|
Giờ học Vật lý bằng tiếng Anh ở Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (thuộc ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội). Ảnh: Nguyễn Hường |
Chưa thể dạy 100% bằng tiếng Anh
Dù chưa có danh sách các trường dạy thí điểm nhưng phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Sư phạm (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) Nguyễn Bá Bình nói "Những trường chuyên trực thuộc các trường ĐH của Bộ sẽ phải thực hiện sớm hơn so với các trường ở tỉnh".
Ông Bình so sánh, về nguồn lực tài chính thì trường chuyên thuộc các trường ĐH chưa bằng các trường chuyên thuộc tỉnh, nhưng về nguồn lực giáo viên thì có lợi thế hơn. Trường ông có khoảng 70 giáo viên, trong đó có 45 giáo viên biên chế chính thức. Số còn lại là mời giảng, hầu hết là giảng viên các khoa thuộc Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Vẫn theo ông Bình, trong số 45 giáo viên cơ hữu thì số giáo viên có khả năng tiếng Anh tốt đạt 30%. Tuy nhiên, chưa thể lên lớp dạy 100% các môn nói trên bằng tiếng Anh ngay trong năm tới mà chỉ có thể triển khai ở một số chương, bài...
Hiện nay, khi tuyển dụng giáo
viên, trường chú trọng đến năng lực chuyên môn và khả năng tiếng Anh.
Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) đã dạy thí điểm bằng tiếng Anh ở một số môn.
3 năm trở về trước, trường đã tổ chức câu lạc bộ các thầy có trình độ tiếng Anh hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, sau đó tổ chức các hội nghị khoa học.
Tháng 8 hàng năm là tháng hoàn toàn học tiếng Anh để thăm dò, phân lớp trình độ thành từng nhóm. Các nhóm học sinh mong muốn được nghiên cứu khoa học bằng thứ ngoại ngữ này bắt đầu đọc tài liệu, rồi làm những cứu rất nhỏ bằng tiếng Anh. Bên cạnh việc đảm bảo khung chương trình của Bộ, nhà trường tăng thời lượng học tiếng Anh cho HS.
Hiệu trưởng Nguyễn Vũ Lương nói, lúc đầu trường áp dụng dạy bằng tiếng Anh trong giảng dạy chính khoá. Nhưng nhận thấy quá nặng nên chuyển thành ngoại khoá.
Đầu tiên, giáo viên phải tham gia các buổi thảo luận bằng tiếng Anh. Với những người chưa thể dùng thứ ngôn ngữ này để dạy tốt thì nhà trường yêu cầu trong giờ dạy viết và soạn giáo trình bằng tiếng Anh.
Sau đó, tổ chức các lớp học tiếng Anh ngoại khóa cho học sinh. Cụ thể, buổi chiều các em học chính khoá thì buổi sáng được tham gia các lớp dạy và học bằng tiếng Anh. Mỗi tuần, các em có 4 buổi học bằng Tiếng Anh cho các môn Toán, Lý, Hoá, Sinh, Tin học. Thứ 6 hàng tuần là "ngày tất cả mọi người đều nói tiếng Anh".
"Trước mắt, chưa thể dạy bằng tiếng Anh trong giờ chính khóa mà các lớp học được tổ chức theo nhu cầu. Với cách làm nhà trường đang triển khai tích hợp hai yếu tố: làm sâu hơn chương trình chính khoá, và đưa kiến thức Toán, lý, hoá trong chương trình của các nước trên thế giới vào giảng dạy" - ông Lương nói.
Mỗi tuần, trường có 20 tiết dạy bằng tiếng Anh cho 5 môn nói trên, nhưng đây là công việc cực kỳ khó khăn.Hiện nay trường có khoảng 50% giáo viên các môn tự nhiên có thể giảng dạy bằng thứ ngôn ngữ này.
Riêng môn Toán, nhà trường đang yêu cầu giáo viên soạn bài và viết bằng tiếng Anh khi dạy. Sau đó là giữ lớp bằng tiếng Anh, tổ chức các thảo luận nghiêm túc để hoàn thiện dần... Và ít nhất 2 năm sau mới thoả mãn được yêu cầu của Bộ.
Tránh quá tải
Lãnh đạo các trường chuyên được hỏi đều nhìn nhận, việc dạy học bằng tiếng Anh lúc đầu người học sẽ thấy khó khăn, nhưng về lâu dài sẽ có lợi.
Tuy nhiên, cần chỉ đạo của Bộ về chương trình và thống nhất về sách giáo khoa,đào tạo giáo viên ở trong và ngoài nước..
Tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM, dù đã triển khai việc dạy Toán, Lý, Hóa bằng tiếng Anh nhiều năm qua, nhưng theo đại diện nhà trường, từ thực tiễn triển khai nhà trường cũng phải rút kinh nghiệm giảm thời lượng.
