Berlin Fang, nhà thiết kế giảng dạy, một dịch giả văn học và cũng là một nhà bình luận chuyên viết về những vấn đề đa văn hóa đã đặt câu hỏi như vậy trong bài viết "sinh viên cần học các kỹ năng xã hội" đăng trên tờ ChinaDaily. Bài viết còn có sự đóng góp của Deborah Hefferon, tư vấn viên của cơ quan đào tạo đa văn hóa và giáo dục quốc tế có trụ sở tại Washington DC (Mỹ).

Bất chấp những tranh cãi dấy lên ở Mỹ, phần lớn các phụ huynh Trung Quốc đều không tán thành với phương pháp dạy con của ‘Mẹ Hổ’ – giáo sư Amy Chua của ĐH Yale, người đã viết cuốn ‘Chiến ca của Mẹ Hổ’.

Xét cho cùng thì những đứa trẻ Trung Quốc cũng đang phải chịu những áp lực nặng nề, và những ‘Mẹ Hổ’ hay ‘Bố Hổ’ có thể làm chúng tiến xa hơn được bao nhiêu?

Quan trọng hơn, hầu hết người Trung Quốc đều biết rằng có những bất ổn trong phương pháp giáo dục của mình – một nền giáo dục dành sự ưu tiên cho những môn học chính như tiếng Trung, Toán và tiếng Anh, còn  những môn học được cho là không quan trọng sẽ không có mặt trong kì thì đại học.

Chính vì vậy, các gia đình có điều kiện hơn muốn tìm đến một phương pháp giáo dục toàn diện cho con cái. Họ đưa con mình tới những lớp học ngoại khóa với lý do rằng có những kĩ năng như chơi piano sẽ giúp các em nổi bật hơn con nhà hàng xóm, vốn chỉ là những đứa trẻ chỉ giỏi làm bài kiểm tra ở trường.

Tuy nhiên, suy nghĩ "những kiến thức âm nhạc thông thường sẽ làm nên một người tốt" đã bị lung lay khi Yao Jiaxin, sinh viên âm nhạc 21 tuổi của Nhạc viện Tây An bị kết án tử hình vì tội giết Zhang Miao – mẹ một cậu bé 2 tuổi sau một vụ tai nạn. Vụ việc đã làm dấy lên làn sóng phản đối dữ dội trong dư luận và không ít nghi hoặc: Tại sao một người yêu nhạc Beethoven lại có thể đâm một phụ nữ trẻ tới 8 nhát?

Thách thức về ngôn ngữ cũng cung cấp một cái nhìn về những vấn đề của hệ thống giáo dục Trung Quốc.

Người trẻ nước này dành hàng năm trời để học tiếng Anh, nhưng nhiều người vẫn không thể trở thành những người sử dụng thứ ngôn ngữ này thành thạo.

Ở Trung Quốc, tiếng Anh thường được coi là ‘công cụ’, hay ‘viên gạch để mở ra cánh cửa’. Được khuyến khích bởi các giáo viên thường xuyên tìm mọi cách để học trò ‘vượt qua’ những bài kiểm tra ngôn ngữ, nhiều sinh viên không phát triển được giá trị cũng như cái cách mà ngôn ngữ vận hành.

Cách tiếp cận này với việc học tiếng Anh cũng là hiển nhiên ở nhiều lĩnh vực khác. Những sinh viên đã tốt nghiệp tập trung vào việc làm hơn là kiến thức.

Thật là bi kịch khi nhiều sinh viên không theo đuổi ước mơ và đam mê của mình vì tham vọng duy nhất của họ là kiếm việc làm. Dành sự tập trung vào những bài kiểm tra trước khi học đại học và chỉ quan tâm tới vấn đề việc làm trong suốt thời gian học đại học, nhiều sinh viên đã già dặn về mặt tâm lý trước khi trưởng thành.

Cùng lúc đó, những sinh viên trẻ hơn lại thiếu sự trưởng thành, kỷ luật, thậm chí là những ‘kĩ năng sinh tồn’ để đối mặt với những áp lực từ cha mẹ, từ những mối quan hệ bạn bè cùng phòng, nhóm làm việc hay mối quan hệ với những nhóm khác trong và ngoài trường đại học. Những vấn nạn như uống rượu say hay bắt nạt cũng đang nổi lên.

Trong quá trình tìm kiếm một nền giáo dục toàn diện, Trung Quốc có thể học hỏi từ những chương trình giáo dục đặc thù của Mỹ - những thứ giúp sinh viên phát triển các kĩ năng như giải quyết xung đột, cân bằng rắc rối, hợp tác đa văn hóa và quản lý thời gian.

Đó là những kĩ năng hiếm khi được đề cập đến ở Trung Quốc - một đất nước mà khả năng học thuật và trau dồi nghệ thuật nhận được nhiều sự quan tâm hơn và là những nguồn lực tốt hơn, trong khi những kĩ năng xã hội và sự phát triển cá nhân khó đạt được hơn và cũng khó thay đổi hơn khi người ta già đi.

  • Nguyễn Thảo (Theo Chinadaily)