- Một ngày khai giảng không tốn kém kinh phí, không lãng phí thời gian, không tốn sức lực, không hao mòn niềm tin nhưng ý nghĩa và rất tình cảm ở trường Tiểu học Holzhausen (Frankfurt am Main, CHLB Đức).
Từ rất lâu, tôi vẫn nghe nói “Người Đức thực dụng”. Khái niệm thực dụng theo giải nghĩa của từ điển Tiếng Việt : “thực dụng - (1) có giá trị thiết thực, mang lại lợi ích thực tế; - (2) chỉ nhằm vào những gì có thể mang lại lợi ích vật chất thiết thực và trước mắt cho mình, không quan tâm đến mặt khác”. Tôi đã nghĩ về “Người Đức thực dụng” theo nghĩa (2).
Nhưng sau khi quan sát và tham dự một số hoạt động tại các trường Tiểu học ở Tiểu bang Hessen, CHLB Đức từ năm 2008 đến nay, suy nghĩ và việc làm “thực dụng” của người Đức đối với trẻ nhỏ đã trở thành sự ngưỡng mộ và mong muốn học hỏi rất mạnh trong tôi - “thực dụng” trong suy nghĩ và việc làm cho trẻ nhỏ của người Đức luôn có giá trị thiết thực, mang lại nhiều lợi ích.
Trường Tiểu học Holzhausen, Thành phố Frankfurt am Main thuộc Tiểu bang Hessen của CHLB Đức là trường Tiểu học được chọn dạy song ngữ (tiếng Đức - tiếng Ý, tiếng Đức - tiếng Hy Lạp). Ngày khai giảng của trường chỉ dành cho học sinh lớp 1 (6 tuổi) và học sinh lớp E1(5 tuổi).
Sự chuẩn bị cho ngày khai giảng
Một ngày trước lễ khai giảng, thầy hiệu trưởng và cô hiệu phó cho biết, họ không phải chuẩn bị công việc nào cho buổi lễ của học sinh mới.
Ngày 9/8/2011, 9h45 sáng, các bé học sinh lớp 1A, 1B tưng bừng đi lại trong sân, bé nào cũng ôm trước ngực một túi quà, vai đeo cặp và thường có ông bà, bố mẹ, bác, cô chú,… đi cùng. Đôi khi, một bé có tới hơn mười người thân cùng đến dự khai giảng.
Trong khu hành lang, lối lên các phòng học, cafe, nước, bánh ngọt, áo phông kỉ niệm của trường, hoạt động của năm học trước, yêu cầu năm học mới,… được phụ huynh lớp 2 tíu tít chuẩn bị cho phụ huynh lớp 1.
Trong phòng biểu diễn nhạc đã có sẵn biểu tượng của trường và chiếc cổng chào. Cổng được học sinh lớp lớn trang trí với màu sắc sinh động, những chữ cái vui nhộn và biểu tượng gói quà hình tháp ngược (Gói quà luôn không thể thiếu trong ngày đầu tiên tới trường của mỗi học sinh trên nước Đức. Nó có ý nghĩa như sự ngọt ngào của những chiếc kẹo, sự thú vị của trò chơi,… luôn đón chào bé tại trường học và tri thức sẽ tới với bé từ ít tới rất nhiều. Gói quà còn là tình cảm của gia đình chuẩn bị phù hợp với sở thích của từng bé).
Thầy Hiệu trưởng Ulrich Reyher mặc bộ veston và tay cầm 5 bông hoa hồng vàng. “Đây là những bí mật với các cô cậu học trò mới” - thầy giáo chỉ vào những bông hồng.
Đúng 10h, phòng biểu diễn nhạc không còn chỗ trống. Trên sân khấu, lớp 2A đang đứng ở vị trí biểu diễn. Bốn hàng ghế trên cùng là các bạn học sinh lớp 1A,1B.