Lý do phải điều chỉnh thời lượng các môn học bằng tiếng Anh, theo ban giám hiệu trường là để học sinh không bị quá tải và đảm bảo chất lượng cần thiết cho các môn chuyên.
Còn phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam Đỗ Bá Khôi cho rằng, trong khoảng 400 tiết Toán/năm, chỉ nên dạy bằng tiếng Anh 10-20 tiết, không thể nhiều hơn.
Một trăn trở chung khác của lãnh đạo các trường chuyên, nếu triển khai dạy các môn Toán, Lý, Hóa... bằng tiếng Anh thì giáo viên thiếu rất nhiều. Trong khi đó, thầy Bình cho rằng, nếu tuyển được giáo viên có khả năng tiếng Anh thì cũng phải mất ít nhất 5 năm mới vững vàng về chuyên môn đứng lớp...
Do đó, cần có cơ chế đãi ngộ phù hợp để giữ chân giáo viên giỏi. Bởi khi họ giỏi ngoại ngữ thì không tránh khỏi lời mời của những môi trường làm việc tốt hơn, lương cao hơn, và họ sẽ "nhảy việc".
"Nếu Bộ GD-ĐT đã đưa ra chủ
trương dạy các môn tự nhiên bằng tiếng Anh thì phải cố... theo và làm thực chất,
không để rơi vào tính hình thức vì như thế tức là đã phá đi kế hoạch đặt ra", Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) Thái Văn Bình kết luận.
Những giáo viên không ngại khó PGS.TS Lưu Thị Lan Hương, giáo
viên Trường THPT Chuyên Khoa học Tự
nhiên (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội): Môn Sinh học có đặc điểm
riêng và hơi khó hơn so với các môn khác khi dạy bằng tiếng Anh một chút do có
nhiều lý thuyết và ít công thức hơn.Khi dạy phải tham khảo rất nhiều sách tiếng
Anh. Để soạn giáo án cho hai tiết dạy thường mất một vài ngày. Giáo trình có
rồi, tiếng Anh cũng có rồi nhưng mình phải thiết kế bài giảng làm sao cho đơn
giản, dễ hiểu, sao cho học sinh hiểu được và có hình ảnh để minh hoạ chứ không
nói chay.... Những buổi đầu tiên mình dùng
100% tiếng Anh thì học sinh gần như không hiểu gì, cứ ngớ ra. Mỗi buổi chỉ có 2
tiết nên mình phải thiết kế giáo án sao cho một bài cũng ko nên nhiều quá, lượng
kiến thức vừa phải. Chủ yếu để các em hiểu được cách học, nắm được vốn từ và
phát âm chuẩn.Để học môn Sinh và các môn học khác bằng tiếng Anh, học sinh cần
có một lượng kiến thức tiếng Anh nhất định. Còn giáo viên chỉ nâng thêm tiếng
Anh chuyên môn. Từ thực tế triển khai, mình thấy khâu soạn bài giảng rất quan
trọng, vì trình độ ngoại ngữ các em còn yếu nên cần soạn dễ hiểu, phù hợp với
trình độ. ThS. Nguyễn Thị Thuỳ Linh,
giáo viên Trường THPT Chuyên Khoa học
Tự nhiên: Từ năm 2005 đến nay, tôi và các đồng nghiệp tự mày mò vì chưa có
chương trình chuẩn nào cho Toán soạn bằng tiếng Anh. Do đó, đầu tiên là dạy
tiếng Anh cho môn toán, sau đó tiến đến dạy Toán bằng tiếng Anh. Và cuối cùng,
yêu cầu học sinh trình bày môn Toán bằng tiếng Anh. Khi lên lớp, tôi không bao
giờ dạy kiến thức mới cho các em bằng tiếng Anh. Khi nào các em tư duy bằng
tiếng Anh được thì mình mới đưa kiến thức mới vào giảng dạy. Tôi thường đầu tư"
vài buổi đầu để tập trung dạy cho các em cách đọc công thức Toán học bằng tiếng
Anh và những câu hay dùng trong tiếng Anh đối với môn Toán. Ông Nguyễn Thành Công, giáo
viên Trường THPT Chuyên Sư phạm (ĐH Sư phạm Hà Nội):
Không nên chờ bao giờ hoàn thiện tiếng Anh mới học
bằng tiếng Anh. Cứ dạy đi, sai đâu sửa đó, còn vướng chỗ nào, thì lúc đó cả thầy
và trò, nhà trường tiếp tục tìm giải pháp. Sẽ mất rất nhiều thời gian nhưng về
lợi ích lâu dài cho các em khi đi du học.