xây dựng một môi trường giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ.
Chánh Văn phòng Bộ GD-ĐT Nguyễn Mạnh Hùng (người phát ngôn Bộ GD-ĐT): "Được điểm 0 là một thực tế không thể xem nhẹ"
Bộ GD - ĐT nhận thấy, kết quả nhiều bài thi môn Lịch sử của các em học sinh đã tốt nghiệp THPT, tham dự kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng không đạt yêu cầu, thậm chí chỉ được điểm 0 là một thực tế không thể xem nhẹ.
Thực tế này, cần được quan tâm tìm hiểu, phân tích nguyên nhân, từ đó có những giải pháp phù hợp, khắc phục những tác động tiêu cực của các nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy - học môn Lịch sử, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh.
Bộ GD-ĐT sẽ có thời gian tiếp tục nghiên cứu, tìm những giải pháp, chỉ đạo, khắc phục tình trạng trên; đồng thời sẽ tiếp thu ý kiến của công luận qua các hội thảo và website của Bộ.
GS Đinh Xuân Lâm: Cần một cuộc cách mạng về môn sử
Từ lâu, chúng tôi đã rất đau đầu để chứng minh một cách khoa học và giản dị với các nhà quản lý giáo dục là chúng ta đang hiểu sai về môn lịch sử.
Đó không phải là một môn giáo dục, tuyên truyền chính trị thông qua các sự kiện và con số, mà là một môn khoa học với tất cả sự hấp dẫn và khó khăn của nó.
Lịch sử cần được nghiên cứu và trình bày một cách khách quan, không thiên kiến thì mới tạo ra sức hấp dẫn được.
Tôi dạy sử hơn nửa thế kỷ, tôi biết trẻ em đứa nào cũng yêu thích môn lịch sử. Chính người lớn làm cho chúng hết yêu.
Chúng tôi, mà đại diện là cơ quan của Hội Khoa học lịch sử, đã nhiều lần đề đạt với Bộ GD-ĐT, Ban Khoa giáo trung ương, các cơ quan chức năng khác phối hợp nghiên cứu để sửa lại chương trình SGK lịch sử phổ thông.
Cần phải viết một bộ SGK lịch sử theo yêu cầu của thời đại, với tinh thần hòa nhập và đổi mới. Chương trình cũ chỉ thích hợp với một giai đoạn lịch sử nhất định, trong thời chiến tranh mà thôi.
SGK môn lịch sử, xưa nay vẫn chỉ sửa chữa theo kiểu vá víu, chỉnh sửa những chi tiết, sự kiện, năm tháng, địa điểm, tên người... Sửa những cái đó thì dễ, nhưng nó không căn bản.
Điều chủ yếu là sửa những quan điểm, đánh giá sai thì lại chưa được đặt ra. Đúng hơn là các nhà sử học đặt ra nhưng chưa nhận được câu trả lời thích đáng từ Bộ GD-ĐT và các cơ quan thẩm quyền khác.
Có những vấn đề rất lớn của lịch sử, sai rõ ràng, các hội thảo khoa học chuyên ngành đã chỉ ra nhiều lần, nhưng vẫn chưa được bật đèn xanh để chính thức sửa trong SGK.
Hiện tại Bộ GD-ĐT vẫn soạn SGK sử theo phương pháp không giống ai. Ví dụ sách lớp 7 mời ba giáo viên dạy sử ở ba miền Bắc Trung Nam cùng viết chung, mà ba ông này không quen biết và rất ít điều kiện gặp nhau. Như vậy làm sao có phong cách trình bày thống nhất và hấp dẫn?
Trước mắt, theo tôi, các ban chuyên môn của bộ nên có sự hợp tác chặt chẽ với Hội Khoa học lịch sử để có được sự thống nhất chung trong việc đánh giá thực trạng nghiên cứu, dạy học lịch sử mới có hi vọng tạo nên cuộc cách mạng triệt để cho môn sử học nước nhà.
