- Những thước phim quay bằng máy ảnh nghiệp dư về chuyện tình cảm động của
đôi vợ chồng già mà Bùi Thị Hà đã làm với tất cả sự trân trọng về hạnh
phúc tuổi xế chiêu đã giúp cô có 2 giải vàng từ "Búp sen Vàng".
Thành công vì những sự tình cờ
Hà hiện là sinh viên khóa 53, khoa Báo chí, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc ĐHQG Hà Nội. Bộ phim với tựa đề “Những đứa trẻ” kể về chuyện tình cảm động của đôi vợ chồng già ở huyện Nga Sơn, Thanh Hóa đã xuất sắc giành 2 giải Vàng do khán giả và Ban tổ chức bình chọn.
Những thước phim tài liệu chân thực, mộc mạc của Hà ghi lại cuộc sống sinh hoạt của đôi vợ chồng già (bà 60, ông 80 tuổi, mới lấy nhau được 9 năm) được thực hiện trong vòng 2 tuần. Nó đơn giản chỉ là những lời nói, hành động, cử chỉ “như những đứa trẻ” thể hiện sự quan tâm nhau của đôi vợ chồng già.
Phim dài hơn 10 phút là những đoạn đối thoại của chính "đạo diễn" trẻ với nhân vật, hoặc những đoạn thoại giữa các nhân vật với nhau. Xem phim, chứng kiến những cảnh ông bà mắng yêu, chửi yêu nhau hay đoạn ông giận hờn bà vì “đứng nói chuyện lâu với mấy anh con trai” khiến người xem thực sự xúc động.
Tâm sự về tác phẩm, Hà cho biết: “Trước đó em đang học lớp về làm phim tài liệu, chuẩn bị phải trả bài. Trong khi nhiều bạn chọn đề tài xung quanh Hà Nội, em chọn về quê quay phóng sự về nghề làm chiếu cói ở quê em, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa.
Khi mọi thứ gần xong xuôi thì em gặp được bà Đào (vợ của ông Tôn ở xã Nga Thanh) với đôi bàn tay có tật đang ngồi dệt chiếu thuê.
Tò mò hỏi, em được mọi người kể cho nghe về chuyện tình “rổ rá cạp lại” của ông bà. Vậy là theo chân bà về nhà, mất một ngày để bắt chuyện và cho ông bà quen trước ống kính máy ảnh (cười). Vì nếu không ông tưởng mình chụp ảnh sẽ chỉ đứng, cười, bảo “chụp đi” mà không làm gì cả”.
Với mấy chục GB tư liệu ghi trong thẻ nhớ máy ảnh của mình và mượn ban, ban đầu Hà định làm clip thật dài ghi lại nhiều góc cạnh về ông bà. Sau đó, được sự góp ý và suy nghĩ cô bạn thấy đọng lại nhiều nhất là tính cách “con trẻ” trong cuộc sống của ông bà nên tập trung vào ý này.
Đau đáu của “đạo diễn” trẻ
Học báo chí, thích làm những thể loại phóng sự điều tra hay những góc khuất cuộc đời mà đôi khi cuộc sống vội vã mọi người vô tình bỏ qua, cô bạn xứ Thanh chia sẻ về nhân vật trong bộ phim tài liệu của mình:
“Ông bà không phải những nhân vật điển hình. Họ chỉ là những con người bình thường, nhưng cuộc sống của ông bà lại thật đặc biệt. Điều giản dị và hạnh phúc của ông bà có khi nhiều người nhìn vào cũng phải ghen tỵ”.
Ý tưởng về “những đứa trẻ” cùng lời dẫn ở cuối phim đã hình thành ngay khi Hà bấm máy ảnh ở chế độ quay phim. Nhưng, như cô bạn chia sẻ: “Ban đầu, cả giáo viên hướng dẫn lẫn bạn bè nhiều người không ủng hộ hơn là đồng ý vớ tựa đề của phim. Tuy nhiên, em vẫn giữ nguyên ý tưởng của mình”.
Tự quay, tự dựng, viết lời cho phim, chỉ mong nó như món quà gửi tới ông bà, gia đình nên khi biết tin tác phẩm của mình lọt vào top 15 rồi top 6 giải Búp sen Vàng và khi bộ phim được trình chiếu trong buổi trao giải, Hà trải qua nhiều cảm xúc rất khó tả.
