- Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ tám và thứ chín, Quốc hội khóa XII Ban Dân nguyện gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 28/9 có nêu: hiện tượng lạm thu vẫn không giảm dù Bộ GD-ĐT đã đề ra nhiều biện pháp chấn chỉnh.
33 khoản thu ngoài học phí
Ông Nguyễn Đức Hiền - Trưởng Ban Dân nguyện cho biết, ở lĩnh vực giáo dục thì vấn đề lạm thu được cử tri quan tâm số 1. Ông nói, qua theo dõi việc giải quyết kiến nghị của cử tri trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, Ban Dân nguyện nhận thấy, cử tri ở nhiều địa phương kiến nghị về việc các cơ sở giáo dục thu nhiều khoản đóng góp khác ngoài học phí, lệ phí tuyển sinh không đúng quy định của pháp luật.
"Mặc dù kiến nghị của cử tri về vấn đề nêu trên đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trả lời nhưng cử tri vẫn tiếp tục kiến nghị với Quốc hội" - ông Hiền nói.
Cụ thể, Bộ GD-ĐT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, trong đó đề ra nhiều biện pháp chấn chỉnh, ngăn chặn nhưng tình trạng lạm thu vẫn chưa giảm.
Báo cáo của UBND 39 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và kết quả làm việc trực tiếp với 12 tỉnh, TP (gồm Hà Nôi, TP.HCM, Thái Nguyên, Nam Định, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quảng Nam, Gia lai, Kon Tum, Bà Rịa - Vũng Tầu, Trà Vinh, Vĩnh Long) cho thấy, hiện nay ngoài học phí, lệ phí tuyển sinh, ở các trường phổ thông phụ huynh học sinh phải đóng góp nhiều khoản tiền khác nhau để phục vụ cho các công việc như: tăng cường cơ sở vật chất nhà trường, công tác an ninh, trông giữ xe, vệ sinh nhà trường.....; ở các địa phương khác nhau thì các khoản thu và mức thu cũng khác nhau.
Lý do "lạm thu" được Bộ và một số UBND tỉnh, TP trực thuộc trung ương thì việc thu, chi các khoản ngoài học phí, lệ phí là cần thiết nhằm phục vụ nhu cầu học tập. Trên thực tế, ở nhiều địa phương mức thu kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lại cao hơn gấp nhiều lần so với mức thu học phí. Nhiều cơ sở đã lạm dụng quy định về đóng góp tự nguyện để huy động cha mẹ học sinh đóng góp...
Theo ông Hiền, việc thu-chi này không được công khai, minh bạch gây nhiều bức xúc đối với phụ huynh học sinh. Tình trạng lạm thu đã diễn ra rừ lâu nhưng chưa được ngăn chặn có hiệu quả.
Nhà trường không bầu ban phụ huynh
Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc lạm thu diễn ra nhiều năm là do, việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của hoạt động quản lý, có nội dung văn bản chưa phù hợp với quy định của Luật. Mặc dù trong văn bản Bộ GD-ĐT đã lưu ý việc huy động đóng góp phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện nhưng trên thực tế thì các cơ sở giáo dục đã vận dụng quy định này để huy động phụ huynh học sinh đóng góp.
Mặt khác, việc phân cấp ban hành các văn bản quản lý nhà nước giữa Bộ GD-ĐT với UBND cấp tỉnh về việc quản lý thu-chi kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa rõ. Chính vậy, việc chỉ đạo tổ chức thực hiện và thanh kiểm tra thu - chi các khoản đóng góp của phụ huynh học sinh giữa Bộ và UBND các cấp còn nhiều bất cập, chưa theo kịp yêu cầu quản lý trong thực tiễn.
Ông Hiền cho biết, theo báo cáo của UBND một số tỉnh, TP trực thuộc trung ương thì học phí thu được tuy không nhiều nhưng vẫn phải dành 40% để đảm bảo nguồn thực hiện mức lương tối thiểu chung theo quy định tại Nghị định của Chính phủ, trong khi đó ngân sách nhà nước dành cho chi thường xuyên của cơ sở giáo dục phổ thông còn hạn hẹp. Vì vậy, để có kinh phí cho cho các hoạt động của nhà trường, một só địa phương đã phải quy định các khoản thi khác ngoài học phí, lệ phí....
