- Trong bối cảnh điểm thi ĐH-CĐ thấp, nhiều trường, nhiều ngành nghề ngoài công lập đứng trước nguy cơ phải đóng cửa, các trường liên tục có những chiêu hút thí sinh bằng tiền, quà “khủng”.
1001 kiểu rải tiền, chính sách hút thí sính
Thông báo tuyển sinh của ĐH Đại Nam cho biết trường sẽ cấp 100% học phí trong cả 4 năm tại trường đối với sinh viên xuất sắc đầu vào (đạt từ 25 điểm trở lên với tất cả các khối thi). Mức học phí 980.000 đồng (thấp nhất cho hệ ĐH) nhân với 10 thán trong suốt 4 năm tương đương hơn 1.904USD. Còn nếu theo mức học phí 1.180.000 đồng/tháng số tiền thí sinh được miễn giảm sẽ là hơn 2.000USD.
Cũng trong thông báo này, sau mỗi học kỳ, nếu sinh viên đạt loại giỏi trở lên sẽ được cấp thêm 2000 USD/ học kỳ. Số tiền này sẽ được tích lũy trong 8 học kỳ liên tiếp để hỗ trợ sinh viên tiếp tục đi học Thạc sỹ ở nước ngoài tùy theo nguyện vọng của sinh viên (do Sinh viên lưạ chọn) hoặc tại các Trường Đại học đang quan hệ hợp tác với ĐH Đại Nam đồng thời có thêm những hỗ trợ về ăn ở, đi lại khác trong quá trình sinh viên học Thạc sỹ tại trường đã lựa chọn.
Ngoài ra, trường còn dành các suất học bổng 10 triệu đồng (10 thí sinh điểm đầu vào cao nhất), 5 triệu đồng cho tất cả sinh viên có điểm thi từ 20 điểm trở lên.
Không thua kém, ĐH Hà Hoa Tiên (Hà Nam) thông báo: Thí sinh xét tuyển NV2,3 đạt từ 22 điểm trở lên được tặng một suất học bổng 2,5 triệu đồng, tương đương học phí học kỳ 1. Sinh viên được thực tập tốt nghiệp cũng như sau khi tốt nghiệp nếu có nhu cầu sẽ được thi tuyển về làm việc tại tập đoàn Hà Hoa Tiên. Ngoài ra, trường cũng cho biết: 100% SV của trường đều được ở KTX với giá tiền: 80 nghìn đồng/SV/tháng…
Trường ĐH Thành Tây (Hà Nội) cũng quyết định miễn 01 tháng học phí đầu tiên cho các sinh viên đại học, cao đẳng nhập học vào trường. Trường ĐH dân lập Hải Phòng cũng công bố sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn ưu đãi 8,5 triệu đồng/năm, được giảm học phí từ 10%- 50%. Sinh viên giỏi, xuất sắc được nhận học bổng hằng năm.
Trường ĐH Dầu khí Việt Nam công bố, ngoài 20% sinh viên được hưởng học bổng hằng năm, sẽ còn có nhiều quỹ học bổng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các doanh nghiệp dầu khí, quỹ cho SV có hoàn cảnh kinh tế khó khăn vay để học tập... Đặc biệt, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ được ưu tiên bố trí việc làm tại các đơn vị và dự án trong, ngoài nước của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Tương tự như vậy, thí sinh thi vào ĐH Nguyễn Trãi (Hà Nội) có điểm từ 18 điểm trở lên sẽ được miễn 50% học phí và miễn hoàn toàn với các em đạt 26 điểm trở lên. Từ năm thứ 2, sinh viên có điểm tín chỉ đạt từ 3,2 điểm trở lên sẽ được xem xét miễn giảm học phí. Trường cũng ưu tiên giữ các sinh viên giỏi ở lại làm giảng viên.
Trong khi đó, Trường ĐH Lương Thế Vinh (Nam Định) cho biết sẽ tặng quà là tiền mặt cho thí sinh, điểm càng cao tiền thưởng càng nhiều với tiêu chí: thí sinh nhập trường ở bậc ĐH có điểm từ điểm sàn đến 15,5 được tặng 550.000 đồng, điểm 16-19,5 được tặng 700.000 đồng và tặng 1 triệu đồng cho thí sinh đạt từ 20 điểm trở lên.
