- Hiệu trưởng Trường THPT Mê Linh (Thái Bình) Đỗ Tuấn Hưng cho biết: “Đúng là có hiện tượng HS lớp 10 vào bị các anh chị lớp trên “hỏi thăm” nhưng chỉ xảy ra ở một vài buổi đầu tuần. Mà chỉ xô xát nhỏ thôi, “ngó” nhau tí, xong thì thôi".


Ông Đỗ Tuấn Hưng - Hiệu trưởng Trường THPT Mê Linh, huyện Đông Hưng, Thái Bình
Nín lặng và chấp nhận

Nhiều phụ huynh trong các xã An Châu, Đô Lương, Phú Lương, Liên Giang... có con học tại trường này đều bức xúc. Song tất cả đều than thở với nhau chứ ít khi dám đề cập với nhà trường hay địa phương nhờ can thiệp vì sợ bị trả thù.

Lý do không thể đề cập được với chính quyền địa phương bởi họ yêu cầu "phải có bằng chứng". Vì không có được bằng chứng nên đành ngậm ngùi....

Một số phụ huynh chọn giải pháp thương con bị đánh nên dù bận đồng áng và đủ thứ việc khác, nhiều phụ huynh vẫn phải thu xếp cùng con đi tới trường và sau khi hay tan học. Nhưng chỉ là đi sau thôi, không ra mặt, đề phòng bất trắc xảy ra mới xuất hiện.

Hỏi lý do thì một phụ huynh bức xúc: “Vì nếu thấy mình đi cùng con có khi sau con mình càng bị đánh đau hơn bởi tội “tinh tướng”, không sợ mà còn gọi bố mẹ bảo vệ”.

HS bị đánh lại càng không dám nói với thầy cô và gia đình. “Giáo viên can thiệp, có khi tối đi đường còn bị chặn đánh như chơi” – cậu HS mới tốt nghiệp của trường này cho hay.

“Đi học mà cứ như đi trại. Có thể trong trường chúng còn nể thầy cô nhưng nhiều khi trên đường về chúng lại chặn đánh tiếp. Nên bây giờ, các cháu đi học không dám đi lẻ tẻ, phải tập trung, hẹn nhau mà về để cho bớt sợ” - một phụ huynh cho biết.

Một phụ huynh khác nghẹn ngào: “Đi học mà cứ như đi trại. Có thể trong trường chúng còn nể thầy cô nhưng nhiều khi trên đường về chúng lại chặn đánh tiếp. Nên bây giờ các cháu đi học nào dám đi lẻ tẻ, phải tập trung, hẹn nhau mà về để cho bớt sợ”.

Theo tìm hiểu của PV, có em vì bị đánh nhiều đã phải bỏ học.

Nhiều phụ huynh thì đành chấp nhận thực tế “cứ con vào lớp 10 sẽ bị đánh. Đánh hết học kỳ I lớp 10 sẽ bớt bị đánh”. Và: “thôi có đau thì cũng coi như bài học ở ngoài trường đời, để con thấy xã hội bây giờ phức tạp lắm”.

Nhà trường có biết chuyện này

Hiệu trưởng Trường THPT Mê Linh Đỗ Tuấn Hưng cho biết: “Đúng là có hiện tượng HS lớp 10 vào bị các anh chị lớp trên “hỏi thăm” nhưng chỉ xảy ra ở một vài buổi đầu tuần. Mà chỉ xô xát nhỏ.

Vị Hiệu trưởng chia sẻ: Trường THPT Mê Linh cách trung tâm thị trấn Đông Hưng 10 km, dân phần nhiều làm ruộng, đời sống còn nghèo, HS cũng thuần hơn.

Theo ông Hưng, khoảng 3 năm về đây tình hình an ninh quanh khu vực nhà trường được tăng cường tốt hơn. Trước đó chuyện HS bị trấn lột, bị đánh hay xô xát bên ngoài xảy ra. Vừa rồi có thanh niên ở huyện Hưng Hà trấn lột HS. Nhưng không có chuyện HS bị đánh mà phải chuyển trường. Phụ huynh chỉ lo chuyện con bị đánh bên ngoài trường.

Để tăng cường an ninh, bảo vệ trường hiện có thêm 2 cán bộ xã Mê Linh cùng 1 bảo vệ trường thường xuyên túc trực, đề phòng, ngăn ngừa xô xát. Ngoài ra còn có lực lượng đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm tham gia rồi Công an huyện, tỉnh. Lực lượng an ninh dù vậy vẫn còn mỏng, nhất là để đảm bảo cho các cháu thời điểm tan trường buổi trưa và chiều.

Trao đổi về chất lượng đầu vào của trường trong những năm gần đây, vị Hiệu trưởng nhìn nhận: so với chất lượng các trường THPT trên địa bàn thì điểm đầu vào của HS cũng thuộc tốp thấp nhất tỉnh.

Cụ thể, ba năm gần đây điểm chuẩn vào 10 của trường chỉ ở ngưỡng 17 - 22 điểm / ba môn, trong đó môn Toán, Văn nhân đôi và cộng điểm Ngoại ngữ. Thầy cô phải vất vả hơn để giúp đỡ các trò.

"Làm hiệu trưởng trường này cũng phải có bản lĩnh" - ông Hưng nói.

Về cách xử lí học trò hư, ông Hưng cho hay, quan điểm của nhà trường là giúp đỡ cho HS chứ không phải đuổi đi, bỏ rơi các em. Trường hợp nặng thì đình chỉ học 1 năm, em nào còn mong mỏi được hỏi thì mình không có lí gì để đuổi các em”.

  • Nguyễn Hiền – Phong Đăng