Sau khi được thầy Hiệu trưởng giới thiệu, các em học sinh lớp 2A dưới sự hướng dẫn của cô Hiệu phó hát tặng các em lớp 1 và những người thân:
Bài 1: Tới trường học nhiều điều mới ("Tôi thích đến trường vì tôi muốn học một cái gì đó, tôi thích đến trường vì tôi muốn làm quen với nhiều bạn khác, học được những điều tôi chưa được biết đến"…)
Bài 2 : Lớn lên từng ngày ("Tôi lớn lên mỗi ngày, lớn lên trong lúc vui chơi, lớn lên trong giờ học và lớn lên cả trong lúc tôi ngủ và có những giấc mơ"…)
Bài 3: Bài hát về tôi ("Hàng ngày bạn nghe tiếng xe chạy ngoài đường, nhìn thấy nhiều điều thú vị, nhưng duy nhất có một thứ chưa có, đó là một bài hát về tôi. Tôi có 2 bàn tay biết làm nhiều thứ, đôi mắt để nhìn"…)
Bông hồng của ánh sáng
Đứng trên sân khấu, thầy Ulrich Reyher chỉ vào chiếc cổng chào và nói: "Chiếc cổng này sẽ là vị trí đánh dấu khoảnh khắc bắt đầu là học sinh tiểu học của từng em. Khi cô hiệu phó đọc tới tên học sinh nào, xin mời em đó lên sân khấu. Mỗi em sẽ mang theo cặp và túi quà nên việc bước lên sân khấu và tới cổng chào chúng tôi sẽ giúp đỡ các em.
Tôi sẽ đưa các em tới cổng chào, các em dừng lại để cùng ghi nhớ khoảnh khắc mới của mình với người thân, sau đó các em sẽ bước tới nơi cô giáo chủ nhiệm đang đợi đón em. Mỗi một cô giáo trong trường sẽ cùng theo học sinh từ lớp 1 đến lớp 4, chính vì thế trong ngày hôm nay, cô giáo chủ nhiệm của các em cũng sẽ bước qua cổng chào để cùng các em bắt đầu một giai đoạn mới".
Từng bé, từng bé bước lên. Có bé hồi hộp, có bé tủm tỉm cười, có bé vẫy tay chào người thân, … nhưng bé nào cũng có ánh mắt ngập tràn hạnh phúc.
10h25, học sinh cuối cùng đã bước vào khu vực lớp 1A. Thầy Ulrich Reyher chỉ lên đồng hồ và nói: "Từ giờ phút này, chúng ta cùng ghi nhớ các em đã trở thành học sinh lớp 1A của trường Tiểu học Holzhausen. Tôi có một bông hồng tặng cô giáo chủ nhiệm lớp 1A. Bông hồng có màu vàng giống như màu của mặt trời. Cô giáo chủ nhiệm lớp sẽ là người luôn mang ánh sáng đến cho các em như ánh sáng mặt trời luôn giúp hiện rõ sự tươi đẹp trong thiên nhiên".
Thầy Ulrich Reyher dịu dàng nói thêm: “Nhưng mà các em chú ý nhé, hoa hồng màu vàng rất đẹp nhưng nó có gai đấy, cũng như không phải lúc nào mọi chuyện cũng được suôn sẻ như ý muốn”. Cả hội trường cười vang và thú vị bởi ẩn ý của thầy hiệu trưởng.
Tôi lặng đi và thấm thía những giá trị thiết thực, những lợi ích được mang đến cho học trò nhỏ của trường Tiểu học Holzhausen.
Cảm ơn độc giả Mai Nhị Hà đã gửi bài viết tới VietNamNet. Bạn đọc chia sẻ các câu chuyện giáo dục theo địa chỉ: bangiaoduc@vietnamnet.vn.
Từ rất lâu, tôi vẫn nghe nói “Người Đức thực dụng”. Khái niệm thực dụng theo giải nghĩa của từ điển Tiếng Việt : “thực dụng - (1) có giá trị thiết thực, mang lại lợi ích thực tế; - (2) chỉ nhằm vào những gì có thể mang lại lợi ích vật chất thiết thực và trước mắt cho mình, không quan tâm đến mặt khác”. Tôi đã nghĩ về “Người Đức thực dụng” theo nghĩa (2).