“Bà không còn tóc, tóc bà đội là tóc giả, chân tay bà nhiều tật, ngón co quắp. Bà không lấy chồng, ở với người bác gần nhà ông. Ông đã có một đời vợ và mấy đứa con, nhưng dường như không hợp nhau. Từ sau khi vợ mất, hàng xóm thương mới “làm mối” để ông bà đến với nhau. Hiện ông bà sống bằng đồng lương hưu dạy học của ông. Tranh thủ thời gian rảnh, bà đi dệt chiếu thuê kiếm thêm thu nhập.
Tổ ấm của ông bà ở mãi cuối con ngõ sâu tít, nằm gần như tách biệt với chòm xóm. Khi bà đi làm, ông loanh quanh ở nhà với chiếc đài cũ kĩ. Đồ vật đáng giá nhất của họ có lẽ là cái nồi cơm điện mới mua. Nhưng tình cảm của ông bà dành cho nhau thì vô giá. Đó mới là điều xúc động nhất”.
Hà đau đáu: “Ông bà quý người lắm. Chỉ mong có người tới chơi để nói chuyện. Ông có quyển sổ, hễ ai vào là bắt ghi tên tuổi để sau này giở ra, nhớ lại”.
Kỉ niệm với ông bà trong những ngày ở lại quay bộ phim nhớ nhất với Hà đó là: “Trong phim có cảnh ông bà ăn khoai lang. Hôm đó, bà đi làm, ông ở nhà, khi về bà hỏi còn khoai lang không, ông bảo hết tất rồi. Vậy mà khi chuẩn bị ra về, em mở túi để chân máy quay thì thấy một túi nilon gói cận thận củ khoai lang rất to ông để vào đó tự khi nào. Lúc ra về, bà lại gói một túi khoai sống, bảo cháu mang về ăn cùng bạn bè”.
Học báo để không nhút nhát nữa
Vượt qua gần 50 ứng cử viên, bộ phim tài liệu ngắn “Những đứa trẻ” của Hà đã giành cú đúp giải thưởng "Búp sen Vàng 2011" do ban giám khảo và khán giả bình chọn. Đây là giải thưởng tôn vinh những phim ngắn xuất sắc nhất của các học viên dự án Chúng ta làm phim của Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh (TPD) – Hội Điện ảnh Việt Nam. Lễ trao giải vừa diễn ra vào tối 18/6.
Tính tình nhút nhát, bị bố mẹ nhận xét là “mau nước mắt” nên phải nhờ thầy cô tác động mãi bố mẹ mới quyết định để cô con gái thi vào khoa Báo chí, Trường ĐH Khoa học xã hội&Nhân văn. Hà chia sẻ: “Và thực sự em đã thay đổi chính mình từ khi bước chân vào học báo, mạnh dạn và cởi mở với mọi người”. Ông Tôn, bà Đào với chuyện tình cảm động cũng là những nhân vật và tác phẩm mà Hà ưng ý nhất từ trước đến nay.
Chia sẻ về ước mơ trong tương lai, Hà cho biết: “Sau khi phim được giải, cũng có nơi muốn mời em về làm phim và giúp em phát triển khả năng. Nhưng mơ ước của em chỉ là trở thành nhà báo có kiến thức về điện ảnh nên em từ chối”.
******************************************************************************
Mời bạn đọc chia sẻ những câu chuyện cảm động, giới thiệu các nhân vật tích cực với độc giả VietNamNet. Thông tin xin gửi theo địa chỉ: bangiaoduc@vietnamnet.vn. Cảm ơn các bạn!
Bùi Thị Hà (áo xanh) và các bạn trong một giờ học nghiệp vụ báo chí |
Thành công vì những sự tình cờ
Hà hiện là sinh viên khóa 53, khoa Báo chí, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc ĐHQG Hà Nội. Bộ phim với tựa đề “Những đứa trẻ” kể về chuyện tình cảm động của đôi vợ chồng già ở huyện Nga Sơn, Thanh Hóa đã xuất sắc giành 2 giải Vàng do khán giả và Ban tổ chức bình chọn.
Những thước phim tài liệu chân thực, mộc mạc của Hà ghi lại cuộc sống sinh hoạt của đôi vợ chồng già (bà 60, ông 80 tuổi, mới lấy nhau được 9 năm) được thực hiện trong vòng 2 tuần. Nó đơn giản chỉ là những lời nói, hành động, cử chỉ “như những đứa trẻ” thể hiện sự quan tâm nhau của đôi vợ chồng già.