Việc quy định tất cả các cơ sở giáo dục đều phải dành 40% học phí để đảm bảo nguồn chi tiền lương tối thiểu chung, không phân biệt cơ sở giáo dục phổ thông hay giáo dục thường xuyên, giáo dục ĐH cũng còn nhiều bất cập. Trong khi cơ sở giáo dục phổ thông do phải thực hiện quy định này dẫn đến thiếu kinh phí chi cho hoạt động thường xuyên thì ở một số cơ sở giáo dục khác, khoản trích 40% này còn dư nhưng lại không được chi cho các hoạt động khác...
Do đó, Chính phủ cần xem xét lại việc quy định trích 40% học phí thu được ở các nhà trường phổ thông công lập để tạo nguồn bảo đảm chi tiền lương tối thiểu tăng thêm cho giáo viên, sửa đổi, bổ sung quy định này nhằm khắc phục nguyên nhân do phải sử dụng học phí để chi tiền lương, thiếu kinh phí chi cho công tác giáo dục dẫn đến...lạm thu.
GS-TSKH Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng thì cho rằng, về vấn đề sửa đổi Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, đề nghị phải sửa theo hướng bầu ban phụ huynh phải bầu độc lập, không được để cho nhà trường giới thiệu vì nhà trường chỉ giới thiệu những người sẽ đưa ra các quyết định thay cho mình.
Hiện đang có tình trạng là trong Ban đại diện cha mẹ học sinh có các vị phụ huynh có điều kiện, là các đại gia và thường đưa ra các ý kiến áp đặt.
Tôi đề nghị bầu ban đại diện phụ huynh phải là những người đại diện cho ý chí nguyện vọng chung.
Còn biểu quyết các khoản thu thì phải bỏ phiếu kín, tránh trường hợp 1 người lên tiếng gợi ý rồi mọi người còn lại ngại ý kiến nên thành ra áp đặt. Việc biểu quyết các khoản thu phải có cơ chế để thực sự là tự nguyện, vì nhiều trường hợp đơn lấy ý kiến đã in sẵn, bố mẹ chỉ ký vào.
|
Ảnh: Phạm Hải |
33 khoản thu ngoài học phí
Ông Nguyễn Đức Hiền - Trưởng Ban Dân nguyện cho biết, ở lĩnh vực giáo dục thì vấn đề lạm thu được cử tri quan tâm số 1. Ông nói, qua theo dõi việc giải quyết kiến nghị của cử tri trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, Ban Dân nguyện nhận thấy, cử tri ở nhiều địa phương kiến nghị về việc các cơ sở giáo dục thu nhiều khoản đóng góp khác ngoài học phí, lệ phí tuyển sinh không đúng quy định của pháp luật.
"Mặc dù kiến nghị của cử tri về vấn đề nêu trên đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trả lời nhưng cử tri vẫn tiếp tục kiến nghị với Quốc hội" - ông Hiền nói.
Cụ thể, Bộ GD-ĐT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, trong đó đề ra nhiều biện pháp chấn chỉnh, ngăn chặn nhưng tình trạng lạm thu vẫn chưa giảm.
Báo cáo của UBND 39 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và kết quả làm việc trực tiếp với 12 tỉnh, TP (gồm Hà Nôi, TP.HCM, Thái Nguyên, Nam Định, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quảng Nam, Gia lai, Kon Tum, Bà Rịa - Vũng Tầu, Trà Vinh, Vĩnh Long) cho thấy, hiện nay ngoài học phí, lệ phí tuyển sinh, ở các trường phổ thông phụ huynh học sinh phải đóng góp nhiều khoản tiền khác nhau để phục vụ cho các công việc như: tăng cường cơ sở vật chất nhà trường, công tác an ninh, trông giữ xe, vệ sinh nhà trường.....; ở các địa phương khác nhau thì các khoản thu và mức thu cũng khác nhau.