Nhưng sau khi quan sát và tham dự một số hoạt động tại các trường Tiểu học ở Tiểu bang Hessen, CHLB Đức từ năm 2008 đến nay, suy nghĩ và việc làm “thực dụng” của người Đức đối với trẻ nhỏ đã trở thành sự ngưỡng mộ và mong muốn học hỏi rất mạnh trong tôi - “thực dụng” trong suy nghĩ và việc làm cho trẻ nhỏ của người Đức luôn có giá trị thiết thực, mang lại nhiều lợi ích.
Trường Tiểu học Holzhausen, Thành phố Frankfurt am Main thuộc Tiểu bang Hessen của CHLB Đức là trường Tiểu học được chọn dạy song ngữ (tiếng Đức - tiếng Ý, tiếng Đức - tiếng Hy Lạp). Ngày khai giảng của trường chỉ dành cho học sinh lớp 1 (6 tuổi) và học sinh lớp E1(5 tuổi).
|
Chiếc cổng giữ vai trò quan trọng trong dấu ấn của thời khắc chuyển giai
đoạn từ học sinh trường Mẫu giáo sang học sinh trường Tiểu học. |
Sự chuẩn bị cho ngày khai giảng
Một ngày trước lễ khai giảng, thầy hiệu trưởng và cô hiệu phó cho biết, họ không phải chuẩn bị công việc nào cho buổi lễ của học sinh mới.
Ngày 9/8/2011, 9h45 sáng, các bé học sinh lớp 1A, 1B tưng bừng đi lại trong sân, bé nào cũng ôm trước ngực một túi quà, vai đeo cặp và thường có ông bà, bố mẹ, bác, cô chú,… đi cùng. Đôi khi, một bé có tới hơn mười người thân cùng đến dự khai giảng.
Trong khu hành lang, lối lên các phòng học, cafe, nước, bánh ngọt, áo phông kỉ niệm của trường, hoạt động của năm học trước, yêu cầu năm học mới,… được phụ huynh lớp 2 tíu tít chuẩn bị cho phụ huynh lớp 1.
Trong phòng biểu diễn nhạc đã có sẵn biểu tượng của trường và chiếc cổng chào. Cổng được học sinh lớp lớn trang trí với màu sắc sinh động, những chữ cái vui nhộn và biểu tượng gói quà hình tháp ngược (Gói quà luôn không thể thiếu trong ngày đầu tiên tới trường của mỗi học sinh trên nước Đức. Nó có ý nghĩa như sự ngọt ngào của những chiếc kẹo, sự thú vị của trò chơi,… luôn đón chào bé tại trường học và tri thức sẽ tới với bé từ ít tới rất nhiều. Gói quà còn là tình cảm của gia đình chuẩn bị phù hợp với sở thích của từng bé).
Thầy Hiệu trưởng Ulrich Reyher mặc bộ veston và tay cầm 5 bông hoa hồng vàng. “Đây là những bí mật với các cô cậu học trò mới” - thầy giáo chỉ vào những bông hồng.
Đúng 10h, phòng biểu diễn nhạc không còn chỗ trống. Trên sân khấu, lớp 2A đang đứng ở vị trí biểu diễn. Bốn hàng ghế trên cùng là các bạn học sinh lớp 1A,1B.