BẤM ĐỂ XEM CLIP "NHỮNG ĐỨA TRẺ"
Phim dài hơn 10 phút là những đoạn đối thoại của chính "đạo diễn" trẻ với nhân vật, hoặc những đoạn thoại giữa các nhân vật với nhau. Xem phim, chứng kiến những cảnh ông bà mắng yêu, chửi yêu nhau hay đoạn ông giận hờn bà vì “đứng nói chuyện lâu với mấy anh con trai” khiến người xem thực sự xúc động.
Tâm sự về tác phẩm, Hà cho biết: “Trước đó em đang học lớp về làm phim tài liệu, chuẩn bị phải trả bài. Trong khi nhiều bạn chọn đề tài xung quanh Hà Nội, em chọn về quê quay phóng sự về nghề làm chiếu cói ở quê em, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa.
Khi mọi thứ gần xong xuôi thì em gặp được bà Đào (vợ của ông Tôn ở xã Nga Thanh) với đôi bàn tay có tật đang ngồi dệt chiếu thuê.
Tò mò hỏi, em được mọi người kể cho nghe về chuyện tình “rổ rá cạp lại” của ông bà. Vậy là theo chân bà về nhà, mất một ngày để bắt chuyện và cho ông bà quen trước ống kính máy ảnh (cười). Vì nếu không ông tưởng mình chụp ảnh sẽ chỉ đứng, cười, bảo “chụp đi” mà không làm gì cả”.
Với mấy chục GB tư liệu ghi trong thẻ nhớ máy ảnh của mình và mượn ban, ban đầu Hà định làm clip thật dài ghi lại nhiều góc cạnh về ông bà. Sau đó, được sự góp ý và suy nghĩ cô bạn thấy đọng lại nhiều nhất là tính cách “con trẻ” trong cuộc sống của ông bà nên tập trung vào ý này.
Đau đáu của “đạo diễn” trẻ
Học báo chí, thích làm những thể loại phóng sự điều tra hay những góc khuất cuộc đời mà đôi khi cuộc sống vội vã mọi người vô tình bỏ qua, cô bạn xứ Thanh chia sẻ về nhân vật trong bộ phim tài liệu của mình:
“Ông bà không phải những nhân vật điển hình. Họ chỉ là những con người bình thường, nhưng cuộc sống của ông bà lại thật đặc biệt. Điều giản dị và hạnh phúc của ông bà có khi nhiều người nhìn vào cũng phải ghen tỵ”.
Đi học báo cũng là lựa chọn mong thay đổi tính cách vốn nhút nhát, rụt rè của cô bạn xứ Thanh. |
Ý tưởng về “những đứa trẻ” cùng lời dẫn ở cuối phim đã hình thành ngay khi Hà bấm máy ảnh ở chế độ quay phim. Nhưng, như cô bạn chia sẻ: “Ban đầu, cả giáo viên hướng dẫn lẫn bạn bè nhiều người không ủng hộ hơn là đồng ý vớ tựa đề của phim. Tuy nhiên, em vẫn giữ nguyên ý tưởng của mình”.
Tự quay, tự dựng, viết lời cho phim, chỉ mong nó như món quà gửi tới ông bà, gia đình nên khi biết tin tác phẩm của mình lọt vào top 15 rồi top 6 giải Búp sen Vàng và khi bộ phim được trình chiếu trong buổi trao giải, Hà trải qua nhiều cảm xúc rất khó tả.
“Bà không còn tóc, tóc bà đội là tóc giả, chân tay bà nhiều tật, ngón co quắp. Bà không lấy chồng, ở với người bác gần nhà ông. Ông đã có một đời vợ và mấy đứa con, nhưng dường như không hợp nhau. Từ sau khi vợ mất, hàng xóm thương mới “làm mối” để ông bà đến với nhau. Hiện ông bà sống bằng đồng lương hưu dạy học của ông. Tranh thủ thời gian rảnh, bà đi dệt chiếu thuê kiếm thêm thu nhập.
Tổ ấm của ông bà ở mãi cuối con ngõ sâu tít, nằm gần như tách biệt với chòm xóm. Khi bà đi làm, ông loanh quanh ở nhà với chiếc đài cũ kĩ. Đồ vật đáng giá nhất của họ có lẽ là cái nồi cơm điện mới mua. Nhưng tình cảm của ông bà dành cho nhau thì vô giá. Đó mới là điều xúc động nhất”.
