- Những tranh cãi về truyện cổ tích “Tấm Cám” trong xã hội hiện
đại khiến cho từ một truyện đọc cho cấp tiểu học, câu chuyện
"vọt" lên cấp THPT, vào sách Ngữ văn lớp 10 và đoạn kết cũng
không còn nguyên vẹn như bản kể chuyện trước đây.
Khi sách giáo khoa sửa truyện cổ tích
Sự trả thù của Tấm đã được giản lược đi mức độ dã man: Tấm không muối mắm Cám và gửi về cho dì ghẻ ăn nữa. Việc trả thù dừng lại ở việc Tấm lừa Cám dùng nước sôi dội lên người để làm đẹp. “Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu dội nước sôi vào hố. Cám chết. Mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết.”
Trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, trang 65-72 in truyện Tấm Cám, các nhà biên soạn sách đã rất mở và không gò học sinh vào một ý kiến nào. Câu hỏi “Anh/chị suy nghĩ gì về hành động trả thù của Tấm đối với Cám?” để học sinh được tự do bày tỏ chính kiến.
Phần ghi nhớ trong SGK cũng không dám đụng đến cái kết này, mà chỉ tập trung bàn sự biến hóa của Tấm, coi đó là “sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác. Đây là sức mạnh của thiện thắng ác.”
Con người Tấm được nhận xét: “từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình.”
Nhưng không phải vì thế, truyện cổ tích “Tấm Cám” chịu nằm yên với những ghi nhớ trong sách giáo khoa là đã đủ.
Cái kết nguyên vẹn ở văn bản dân gian (Tấm muối mắm Cám) trở thành truyền miệng trong dân gian và cái kết đã được các tác giả SGK sửa đổi vẫn còn mang tính tàn nhẫn luôn làm suy nghĩ các em dậy sóng với những đúng, sai, nên thế nào, vì sao lại hành xử như thế. Nhận xét tích cực về sự chuyển biến của cô Tấm như SGK liệu đã thỏa đáng?
Bình luận về cách trả thù của Tấm trong tinh thần thời đại mới đang hoàn toàn bỏ ngỏ.
Đổ vỡ hình tượng cô Tấm
Trong một khảo sát của cô Lê Thị Thu Hà, giảng viên Trường ĐH Quy Nhơn trên 185 giáo viên THPT và 1537 học sinh ở một số trường THPT miền Trung Tây Nguyên, đa số không đồng tình với cách trả thù của Tấm đối với Cám ở văn bản dân gian và cho rằng, cách kết thúc đó làm mất đi hình ảnh của một cô gái trong sáng, hiền lành. Tấm trở thành một cô gái tàn nhẫn, độc ác, thậm chí còn hơn cả mẹ con Cám. Một câu hỏi đặt ra: Phải chăng, khi người hiền tiêu diệt cái ác thì tự tay họ lại đang tạo ra một điều ác mới?
Theo kết quả khảo sát, cô Thu Hà cho biết, cách kết thúc được sửa lại trong sách giáo khoa văn 10 được hơn 70 % học sinh và giáo viên đồng tình và đánh giá là “nhẹ nhàng, không gây cảm giác man rợ về hành động trả thù của Tấm, đồng thời còn giúp người đọc có cái nhìn thiện cảm hơn về nhân vật Tấm”
Tuy nhiên, cái kết này liệu đã thực sự là cái kết nhân bản đúng theo tinh thần truyện cổ tích, khi Tấm vẫn là người ra tay sát hại người em cùng cha khác mẹ với mình?
Chị Kim Anh, một phụ huynh có con học lớp 6, Trường THCS Hà Nội-Amsterdam cho biết, chị không dám cho con đọc truyện Tấm Cám nếu văn bản chưa xóa bỏ hoàn toàn cái kết cũ. Theo chị, cái kết có giản lược đi như thế cũng không thể vớt vát được hình tượng Tấm.
Nhiều tuyển tập truyện cổ tích cũng in lại Tấm Cám như SGK văn 10 nhưng bé Thanh Mai, học sinh lớp 5 trường tiểu học Tân Mai (Hà Nội) vẫn nhận xét cô Tấm “vừa hiền vừa ác”. Trong nhận thức của bé, cô Tấm trả thù như thế là đúng.
Nhiều NXB đã trọn vẹn hình tượng Tấm bằng cách cắt bỏ hoàn toàn cái kết cũ, thay vào đó, mẹ con Cám chỉ còn bị trừng phạt “bỏ đi biệt xứ”.
Tuy nhiên, truyện Tấm Cám đã có đời sống riêng, tồn tại nhiều dị bản không thống nhất trong nhà trưởng, các tuyển tập, ấn phẩm của các NXB khác nhau. Nhiều giáo viên cho biết, rất khó có thể định hướng nhận thức của học sinh về tác phẩm này.
Ngay cả giáo viên, cũng có đến 1/4 trong khảo sát của cô Lê Thị Thu Hà đồng tình và cho là thích đáng với cách trả thù ở văn bản dân gian của Tấm. Hơn một nửa số học sinh nhận xét cô Tấm vừa hiền vừa ác.
Theo bạn, kết thúc truyện Tấm Cám của thời hiện đại nên viết lại như thế nào?
Đoạn kết của truyện cổ tích Tấm Cám trong SGK Ngữ văn 10 |
Sự trả thù của Tấm đã được giản lược đi mức độ dã man: Tấm không muối mắm Cám và gửi về cho dì ghẻ ăn nữa. Việc trả thù dừng lại ở việc Tấm lừa Cám dùng nước sôi dội lên người để làm đẹp. “Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu dội nước sôi vào hố. Cám chết. Mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết.”
Trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, trang 65-72 in truyện Tấm Cám, các nhà biên soạn sách đã rất mở và không gò học sinh vào một ý kiến nào. Câu hỏi “Anh/chị suy nghĩ gì về hành động trả thù của Tấm đối với Cám?” để học sinh được tự do bày tỏ chính kiến.
Phần ghi nhớ trong SGK cũng không dám đụng đến cái kết này, mà chỉ tập trung bàn sự biến hóa của Tấm, coi đó là “sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác. Đây là sức mạnh của thiện thắng ác.”
Con người Tấm được nhận xét: “từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình.”
Nhưng không phải vì thế, truyện cổ tích “Tấm Cám” chịu nằm yên với những ghi nhớ trong sách giáo khoa là đã đủ.
Cái kết nguyên vẹn ở văn bản dân gian (Tấm muối mắm Cám) trở thành truyền miệng trong dân gian và cái kết đã được các tác giả SGK sửa đổi vẫn còn mang tính tàn nhẫn luôn làm suy nghĩ các em dậy sóng với những đúng, sai, nên thế nào, vì sao lại hành xử như thế. Nhận xét tích cực về sự chuyển biến của cô Tấm như SGK liệu đã thỏa đáng?
Bình luận về cách trả thù của Tấm trong tinh thần thời đại mới đang hoàn toàn bỏ ngỏ.
Đổ vỡ hình tượng cô Tấm
Trong một khảo sát của cô Lê Thị Thu Hà, giảng viên Trường ĐH Quy Nhơn trên 185 giáo viên THPT và 1537 học sinh ở một số trường THPT miền Trung Tây Nguyên, đa số không đồng tình với cách trả thù của Tấm đối với Cám ở văn bản dân gian và cho rằng, cách kết thúc đó làm mất đi hình ảnh của một cô gái trong sáng, hiền lành. Tấm trở thành một cô gái tàn nhẫn, độc ác, thậm chí còn hơn cả mẹ con Cám. Một câu hỏi đặt ra: Phải chăng, khi người hiền tiêu diệt cái ác thì tự tay họ lại đang tạo ra một điều ác mới?
Theo kết quả khảo sát, cô Thu Hà cho biết, cách kết thúc được sửa lại trong sách giáo khoa văn 10 được hơn 70 % học sinh và giáo viên đồng tình và đánh giá là “nhẹ nhàng, không gây cảm giác man rợ về hành động trả thù của Tấm, đồng thời còn giúp người đọc có cái nhìn thiện cảm hơn về nhân vật Tấm”
Tuy nhiên, cái kết này liệu đã thực sự là cái kết nhân bản đúng theo tinh thần truyện cổ tích, khi Tấm vẫn là người ra tay sát hại người em cùng cha khác mẹ với mình?
Chị Kim Anh, một phụ huynh có con học lớp 6, Trường THCS Hà Nội-Amsterdam cho biết, chị không dám cho con đọc truyện Tấm Cám nếu văn bản chưa xóa bỏ hoàn toàn cái kết cũ. Theo chị, cái kết có giản lược đi như thế cũng không thể vớt vát được hình tượng Tấm.
Nhiều tuyển tập truyện cổ tích cũng in lại Tấm Cám như SGK văn 10 nhưng bé Thanh Mai, học sinh lớp 5 trường tiểu học Tân Mai (Hà Nội) vẫn nhận xét cô Tấm “vừa hiền vừa ác”. Trong nhận thức của bé, cô Tấm trả thù như thế là đúng.
Nhiều NXB đã trọn vẹn hình tượng Tấm bằng cách cắt bỏ hoàn toàn cái kết cũ, thay vào đó, mẹ con Cám chỉ còn bị trừng phạt “bỏ đi biệt xứ”.
Tuy nhiên, truyện Tấm Cám đã có đời sống riêng, tồn tại nhiều dị bản không thống nhất trong nhà trưởng, các tuyển tập, ấn phẩm của các NXB khác nhau. Nhiều giáo viên cho biết, rất khó có thể định hướng nhận thức của học sinh về tác phẩm này.
Ngay cả giáo viên, cũng có đến 1/4 trong khảo sát của cô Lê Thị Thu Hà đồng tình và cho là thích đáng với cách trả thù ở văn bản dân gian của Tấm. Hơn một nửa số học sinh nhận xét cô Tấm vừa hiền vừa ác.
Cô giáo Phạm Thị Ninh Thủy, Trường THPT Hùng Vương - Bình Định: “Hành
động diệt trừ cái ác đến tận cùng và làm cho mọi người nhận thức được:
không nên làm điều ác là đúng. Tuy nhiên, hành động đó lại là do phe
thiện, phe chính nghĩa làm thì sẽ phản tác dụng trong việc tôn vinh điều
thiện”. Em Nguyễn Thị Thu Trang, Trường THPT chuyên Hùng Vương - Gia Lai viết: “Truyện đã dạy em biết vượt lên hoàn cảnh, yêu cuộc sống và khát khao được sống, giá kết thúc truyện sẽ vẫn là một cô Tấm giàu lòng vị tha, tốt bụng thì Tấm Cám là một câu chuyện cổ hay nhất”. Nguyễn Võ Thanh Nhã, Trường THPT PleiKu đặt vấn đề: “Một cô Tấm hiền lành sao lại nỡ giết người, mà đó lại là người em cùng dòng máu”. Thái Việt Nguyên Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Bình Định xác định: “Truyện dân gian bao giờ cũng mang tính giáo dục cao, sao Tấm Cám lại đề cao tội ác?”. (Ý kiến của một số giáo viên và học sinh trong khảo sát của cô Lê Thị Thu Hà (Trường ĐH Quy Nhơn) |
Các nhà văn nói gì? |
- Nguyễn Hường
Theo bạn, kết thúc truyện Tấm Cám của thời hiện đại nên viết lại như thế nào?