Dừng chân trước nhà cổ Ba Đức ở làng Đông Hoà Hiệp (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), tác giả Nguyệt Hồng ngỏ ý về việc tổ chức cho một đoàn khách du lịch sắp tới thì được chủ nhân ngôi nhà thẳng thắn: “Khách nước ngoài xin nhận, còn khách Việt Nam chắc phải coi lại, nếu là đoàn công ty đàng hoàng có thể nhận, xin lỗi không nhận khách Việt Nam đi lẻ”.
Hiện tượng này được nêu trong bài viết "Tại sao khách Việt bị từ chối", đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị.
Theo bài báo, trước đây, khách trong nước hay nước ngoài đều được đón tiếp như nhau, nhưng nhiều bận, ông Phan Văn Đức, chủ ngôi nhà cổ nhận thấy "ngày nào tiếp khách Việt Nam thì y như rằng cây trong vườn trở nên xơ xác, dưới đất trái non và rác xả đầy. Khách Việt Nam thường đòi ăn rùa, rắn (không quan tâm việc bảo vệ môi trường và sinh vật tự nhiên), khi ăn là “rượu vào, lời ra”, la lối om sòm. Khi du khách Việt ăn xong thì trên bàn, dưới bàn bừa bãi rác. Dù không tiếc công dọn dẹp, nhưng chủ nhà ngại nhất là khách nước ngoài trông thấy cảnh đó thì... sợ, bỏ đi chỗ khác".
Tình trạng cũng tương tự với nhà cổ Út Kiệt – ngôi nhà được các nhà khảo cổ Nhật Bản xếp vào loại “đại mỹ gia” ở Việt Nam.
Bà Lê Thị Chính, quản lý ngôi nhà nêu lý do từ chối là vì khách Việt ăn uống bừa bộn, đòi hỏi nhiều, người phục vụ chạy bàn bở hơi. Trong khi đó, khách nước ngoài thường chọn món đặt trước, không để chủ nhà phải bối rối vì sự tuỳ hứng.
Còn các hướng dẫn viên chia sẻ thêm: khách nước ngoài chú ý kỹ từng chi tiết trong ngôi nhà cổ khiến người thuyết minh cũng thấy tự hào, còn du khách Việt chủ yếu chỉ muốn chụp hình, đứng ngồi mà không lưu tâm tới đồ vật quý giá.
Nhiều lần tổ chức du lịch, ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc công ty dã ngoại Lửa Việt nhận thấy, thay vì dành những ngày ít ỏi để tìm hiểu về nơi mình đến thì du khách hầu như chỉ thích nhậu và đi mátxa. Nhiều công ty chiều theo khách, làm tour chủ yếu cho xem cảnh, rồi ăn – ngủ – chơi.
"Hướng dẫn viên trở nên nhàn, chỉ có khách thích kiểu du lịch như thế bị thiệt thòi mà không hay" - ông nói.
Nhìn lại mình
"Thái độ cương quyết của chủ các ngôi nhà cổ kể trên sẽ làm cho du khách Việt thay đổi suy nghĩ. Nhà vườn đã nâng cao nhận thức về bảo tồn, khách đi du lịch cũng cần chứng tỏ mình là người có hiểu biết" - ông Huỳnh Thanh Hữu, trưởng phòng nghiệp vụ du lịch – sở Văn hoá, thể thao và du lịch Tiền Giang nói.
Sau khi đăng tải, bài viết được chấm tới 95 điểm và độc giả thảo luận sôi nổi.
Hiện tượng khách du lịch thiếu ý thức, đặc biệt ý thức về môi trường diễn ra ở nhiều nơi - bạn Nguyễn Trung Kiên phản ánh. Còn bạn Dương Quang Duy phân tích kỹ hơn về "tính cách văn hóa Việt Nam nơi công cộng".
Theo đó, bên cạnh những ưu điểm thì phong cách làm ăn “nông dân” đã ăn sâu vào trong tâm trí người Việt, tuỳ tiện và manh mún, ý thức tôn trọng luật pháp, ứng xử văn hoá nơi công cộng không cao. Nó được biểu hiện ra thành những hiện tượng cụ thể như: Xả rác bừa bãi, vượt đèn đỏ, sạch nhà mình nhưng dơ bẩn nơi ngõ xóm công cộng, khó nói lời cảm ơn và xin lỗi, và còn nhiều nữa.
So sánh với xã hội phương Tây hay Nhật Bản, Singapore, bạn Dương Quang Duy nhấn mạnh tới nền tảng giáo dục, hành động "nêu gương tốt" của những người có trách nhiệm và luật pháp nghiêm minh.
Trên diễn đàn vietcarnavan, một diễn đàn về du lịch, thành viên Ladyruby nói câu chuyện này giúp mọi người "ngẫm lại mình".
Cô kể lại bài học một lần "quê độ" của mình: Khi sang Ai Cập thấy nhiều tượng nhân sư, cô nhào leo lên chụp hình theo mấy khách du lịch tóc đen khác. Bị người bản xứ và mấy tóc vàng nhìn xa lạ, cô vội leo xuống, "tự hiểu là mình kém ý thức khi leo lên một biểu tưởng văn hóa của họ".