Bên cạnh đó, thí sinh nhập học bậc CĐ cũng sẽ được tặng 550.000 đồng. Nhà trường khẳng định sau khi thí sinh hoàn tất các thủ tục nhập học, trường sẽ gửi tiền tặng ngay. Ông Nguyễn Hữu Kiều, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường cho biết: “Do khó khăn về tuyển đầu vào nên đây là năm đầu tiên trường thực hiện chính sách này”. Không chỉ hỗ trợ thí sinh, trường còn dành tặng 250.000đ/thí sinh cho các đơn vị khuyến khích được sinh viên nộp hồ sơ xét tuyển vào trường.
Tranh cãi
Theo GS. Hoàng Xuân Sính, Hiệu trưởng ĐH Thăng Long, việc hút thí sinh bằng những ưu đãi như các trường đang làm là quyền của mỗi trường và là việc tốt, không có gì đáng lo.
Lâu nay, không theo dõi tình hình thực tế nhưng qua miêu tả của phóng viên về cách hút thí sinh của các trường ngoài công lập theo ông Lê Viết Khuyến, Nguyên Phó vụ trưởng Vụ ĐH, Bộ GD-ĐT “họ có cái lý của họ”.
Cái đáng lo, theo ông là tình hình ra đề thi của Bộ không chuẩn mực khiến không chỉ các trường ngoài công lập mà nhiều trường ở công (top dưới, tầm trung) cũng khó đủ chỉ tiêu tuyển sinh. Và ông khẳng định: “Bộ không thể làm ngơ trước việc đó. Chuyện các trường vi phạm hay có những mẹo vặt để hút thí sinh cần xử lí nhưng cũng nên xem xét những quy định đó đã phù hợp chưa?”
Theo GS Lâm Quang Thiệp, Nguyên vụ trưởng Vụ ĐH, Bộ GD-ĐT: “Chuyện hút thí sinh mà để chất lượng quá thấp là điều không nên. Để các trường phải làm rơi vào tình trạng như vậy là không hay. Họ buộc phải xoay xở để tồn tại. Nhìn vào thực tế, nhiều trường công lập vì muốn tăng thu nhập cho giảng viên mà mở rộng ngành nghề, đào tạo cả hệ không chính quy mà tuyển thí sinh chỉ đủ điểm sàn đã “vét” hết thí sinh của trường ngoài công lập. Bộ cần có biện pháp để phân tầng các trường ĐH (tầng trên/tầng dưới)”.
Chia sẻ về những ý kiến trên, ông Trần Mạnh Dũng, Trưởng Phòng Đào tạo, Học viện Ngân hàng: “Nếu họ làm cạnh tranh theo nghĩa lành mạnh tức có nhiều ưu đãi cho thí sinh, đảm bảo chất lượng đào tạo và không vi phạm quy chế thì điều đó tốt.
Nhưng nếu vi phạm quy chế hay quảng cáo không đúng với sự thật, không đảm bảo chất lượng thì người ảnh hưởng lớn nhất vẫn là thí sinh, gia đình rồi cả xã hội. Hơn nữa việc ưu đãi của các trường chỉ dành cho một nhóm đối tượng. Mục đích chính của trường là hút các cá nhân khác.
Nói và chỉ trích việc trường công lập mở rộng ngành nghề đào tạo, theo ông Dũng là “không hoàn toàn đúng. Các trường công lập dù sao vẫn có bề dày truyền thống, đội ngũ giảng viên tốt. Đây là điều không nhiều ĐH ngoài công lập làm được.