Lý do "lạm thu" được Bộ và một số UBND tỉnh, TP trực thuộc trung ương thì việc thu, chi các khoản ngoài học phí, lệ phí là cần thiết nhằm phục vụ nhu cầu học tập. Trên thực tế, ở nhiều địa phương mức thu kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lại cao hơn gấp nhiều lần so với mức thu học phí. Nhiều cơ sở đã lạm dụng quy định về đóng góp tự nguyện để huy động cha mẹ học sinh đóng góp...
Theo ông Hiền, việc thu-chi này không được công khai, minh bạch gây nhiều bức xúc đối với phụ huynh học sinh. Tình trạng lạm thu đã diễn ra rừ lâu nhưng chưa được ngăn chặn có hiệu quả.
Nhà trường không bầu ban phụ huynh
Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc lạm thu diễn ra nhiều năm là do, việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của hoạt động quản lý, có nội dung văn bản chưa phù hợp với quy định của Luật. Mặc dù trong văn bản Bộ GD-ĐT đã lưu ý việc huy động đóng góp phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện nhưng trên thực tế thì các cơ sở giáo dục đã vận dụng quy định này để huy động phụ huynh học sinh đóng góp.
Mặt khác, việc phân cấp ban hành các văn bản quản lý nhà nước giữa Bộ GD-ĐT với UBND cấp tỉnh về việc quản lý thu-chi kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa rõ. Chính vậy, việc chỉ đạo tổ chức thực hiện và thanh kiểm tra thu - chi các khoản đóng góp của phụ huynh học sinh giữa Bộ và UBND các cấp còn nhiều bất cập, chưa theo kịp yêu cầu quản lý trong thực tiễn.
Ông Hiền cho biết, theo báo cáo của UBND một số tỉnh, TP trực thuộc trung ương thì học phí thu được tuy không nhiều nhưng vẫn phải dành 40% để đảm bảo nguồn thực hiện mức lương tối thiểu chung theo quy định tại Nghị định của Chính phủ, trong khi đó ngân sách nhà nước dành cho chi thường xuyên của cơ sở giáo dục phổ thông còn hạn hẹp. Vì vậy, để có kinh phí cho cho các hoạt động của nhà trường, một só địa phương đã phải quy định các khoản thi khác ngoài học phí, lệ phí....
Việc quy định tất cả các cơ sở giáo dục đều phải dành 40% học phí để đảm bảo nguồn chi tiền lương tối thiểu chung, không phân biệt cơ sở giáo dục phổ thông hay giáo dục thường xuyên, giáo dục ĐH cũng còn nhiều bất cập. Trong khi cơ sở giáo dục phổ thông do phải thực hiện quy định này dẫn đến thiếu kinh phí chi cho hoạt động thường xuyên thì ở một số cơ sở giáo dục khác, khoản trích 40% này còn dư nhưng lại không được chi cho các hoạt động khác...
Do đó, Chính phủ cần xem xét lại việc quy định trích 40% học phí thu được ở các nhà trường phổ thông công lập để tạo nguồn bảo đảm chi tiền lương tối thiểu tăng thêm cho giáo viên, sửa đổi, bổ sung quy định này nhằm khắc phục nguyên nhân do phải sử dụng học phí để chi tiền lương, thiếu kinh phí chi cho công tác giáo dục dẫn đến...lạm thu.
GS-TSKH Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng thì cho rằng, về vấn đề sửa đổi Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, đề nghị phải sửa theo hướng bầu ban phụ huynh phải bầu độc lập, không được để cho nhà trường giới thiệu vì nhà trường chỉ giới thiệu những người sẽ đưa ra các quyết định thay cho mình.
Hiện đang có tình trạng là trong Ban đại diện cha mẹ học sinh có các vị phụ huynh có điều kiện, là các đại gia và thường đưa ra các ý kiến áp đặt.
Tôi đề nghị bầu ban đại diện phụ huynh phải là những người đại diện cho ý chí nguyện vọng chung.
Còn biểu quyết các khoản thu thì phải bỏ phiếu kín, tránh trường hợp 1 người lên tiếng gợi ý rồi mọi người còn lại ngại ý kiến nên thành ra áp đặt. Việc biểu quyết các khoản thu phải có cơ chế để thực sự là tự nguyện, vì nhiều trường hợp đơn lấy ý kiến đã in sẵn, bố mẹ chỉ ký vào.
- Kiều Oanh - Lê Nhung