Thành viên buihien bình luận "thật nhục" bởi "Tự bản thân mình không nghiêm khắc đối với mình, không giáo dục tốt đối với con cái mình, nên dân mình lại cấm mình. Để thay đổi được những định kiến này thì mọi người phải tự nhận thức được vấn đề, cải thiện nó tốt hơn, và có lẽ còn phải mất một thời gian dài nữa để cả một thế hệ có ý thức".
|
Du khách nước ngoài tại nhà cổ Ba Đức. Ảnh: TL internet |
Hiện tượng này được nêu trong bài viết "Tại sao khách Việt bị từ chối", đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị.
Theo bài báo, trước đây, khách trong nước hay nước ngoài đều được đón tiếp như nhau, nhưng nhiều bận, ông Phan Văn Đức, chủ ngôi nhà cổ nhận thấy "ngày nào tiếp khách Việt Nam thì y như rằng cây trong vườn trở nên xơ xác, dưới đất trái non và rác xả đầy. Khách Việt Nam thường đòi ăn rùa, rắn (không quan tâm việc bảo vệ môi trường và sinh vật tự nhiên), khi ăn là “rượu vào, lời ra”, la lối om sòm. Khi du khách Việt ăn xong thì trên bàn, dưới bàn bừa bãi rác. Dù không tiếc công dọn dẹp, nhưng chủ nhà ngại nhất là khách nước ngoài trông thấy cảnh đó thì... sợ, bỏ đi chỗ khác".
Tình trạng cũng tương tự với nhà cổ Út Kiệt – ngôi nhà được các nhà khảo cổ Nhật Bản xếp vào loại “đại mỹ gia” ở Việt Nam.
Bà Lê Thị Chính, quản lý ngôi nhà nêu lý do từ chối là vì khách Việt ăn uống bừa bộn, đòi hỏi nhiều, người phục vụ chạy bàn bở hơi. Trong khi đó, khách nước ngoài thường chọn món đặt trước, không để chủ nhà phải bối rối vì sự tuỳ hứng.
Còn các hướng dẫn viên chia sẻ thêm: khách nước ngoài chú ý kỹ từng chi tiết trong ngôi nhà cổ khiến người thuyết minh cũng thấy tự hào, còn du khách Việt chủ yếu chỉ muốn chụp hình, đứng ngồi mà không lưu tâm tới đồ vật quý giá.
Nhiều lần tổ chức du lịch, ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc công ty dã ngoại Lửa Việt nhận thấy, thay vì dành những ngày ít ỏi để tìm hiểu về nơi mình đến thì du khách hầu như chỉ thích nhậu và đi mátxa. Nhiều công ty chiều theo khách, làm tour chủ yếu cho xem cảnh, rồi ăn – ngủ – chơi.
"Hướng dẫn viên trở nên nhàn, chỉ có khách thích kiểu du lịch như thế bị thiệt thòi mà không hay" - ông nói.
Nhìn lại mình
"Thái độ cương quyết của chủ các ngôi nhà cổ kể trên sẽ làm cho du khách Việt thay đổi suy nghĩ. Nhà vườn đã nâng cao nhận thức về bảo tồn, khách đi du lịch cũng cần chứng tỏ mình là người có hiểu biết" - ông Huỳnh Thanh Hữu, trưởng phòng nghiệp vụ du lịch – sở Văn hoá, thể thao và du lịch Tiền Giang nói.
Sau khi đăng tải, bài viết được chấm tới 95 điểm và độc giả thảo luận sôi nổi.
Hiện tượng khách du lịch thiếu ý thức, đặc biệt ý thức về môi trường diễn ra ở nhiều nơi - bạn Nguyễn Trung Kiên phản ánh. Còn bạn Dương Quang Duy phân tích kỹ hơn về "tính cách văn hóa Việt Nam nơi công cộng".
Theo đó, bên cạnh những ưu điểm thì phong cách làm ăn “nông dân” đã ăn sâu vào trong tâm trí người Việt, tuỳ tiện và manh mún, ý thức tôn trọng luật pháp, ứng xử văn hoá nơi công cộng không cao. Nó được biểu hiện ra thành những hiện tượng cụ thể như: Xả rác bừa bãi, vượt đèn đỏ, sạch nhà mình nhưng dơ bẩn nơi ngõ xóm công cộng, khó nói lời cảm ơn và xin lỗi, và còn nhiều nữa.
So sánh với xã hội phương Tây hay Nhật Bản, Singapore, bạn Dương Quang Duy nhấn mạnh tới nền tảng giáo dục, hành động "nêu gương tốt" của những người có trách nhiệm và luật pháp nghiêm minh.
Trên diễn đàn vietcarnavan, một diễn đàn về du lịch, thành viên Ladyruby nói câu chuyện này giúp mọi người "ngẫm lại mình".
Cô kể lại bài học một lần "quê độ" của mình: Khi sang Ai Cập thấy nhiều tượng nhân sư, cô nhào leo lên chụp hình theo mấy khách du lịch tóc đen khác. Bị người bản xứ và mấy tóc vàng nhìn xa lạ, cô vội leo xuống, "tự hiểu là mình kém ý thức khi leo lên một biểu tưởng văn hóa của họ".
Thành viên buihien bình luận "thật nhục" bởi "Tự bản thân mình không nghiêm khắc đối với mình, không giáo dục tốt đối với con cái mình, nên dân mình lại cấm mình. Để thay đổi được những định kiến này thì mọi người phải tự nhận thức được vấn đề, cải thiện nó tốt hơn, và có lẽ còn phải mất một thời gian dài nữa để cả một thế hệ có ý thức".
- Vân Phong (tổng hợp)