Về lâu dài, các trường cần nâng cao chất lượng đào tạo mới mong hút được thí sinh, không thể làm trong một sớm một chiều. Các “chiêu” như vậy chỉ là tạm thời. Thêm nữa, việc có một mức điểm sàn chung ở đầu vào là cần thiết. Việc lý giải không quan tâm nhiều tới đầu vào nhưng qua đào tạo vẫn cho ra sản phẩm tốt chỉ là ngụy biện”.
chen anh |
gioi thieu |
1001 kiểu rải tiền, chính sách hút thí sính
Thông báo tuyển sinh của ĐH Đại Nam cho biết trường sẽ cấp 100% học phí trong cả 4 năm tại trường đối với sinh viên xuất sắc đầu vào (đạt từ 25 điểm trở lên với tất cả các khối thi). Mức học phí 980.000 đồng (thấp nhất cho hệ ĐH) nhân với 10 thán trong suốt 4 năm tương đương hơn 1.904USD. Còn nếu theo mức học phí 1.180.000 đồng/tháng số tiền thí sinh được miễn giảm sẽ là hơn 2.000USD.
Cũng trong thông báo này, sau mỗi học kỳ, nếu sinh viên đạt loại giỏi trở lên sẽ được cấp thêm 2000 USD/ học kỳ. Số tiền này sẽ được tích lũy trong 8 học kỳ liên tiếp để hỗ trợ sinh viên tiếp tục đi học Thạc sỹ ở nước ngoài tùy theo nguyện vọng của sinh viên (do Sinh viên lưạ chọn) hoặc tại các Trường Đại học đang quan hệ hợp tác với ĐH Đại Nam đồng thời có thêm những hỗ trợ về ăn ở, đi lại khác trong quá trình sinh viên học Thạc sỹ tại trường đã lựa chọn.
Ngoài ra, trường còn dành các suất học bổng 10 triệu đồng (10 thí sinh điểm đầu vào cao nhất), 5 triệu đồng cho tất cả sinh viên có điểm thi từ 20 điểm trở lên.
Không thua kém, ĐH Hà Hoa Tiên (Hà Nam) thông báo: Thí sinh xét tuyển NV2,3 đạt từ 22 điểm trở lên được tặng một suất học bổng 2,5 triệu đồng, tương đương học phí học kỳ 1. Sinh viên được thực tập tốt nghiệp cũng như sau khi tốt nghiệp nếu có nhu cầu sẽ được thi tuyển về làm việc tại tập đoàn Hà Hoa Tiên. Ngoài ra, trường cũng cho biết: 100% SV của trường đều được ở KTX với giá tiền: 80 nghìn đồng/SV/tháng…
Trường ĐH Thành Tây (Hà Nội) cũng quyết định miễn 01 tháng học phí đầu tiên cho các sinh viên đại học, cao đẳng nhập học vào trường. Trường ĐH dân lập Hải Phòng cũng công bố sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn ưu đãi 8,5 triệu đồng/năm, được giảm học phí từ 10%- 50%. Sinh viên giỏi, xuất sắc được nhận học bổng hằng năm.
Trường ĐH Dầu khí Việt Nam công bố, ngoài 20% sinh viên được hưởng học bổng hằng năm, sẽ còn có nhiều quỹ học bổng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các doanh nghiệp dầu khí, quỹ cho SV có hoàn cảnh kinh tế khó khăn vay để học tập... Đặc biệt, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ được ưu tiên bố trí việc làm tại các đơn vị và dự án trong, ngoài nước của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Tương tự như vậy, thí sinh thi vào ĐH Nguyễn Trãi (Hà Nội) có điểm từ 18 điểm trở lên sẽ được miễn 50% học phí và miễn hoàn toàn với các em đạt 26 điểm trở lên. Từ năm thứ 2, sinh viên có điểm tín chỉ đạt từ 3,2 điểm trở lên sẽ được xem xét miễn giảm học phí. Trường cũng ưu tiên giữ các sinh viên giỏi ở lại làm giảng viên.
Trong khi đó, Trường ĐH Lương Thế Vinh (Nam Định) cho biết sẽ tặng quà là tiền mặt cho thí sinh, điểm càng cao tiền thưởng càng nhiều với tiêu chí: thí sinh nhập trường ở bậc ĐH có điểm từ điểm sàn đến 15,5 được tặng 550.000 đồng, điểm 16-19,5 được tặng 700.000 đồng và tặng 1 triệu đồng cho thí sinh đạt từ 20 điểm trở lên.