Tìm đến nhà sử học Đinh Xuân Lâm, người từng dạy sử suốt60 năm , từ phổ thông tới sau ĐH, chủ biên nhiều cuốn sách giáo khoa lịch sử, Tuổi Trẻ nhận được đề nghị “cần có một cuộc cách mạng trong môn sử”. Gặp đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, Sài Gòn Giải Phóng nhận thêm những kiến giải từ nguyên nhân những hành vi ngoài xã hội. Còn Thông tấn xã Việt Nam đã viết lại những lời Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận vừa phát ngôn với báo giới cuối tuần trước. Trong khi đó, những người đã từng hoặc đang tiếp tục dạy, học và quan tâm tới lịch sử lại có dịp tỏ bày.
Nếu chúng ta coi lịch sử chỉ là một bộ nhớ, quan tâm đến lịch sử theo kiểu chỉ đánh đố trí nhớ thì hiệu quả sẽ không cao. Tất nhiên nhớ kiến thức là cần thiết, việc đánh đố có thể tạo ra cảm giác vui vẻ.
|
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Ảnh: Dân Trí |
Các em học sinh đầu tư cũng phải có tính toán. Bây giờ có doanh nghiệp nào đó cam kết thí sinh thi nhất môn sử, trả lương 3.000 USD/tháng chẳng hạn, tôi tin chắc sẽ có nhiều em theo sử.
Hiện nay, học sinh phải học ngoại ngữ, tin học, vì không giỏi những thứ đó không kiếm được tiền. Các em có quyền được đầu tư theo lợi ích của các em, trong khi hệ thống giá trị hiện tại không thể khuyến khích các em học sử. Nếu nhìn vào lương bổng, phân công công việc trong xã hội thì sẽ thấy rất rõ.
Tôi đã từng cố gắng thuyết minh với các em học sử là rất cần thiết, vì sử không chỉ giúp các em làm nghề sử, mà có thể làm nhà báo, làm chính trị, kể cả làm khoa học mà tư duy về sử tốt thì cũng có lợi.
Thế nhưng, không thể thuyết phục được các em, vì không nhìn đâu xa, thầy cô giáo dạy sử thuộc người nghèo nhất, ít cơ hội nhất.
Nhưng theo tôi, kể cả điều này cũng không hề đơn giản, vì ngay việc đào tạo đội ngũ giáo viên dạy sử ở các trường đại học cũng rất khó khăn. Tôi biết có nhiều thầy cô dạy sử nhưng chưa hề đặt chân đến Điện Biên Phủ, vì thế chỉ dạy theo SGK, mà SGK thì cũng có nhiều vấn đề phải thay đổi.
Khi chúng ta dạy rất nhiều điều tốt đẹp về lịch sử trong nhà trường thì ra đường, các em không thấy điều đó. Chúng ta nói về di sản này di sản kia, nhưng khi các em đến nơi chỉ thấy việc lấn chiếm di tích, ăn cắp cổ vật... thử hỏi làm sao các em thấy được giá trị của lịch sử.
Vì vậy, đây là câu chuyện của tổng thể xã hội chứ không riêng việc dạy sử. Mặc dù giới sử học rất day dứt, cảm thấy mình có lỗi phần nào ở đây nhưng đúng là chúng ta phải có sự thay đổi một cách toàn diện thực trạng này.
|
|
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế đòi hỏi phải dạy và học ngoại ngữ, tin học ngay từ các cấp học dưới. Trong hoàn cảnh đó, việc dạy và học lịch sử, văn học và một vài môn khác không được như trước cũng là điều dễ hiểu.
Còn có một nguyên nhân khác nữa: Các bạn hãy nhìn rộng ra các nước khác sẽ thấy, không chỉ ở Việt Nam có hiện tượng thế hệ trẻ xao nhãng, thờ ơ với văn học, lịch sử, cũng như các môn khoa học xă hội nói chung. Điểm thi môn lịch sử thấp và ngành sử không thu hút được nhiều người là một hiện tượng chung của nhiều nước trên thế giới. Vì sao?
|
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận. Ảnh: Hương Giang |
Trong khi đó ngoại ngữ và tin học được giới trẻ đón nhận rất nhiệt tình. Có phải vì nội dung và phương pháp dạy - học tin học và ngoại ngữ hay hơn lịch sử không? Theo tôi thì câu trả lời là không. Nhưng trong xã hội hiện đại không thể thiếu tin học được, và người ta phải học . Khi giỏi tin học, các em dễ tìm được việc làm cho thu nhập cao hơn . Từ đó người ta có động lực tự thân để học và giỏi tin học.