Sau khi được thầy Hiệu trưởng giới thiệu, các em học sinh lớp 2A dưới sự hướng dẫn của cô Hiệu phó hát tặng các em lớp 1 và những người thân:
Bài 1: Tới trường học nhiều điều mới ("Tôi thích đến trường vì tôi muốn học một cái gì đó, tôi thích đến trường vì tôi muốn làm quen với nhiều bạn khác, học được những điều tôi chưa được biết đến"…)
Bài 2 : Lớn lên từng ngày ("Tôi lớn lên mỗi ngày, lớn lên trong lúc vui chơi, lớn lên trong giờ học và lớn lên cả trong lúc tôi ngủ và có những giấc mơ"…)
Bài 3: Bài hát về tôi ("Hàng ngày bạn nghe tiếng xe chạy ngoài đường, nhìn thấy nhiều điều thú vị, nhưng duy nhất có một thứ chưa có, đó là một bài hát về tôi. Tôi có 2 bàn tay biết làm nhiều thứ, đôi mắt để nhìn"…)
|
Bé nào cũng có ánh mắt ngập tràn hạnh phúc. |
Bông hồng của ánh sáng
Đứng trên sân khấu, thầy Ulrich Reyher chỉ vào chiếc cổng chào và nói: "Chiếc cổng này sẽ là vị trí đánh dấu khoảnh khắc bắt đầu là học sinh tiểu học của từng em. Khi cô hiệu phó đọc tới tên học sinh nào, xin mời em đó lên sân khấu. Mỗi em sẽ mang theo cặp và túi quà nên việc bước lên sân khấu và tới cổng chào chúng tôi sẽ giúp đỡ các em.
Tôi sẽ đưa các em tới cổng chào, các em dừng lại để cùng ghi nhớ khoảnh khắc mới của mình với người thân, sau đó các em sẽ bước tới nơi cô giáo chủ nhiệm đang đợi đón em. Mỗi một cô giáo trong trường sẽ cùng theo học sinh từ lớp 1 đến lớp 4, chính vì thế trong ngày hôm nay, cô giáo chủ nhiệm của các em cũng sẽ bước qua cổng chào để cùng các em bắt đầu một giai đoạn mới".
Từng bé, từng bé bước lên. Có bé hồi hộp, có bé tủm tỉm cười, có bé vẫy tay chào người thân, … nhưng bé nào cũng có ánh mắt ngập tràn hạnh phúc.
10h25, học sinh cuối cùng đã bước vào khu vực lớp 1A. Thầy Ulrich Reyher chỉ lên đồng hồ và nói: "Từ giờ phút này, chúng ta cùng ghi nhớ các em đã trở thành học sinh lớp 1A của trường Tiểu học Holzhausen. Tôi có một bông hồng tặng cô giáo chủ nhiệm lớp 1A. Bông hồng có màu vàng giống như màu của mặt trời. Cô giáo chủ nhiệm lớp sẽ là người luôn mang ánh sáng đến cho các em như ánh sáng mặt trời luôn giúp hiện rõ sự tươi đẹp trong thiên nhiên".
Thầy Ulrich Reyher dịu dàng nói thêm: “Nhưng mà các em chú ý nhé, hoa hồng màu vàng rất đẹp nhưng nó có gai đấy, cũng như không phải lúc nào mọi chuyện cũng được suôn sẻ như ý muốn”. Cả hội trường cười vang và thú vị bởi ẩn ý của thầy hiệu trưởng.
Tôi lặng đi và thấm thía những giá trị thiết thực, những lợi ích được mang đến cho học trò nhỏ của trường Tiểu học Holzhausen.
- Mai Nhị Hà - Chuyên viên Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nội
Cảm ơn độc giả Mai Nhị Hà đã gửi bài viết tới VietNamNet. Bạn đọc chia sẻ các câu chuyện giáo dục theo địa chỉ: bangiaoduc@vietnamnet.vn.
Ra công viên xem Tây dạy con
Ngay từ những ngày đầu, tôi thấy
các ông bố bà mẹ Tây mới sung sướng làm sao khi họ cứ việc ngồi trò chuyện, uống
nước với nhau trong quán để mặc con cái tự chơi trong công viên với nhau.
Giáo dục thần dân hay giáo dục công dân?
Theo TSKH Phan Hồng Giang, việc cấp bách nhất, có tác động chi phối tổng thể của giáo dục chính là việc xác lập hệ giá trị căn
bản của con người mà giáo dục cần và phải đào tạo nên trước yêu cầu mới.
Triết lý giáo dục 'xanh'
'Triết lý giáo dục "Xanh" là khi con người phát triển hài hòa cả về trí tuệ, nhân cách và nghị lực trong
một thế giới văn minh, có xu thế sống gần với thiên nhiên hơn.
|