Bên cạnh đó, thí sinh nhập học bậc CĐ cũng sẽ được tặng 550.000 đồng. Nhà trường khẳng định sau khi thí sinh hoàn tất các thủ tục nhập học, trường sẽ gửi tiền tặng ngay. Ông Nguyễn Hữu Kiều, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường cho biết: “Do khó khăn về tuyển đầu vào nên đây là năm đầu tiên trường thực hiện chính sách này”. Không chỉ hỗ trợ thí sinh, trường còn dành tặng 250.000đ/thí sinh cho các đơn vị khuyến khích được sinh viên nộp hồ sơ xét tuyển vào trường.
Tranh cãi
Theo GS. Hoàng Xuân Sính, Hiệu trưởng ĐH Thăng Long, việc hút thí sinh bằng những ưu đãi như các trường đang làm là quyền của mỗi trường và là việc tốt, không có gì đáng lo.
Lâu nay, không theo dõi tình hình thực tế nhưng qua miêu tả của phóng viên về cách hút thí sinh của các trường ngoài công lập theo ông Lê Viết Khuyến, Nguyên Phó vụ trưởng Vụ ĐH, Bộ GD-ĐT “họ có cái lý của họ”.
Cái đáng lo, theo ông là tình hình ra đề thi của Bộ không chuẩn mực khiến không chỉ các trường ngoài công lập mà nhiều trường ở công (top dưới, tầm trung) cũng khó đủ chỉ tiêu tuyển sinh. Và ông khẳng định: “Bộ không thể làm ngơ trước việc đó. Chuyện các trường vi phạm hay có những mẹo vặt để hút thí sinh cần xử lí nhưng cũng nên xem xét những quy định đó đã phù hợp chưa?”
Theo GS Lâm Quang Thiệp, Nguyên vụ trưởng Vụ ĐH, Bộ GD-ĐT: “Chuyện hút thí sinh mà để chất lượng quá thấp là điều không nên. Để các trường phải làm rơi vào tình trạng như vậy là không hay. Họ buộc phải xoay xở để tồn tại. Nhìn vào thực tế, nhiều trường công lập vì muốn tăng thu nhập cho giảng viên mà mở rộng ngành nghề, đào tạo cả hệ không chính quy mà tuyển thí sinh chỉ đủ điểm sàn đã “vét” hết thí sinh của trường ngoài công lập. Bộ cần có biện pháp để phân tầng các trường ĐH (tầng trên/tầng dưới)”.
Chia sẻ về những ý kiến trên, ông Trần Mạnh Dũng, Trưởng Phòng Đào tạo, Học viện Ngân hàng: “Nếu họ làm cạnh tranh theo nghĩa lành mạnh tức có nhiều ưu đãi cho thí sinh, đảm bảo chất lượng đào tạo và không vi phạm quy chế thì điều đó tốt.
Nhưng nếu vi phạm quy chế hay quảng cáo không đúng với sự thật, không đảm bảo chất lượng thì người ảnh hưởng lớn nhất vẫn là thí sinh, gia đình rồi cả xã hội. Hơn nữa việc ưu đãi của các trường chỉ dành cho một nhóm đối tượng. Mục đích chính của trường là hút các cá nhân khác.
Nói và chỉ trích việc trường công lập mở rộng ngành nghề đào tạo, theo ông Dũng là “không hoàn toàn đúng. Các trường công lập dù sao vẫn có bề dày truyền thống, đội ngũ giảng viên tốt. Đây là điều không nhiều ĐH ngoài công lập làm được.
Về lâu dài, các trường cần nâng cao chất lượng đào tạo mới mong hút được thí sinh, không thể làm trong một sớm một chiều. Các “chiêu” như vậy chỉ là tạm thời. Thêm nữa, việc có một mức điểm sàn chung ở đầu vào là cần thiết. Việc lý giải không quan tâm nhiều tới đầu vào nhưng qua đào tạo vẫn cho ra sản phẩm tốt chỉ là ngụy biện”.
- Văn Chung