Hà đau đáu: “Ông bà quý người lắm. Chỉ mong có người tới chơi để nói chuyện. Ông có quyển sổ, hễ ai vào là bắt ghi tên tuổi để sau này giở ra, nhớ lại”.
Kỉ niệm với ông bà trong những ngày ở lại quay bộ phim nhớ nhất với Hà đó là: “Trong phim có cảnh ông bà ăn khoai lang. Hôm đó, bà đi làm, ông ở nhà, khi về bà hỏi còn khoai lang không, ông bảo hết tất rồi. Vậy mà khi chuẩn bị ra về, em mở túi để chân máy quay thì thấy một túi nilon gói cận thận củ khoai lang rất to ông để vào đó tự khi nào. Lúc ra về, bà lại gói một túi khoai sống, bảo cháu mang về ăn cùng bạn bè”.
Học báo để không nhút nhát nữa
Vượt qua gần 50 ứng cử viên, bộ phim tài liệu ngắn “Những đứa trẻ” của Hà đã giành cú đúp giải thưởng "Búp sen Vàng 2011" do ban giám khảo và khán giả bình chọn. Đây là giải thưởng tôn vinh những phim ngắn xuất sắc nhất của các học viên dự án Chúng ta làm phim của Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh (TPD) – Hội Điện ảnh Việt Nam. Lễ trao giải vừa diễn ra vào tối 18/6.
Tính tình nhút nhát, bị bố mẹ nhận xét là “mau nước mắt” nên phải nhờ thầy cô tác động mãi bố mẹ mới quyết định để cô con gái thi vào khoa Báo chí, Trường ĐH Khoa học xã hội&Nhân văn. Hà chia sẻ: “Và thực sự em đã thay đổi chính mình từ khi bước chân vào học báo, mạnh dạn và cởi mở với mọi người”. Ông Tôn, bà Đào với chuyện tình cảm động cũng là những nhân vật và tác phẩm mà Hà ưng ý nhất từ trước đến nay.
Chia sẻ về ước mơ trong tương lai, Hà cho biết: “Sau khi phim được giải, cũng có nơi muốn mời em về làm phim và giúp em phát triển khả năng. Nhưng mơ ước của em chỉ là trở thành nhà báo có kiến thức về điện ảnh nên em từ chối”.
- Văn Chung
NHỮNG NGƯỜI TRẺ TÍCH CỰC
Thủ khoa kép bỏ Ngoại thương sang Nông nghiệp
Bích Phương có lẽ là thủ khoa ấn tượng nhất của năm 2011 khi bỏ ĐH Ngoại thương để thi vào ĐH Nông nghiệp Hà Nội.
Minh 'đầu búa' kể chuyện học Harvard
Chàng trai
cận 9 đi-ốp do đọc sách quá nhiều, từ sách văn học, kinh tế học đến triết học
này luôn trả lời mọi câu hỏi một cách lễ phép và hết mình.
Chưởng Kim Dung đưa nam sinh vào ĐH Mỹ
Tôi không còn sử dụng những định lý "đại bác" để
"bắn phá" một bài toán trong vòng 5 dòng nữa mà tập chuyển sang sử dụng
những kỹ thuật cơ bản hơn để gỡ dần các nút thắt một cách sáng tạo.
Chàng sinh viên từ chối lời mời của Cambridge
Thoạt nhìn, Võ Diệp Quốc Châu có vẻ rất "ăn chơi" nhưng thành tích đáng nể của Châu có thể làm khâm phục bất cứ ai khi
biết rõ về chàng trai từ chối học bổng của ĐH Cambridge hàng đầu thế giới để
sang Mỹ du học.
Gặp thủ khoa phụ hồ trên đất thủ khoa
Cả xóm nhỏ bên bờ sông Lam, từ người lớn, trẻ nhỏ đến các
cụ mấy hôm này đều chung tâm trạng háo hức, tự hào. Đi đâu cũng nghe
nói chuyện Hải “phụ hồ” đỗ thủ khoa.
|
Mời bạn đọc chia sẻ những câu chuyện cảm động, giới thiệu các nhân vật tích cực với độc giả VietNamNet. Thông tin xin gửi theo địa chỉ: bangiaoduc@vietnamnet.vn. Cảm ơn các bạn!