Tôi cho rằng, chúng ta phải nhìn rõ xu thế tác động của thời đại, nhìn rõ quy luật khách quan này, để có các định hướng đúng và chú ý xây dựng một môi trường giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ.
|
|
Bộ GD - ĐT nhận thấy, kết quả nhiều bài thi môn Lịch sử của các em học sinh đã tốt nghiệp THPT, tham dự kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng không đạt yêu cầu, thậm chí chỉ được điểm 0 là một thực tế không thể xem nhẹ.
|
Chánh văn phòng Phạm Mạnh Hùng. |
Bộ GD-ĐT sẽ có thời gian tiếp tục nghiên cứu, tìm những giải pháp, chỉ đạo, khắc phục tình trạng trên; đồng thời sẽ tiếp thu ý kiến của công luận qua các hội thảo và website của Bộ.
|
|
Từ lâu, chúng tôi đã rất đau đầu để chứng minh một cách khoa học và giản dị với các nhà quản lý giáo dục là chúng ta đang hiểu sai về môn lịch sử.
Đó không phải là một môn giáo dục, tuyên truyền chính trị thông qua các sự kiện và con số, mà là một môn khoa học với tất cả sự hấp dẫn và khó khăn của nó.
Lịch sử cần được nghiên cứu và trình bày một cách khách quan, không thiên kiến thì mới tạo ra sức hấp dẫn được.
Tôi dạy sử hơn nửa thế kỷ, tôi biết trẻ em đứa nào cũng yêu thích môn lịch sử. Chính người lớn làm cho chúng hết yêu.
Chúng tôi, mà đại diện là cơ quan của Hội Khoa học lịch sử, đã nhiều lần đề đạt với Bộ GD-ĐT, Ban Khoa giáo trung ương, các cơ quan chức năng khác phối hợp nghiên cứu để sửa lại chương trình SGK lịch sử phổ thông.
GS Đinh Xuân Lâm. Ảnh: Thanh Đạm/Tuổi Trẻ |
SGK môn lịch sử, xưa nay vẫn chỉ sửa chữa theo kiểu vá víu, chỉnh sửa những chi tiết, sự kiện, năm tháng, địa điểm, tên người... Sửa những cái đó thì dễ, nhưng nó không căn bản.
Điều chủ yếu là sửa những quan điểm, đánh giá sai thì lại chưa được đặt ra. Đúng hơn là các nhà sử học đặt ra nhưng chưa nhận được câu trả lời thích đáng từ Bộ GD-ĐT và các cơ quan thẩm quyền khác.
Có những vấn đề rất lớn của lịch sử, sai rõ ràng, các hội thảo khoa học chuyên ngành đã chỉ ra nhiều lần, nhưng vẫn chưa được bật đèn xanh để chính thức sửa trong SGK.
Hiện tại Bộ GD-ĐT vẫn soạn SGK sử theo phương pháp không giống ai. Ví dụ sách lớp 7 mời ba giáo viên dạy sử ở ba miền Bắc Trung Nam cùng viết chung, mà ba ông này không quen biết và rất ít điều kiện gặp nhau. Như vậy làm sao có phong cách trình bày thống nhất và hấp dẫn?
Trước mắt, theo tôi, các ban chuyên môn của bộ nên có sự hợp tác chặt chẽ với Hội Khoa học lịch sử để có được sự thống nhất chung trong việc đánh giá thực trạng nghiên cứu, dạy học lịch sử mới có hi vọng tạo nên cuộc cách mạng triệt để cho môn sử học nước nhà.
- Vân Phong (tổng hợp)